4 Laser liệu pháp

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 89 - 90)

III. Các phương pháp vật lý hồi phục sức khoẻ VĐV.

1.4 Laser liệu pháp

Đặc tính ca laser liu pháp trong y hc:

Sau hơn 20 năm phát triển, Laser y học đã trở thành bộ môn khoa học và ứng dụng trong nền khoa học y học. Tia laser ứng dụng trong y học là những chùm hạt mà mỗi hạt có năng lượng 1 ev, trong lúc mỗi hạt của tia phóng xạ có năng lượng rất lớn từ 10.000 ev đến 1.000.000 ev (hay 1 Mev). Laser y học là những laser thuộc nhóm vật lý trị liệu dựa trên cơ sở

hiệu ứng kích thích sinh học. Thông dụng nhất trong nhóm này là laser He – Ne thuộc vùng ánh sáng đỏ (laser khí), laser hồng ngoại (laser bán dẫn). Laser này thường có tên Laser năng lượng thấp (vì năng lượng sử

dụng nằm trong vùng mW). Laser phẫu thuật là loại không có hiệu ứng tăng nhiệt độ. Laser phẫu thuật là loại laser quang đông hay dao mổ

laser. Công suất laser trong trường hợp này lên đến 100W và hiệu ứng nhiệt độ đóng vai trò chủ chốt, vì thế, còn có tên gọi là laser nhiệt. Những loại laser phẫu thuật thường gặp là laser CO2, laser Av, laser Nd – YAF… Các hiu ng sinh hc ca bc x Laser:

Laser xét về bản chất là ánh sáng và do đó mang theo năng lượng quang học. Khi chiếu laser vào cơ thể, năng lượng đó có thể được biến đổi thành nhiều dạng năng lượng khác nhau và từ đó sinh ra nhiều hiệu ứng khác nhau. Các con đường biến đổi năng lượng thường là: quang năng – hóa năng; quang năng – cơ năng; quang năng – nhiệt năng.

Hiệu ứng chủ yếu của laser He – Ne là laser hồng ngoại có hiệu ứng kích thích sinh học. Năng lượng của chùm tia laser được sử dụng để làm thay đổi chiều hướng trong cường độ của các phản ứng hóa sinh dẫn tới

điều hoà các chức năng sống chủ yếu của tế bào và cơ thể. Các biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là hô hấp tế bào, sinh tổng hợp pratein, phân chia tế bào.

Đối với laser CO2, laser Ar, laser NA – Yab quang năng đã được biến thành nhiệt năng trong cơ thể sống. Nếu nhiệt lượng ít, thời gian tác dụng lại dài, thì ta có hiệu ứng quang đông và laser được sử dụng như một mỏ

hàn. Nếu nhiệt độ nhiều, thời gian tác động ngắn, hiệu ứng sinh ra là hiệu

ứng bốc bay tổ chức (hay còn gọi là bay hơi tổ chức) và laser được sử

dụng như một lưỡi dao mổ.

Trong vật lý trị liệu laser được sử dụng như một phương pháp điều trị

ánh sáng với công suất nhỏ chiếu tại chỗ (laser mền), gần đây với đường dẫn sóng có thể chiếu laser vào các vùng hốc và nội tạng, laser châm cứu. Các máy laser ứng dụng trong vật lý trị liệu như: He – Ne (Heli – Neon), He – Cd (Heli – Cadmi), bán dẫn, N2 (nitơ) với công suất từ 1 – 2 mW đến 20 – 30mW tuỳ loại. Tác dụng chính là chống viêm, tái tạo tổ chức, chống xơ hóa… khi sử dụng laser cần chú ý bước sóng của nó trong phổ ánh sáng, liều độ (mW/cm2, khoảng cách và thời gian). He – Ne: 6328 A, Argon: 5145 A, CO2: 106.00 A, Neodim (Nd): 10.600 A, N2: 3371 A, He – Cd: 4416 A…

Điu tr bng Laser công sut thp:

Trong vật lý trị liệu, thông thường dùng Laser khí He – Ne, N2 và Laser bán dẫn với tác dụng chính là hiệu ứng sinh học tác động tại chỗ. Quy trình được tiến hành như sau:

+ Chuẩn bị máy và phương tiện:

- Sử dụng máy MULTILASER M396 do viện KHKT quân sự 2 sản xuất hoặc loại máy khác.

- Kiểm tra điện nguồn DC hoặc AC.

- Kiểm tra thử máy. + Tiến hành điều trị:

- Điều chỉnh máy để chiếu chùm tia trực tiếp thẳng góc với da.

- Chọn liều chiếu theo chỉđịnh.

- Thời gian và công suất điều trị theo chỉ định.

- Tránh và đề phòng tai biến.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 89 - 90)