Đặc điểm chung của chấn thương thể thao.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 54)

Chấn thương là sự tổn thương các tổ chức cơ quan của cơ thể do tác

động ngoại lực như các tác nhân cơ học, lý học hay hoá học…gây nên làm rối loạn hoặc mất đi chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức đó. Nguyên nhân xuất hiện chấn thương do nhiều nguyên nhân như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông và do tập luyện - thi đấu thể thao. Vì vậy, trong tập luyện và thi đấu thể thao cần phải có những biện pháp và phòng ngừa gây nên chấn thương, để đạt được hiệu quả trong tập luyện, mỗi huấn luyện viên, giáo viên cần phải hiểu và nắm vững đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện gây ra chấn thương thể thao.

Tuy nhiên, trong tập luyện và thi đấu thể thao, chấn thương xảy ra phụ thuộc vào từng môn thể thao khác nhau, trong thi đấu chấn thương nhiều hơn trong tập luyện. Ngoài ra chấn thương còn phụ thuộc vào trình

độ tập luyện của vận động viên.

Chấn thương thể thao có thể chia thành chấn thương hở hay chấn thương kín phụ thuộc vào sự phá vỡ tiểu mô. Dựa vào mức độ nặng - nhẹ

các chấn thương có thể gặp là chấn thương nhẹ, trung bình và nặng.

- Chấn thương mức độ nhẹ là chấn thương không gây ảnh hưởng nhiều đến năng lực vận động của vận động viên và giảm sút chức năng sinh lý cơ thể.

- Chấn thương mức độ trung bình là chấn thương có những biến đổi về chức năng sinh lý cơ thể và giảm năng lực vận động của vận

động viên.

- Chấn thương nặng là chấn thương có những biến đổi lớn về chức năng, sinh lý của cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng vận động của vận động viên, cần phải nghỉ ngơi đểđiều trị và hồi phục.

Trong tập luyện và thi đấu thể thao, loại chấn thương thường xảy ra là chấn thương kín: bầm tụ máu, dãn dây chằng, đứt cơ và dây chằng… trong đó bầm tụ máu chiếm 50%, phần lớn là chấn thương hệ khớp, khớp gối chiếm 30%. Chấn thương hở thường ít xảy ra, hầu hết là các vết xây sát. Trong chấn thương thể thao, chấn thương mức độ nhẹ chiếm 90%; mức độ trung bình khoảng 9% và mức độ nặng khoảng 1%.

Sự hồi phục chức năng vận động không hoàn toàn và trở thành tàn phế trong các trường hợp bị chấn thương chiếm 3 – 5%.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)