3 Chấn thương hệ thần kinh + Chấn thương sọ não:

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 61 - 62)

V. Chấn thương thể thao thường gặp.

5. 3 Chấn thương hệ thần kinh + Chấn thương sọ não:

+ Chn thương s não:

Phần lớn các chấn thương sọ não trong thể thao đều gây nên tổn thương não bộ. Do va đập mạnh vào hộp sọ, chấn thương ở não với những mức độ khác nhau như chấn động não, dập não, chèn ép não do máu tụ… Bất kỳ dạng chấn thương sọ não nào ít nhiều cũng gây đến tổn thương cho não bộ như chảy máu não do đức các mao mạch trong não và gây rối loạn mạch dẫn đến thiếu máu não và hoại tử cục bộ cũng như rối loạn các phản ứng của tiểu não, thân não và vỏ bán cầu đại não hoặc huỷ

hoại các tế bào thần kinh trung ương.

Chấn thương sọ não chia làm hai loại:

- Chấn thương sọ não kín là chấn thương mà hộp sọ không bị rạn nứt hoặc vỡ, nếu xảy ra chỉ có thể rách da đầu và chảy máu. Trong chấn thương sọ não ở các môn thể thao, chấn thương sọ não kín là thường gặp nhất.

- Chấn thương sọ não hở là chấn thương khi hộp sọ bị rạn nứt hoặc vỡ, máu và dịch não chảy ra ngoài mũi, tai do bị rạn nứt ở vùng thái dương, chẩm và vùng trán.

Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của chấn thương sọ não sốc hoặc ngất, ngất có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Ngất càng kéo dài thì mức độ chấn thương não càng nặng. Khi tỉnh lại, nạn nhân cảm thấy đau và nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, suy nhược cơ thể, nói yếu và chậm chạp, có thể bị rối loạn tâm thần, nói mê sảng… do mất ý thức, hiện tượng này có thể dần dần sẽ mất đi nếu ở mức độ nhẹ, hồi phục kịp. Khi ở

mức độ nặng, nạn nhân bị hôn mê trong vài ngày và có thể tử vong. Trong dập não có thể vỡ hoặc đứt các mạch máu lớn, gây chảy máu, tạo thành các ổ tụ máu, chèn ép não làm nạn nhân nhức đầu, nôn mửa, choáng váng và ngất trở lại sau khi đã tỉnh. Ở mức độ này còn thấy các triệu chứng tổn thương não cục bộ dưới dạng tê liệt, co giật, rối loạn cảm giác ở nữa thân đối diện với khu vực tổn thương ở não.

Xử trí bước đầu: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa, đầu cao hơn thân, chườm lạnh trên trán và thái dương.

Nếu nạn nhân bị ngất, ngừng thở, ngừng tim cần nhanh chóng tiến hành phương pháp hà hơi, thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân (nới rộng quần áo nạn nhân) cho hít thở amoniac. Chuyển nạn nhân đến bệnh viên gấp để cấp cứu.

Trường hợp chấn thương sọ não nhẹ, VĐV choáng váng, ngất thoáng qua, đau đầu, không ói mửa… thì không nên cho nạn nhân tiếp tục tập luyện mà cần phải nghỉ ngơi, theo dõi và kiểm tra y học trước khi tập lại. + Chn thương ct sng:

Chấn thương cột sống ở vận động viên thường gặp nhất là các dạng: chấn động, tổn thương thực thể tuỷ sống, tuỷ sống bị chèn ép, chảy máu,

đứt hoàn toàn hay không hoàn toàn tuỷ sống và màng.

Trong trường hợp chấn động tuỷ sống ta không nhận thấy tổn thương về giải phẫu, có thể chỉ thấy xuất hiện chảy máu nhẹ và phù của mô. Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng bao gồm: Anh hưởng tạm thời

đến sự dẫn truyền xung thần kinh, cảm giác mệt mỏi của các cơ tứ chi,

đôi khi có sự rối loạn cảm giác và chức năng của các cơ quan vùng chậu. Các triệu chứng này xuất hiện ngay sau chấn thương và giảm dần, mất hẳn sau 1 – 3 tuần.

Trong trường hợp chấn thương thực thể tuỷ sống sẽ xuất hiện chảy máu, phù nề và nhũn từng phần cục bộ mô thần kinh dẫn tới giảm sút chức năng nghiêm trọng. Sự phá vỡ khả năng dẫn truyền xung động thần kinh xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương và kéo dài rất lâu. Triệu chứng lúc đầu Như liệt các cơ quan dưới vùng tổn thương, mất cảm giác, bí tiểu và đại tiện. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà khả năng hồi phục cũng khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến tê liệt suốt đời.

Chèn ép tuỷ sống có thể xuất hiện do sự chèn ép của các đốt sống trong trường hợp bị gãy hay trường hợp tụ huyết dưới màng tuỷ sống do mạch máu bị đứt. Chèn ép tuỷ sống tăng lên cùng với sự tăng tụ huyết sẽ

gây rối loạn cảm giác và điều tiết khả năng hoạt động của các cơ quan chịu sự chi phối của thần kinh tuỷ sống nằm dưới khu vực bị tổn thương. Chèn ép tuỷ sống kéo dài dẫn đến những tiên lượng xấu không có thể hồi phục được.

Trong trường hợp gãy đốt sống kín và lệch khớp thường gây nên đứt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tuỷ sống, dẫn tới sự phá huỷ hoàn toàn khả năng dẫn truyền, gây liệt hai chi trên hoặc hai chi dưới, có thể liệt cả

4 chi. Ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện cảm giác mệt mỏi chi, sau đó tăng dần đến 3 – 4 tuần xuất hiện liệt cứng. Mất cảm giác, đại tiện và tiểu mất tự chủ, nhanh chóng xuất hiện phù nề, lở loét và co cứng các chi.

Sơ cứu ban đầu: Luôn để nạn nhân ở tư thế nằm để tránh tổn thương phần tổn thương ở cột sống, đưa nạn nhân bằng cáng cứng và chuyển đến ngay bệnh viện để xử trí.

Giãn thần kinh ngoại biên có thể gặp trong các môn thể dục nhào lộn, đền kinh…Thường xảy ra là thần kinh toạ . Khi thần kinh bị kéo giãn thường xuất hiện cảm giác đau nhói, sau đó đau giảm dần và giữ lại rất lâu, có thể xuất hiện rối loạn cảm giác, giảm lực cơ tại khu vực mà thần kinh đó điều tiết chức năng.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)