2. Dịch tễ và nguyên nhân
2.5. Nội dung chương trình NKHHCT tại Việt Nam
Để phòng và giảm tỷ lệ tử vong do NKHHCT, cần thực hiện 4 nội dung:
2.5.1.Nâng cao chất lượng của y tế cơ sở trong chẩn đoán và điều trị NKHHCT (chủ yếu là viêm phổi).
- Làm tăng số trẻ được thăm khám.
- Nâng cao khả năng của cán bộ trong chẩn đoán và điều trị NKHHCT. - Cung cấp đủ thuốc điều trị NKHHCT.
- Cung cấp đủ phương tiện cần thiết để chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
2.5.2.Giáo dục bà mẹ các kiến thức cơ bản về phòng bệnh, phát hiện và xử trí NKHHCT
- Kiến thức về chăm sóc con khỏe.
- Biết lúc nào cần đem con đến cơ sở y tế. - Biết lợi ích của việc tiêm phòng.
- Biết lợi ích của sữa mẹ. - Biết tác hại của khói, bụi.
2.5.3.Tổ chức tốt việc tiêm phòng 6 bệnh cho trẻ em (xem bài tiêm chủng mở rộng) 2.5.4.Nâng cao dinh dưỡng, tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ NKHHCT.
3. Đánh giá, phân loại và xử trí NKHHCT:
NKHHCT có thể có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau bao gồm : Ho, khó thở, đau họng, chảy mũi nước, đau tai, chảy mủ tai và sốt. Sốt là triệu chứng phổ biến trong NKHHCT. May mắn là đa số các trẻ em bị NKHHCT nhẹ như cảm lạnh, hoặc viêm phế quản. Những trẻ như vậy không bị ốm nặng và có thể được gia đình chữa ở nhà mà không cần dùng kháng sinh. Tuy vậy một ít trẻ bị viêm phổi nếu không được dùng kháng sinh sẽ có thể chết vì thiếu oxy hoặc do nhiễm khuẩn huyết. Khoảng 1/4 trẻ <5 tuổi chết ở các nước đang phát triển là do viêm phổi .
Như vậy điều trị trẻ bị viêm phổi sẽ có thể làm giảm rất nhiều số tử vong ở trẻ em. Để được như vậy người cán bộ y tế phải có khả năng thực hiện một nhiệm vụ khó khăn là xác định được một số ít trẻ bị ốm rất nặng trong số trẻ bị NKHHCT mà hầu hết là nhẹ.
3.1. Đánh giá
Đánh giá là tìm các thông tin về bệnh của đứa trẻ bằng cách hỏi người mẹû, nhìn và nghe.
3.1.1. Hỏi
- Trẻ bao nhiêu tuổi ?
- Trẻ có ho không ? Ho từ bao lâu rồi ?
- Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi : hỏi trẻ có uống nước được không ? - Đối với trẻ < 2tháng tuổi : hỏi trẻ có bú kém không ?
- Trẻ có sốt không ? Sốt từ bao giờ ? - Trẻ có co giật không ?
3.1.2.Nhìn, nghe
- Đếm số lần thở trong một phút . - Tìm dấu rút lõm lồng ngực .
- Tìm và nghe tiếng thở rít .
- Tìm và nghe tiếng thở sò sè,có bị tái phát không?(Đã bị nhiều lần trước đây không?) - Nhìn xem trẻ ngủ không bình thường không ? Có li bì khó đánh thức không ? - Sờ xem trẻ có sốt nóng hay thân nhiệt thấp không ? ( đo nhiệt độ ).
- Trẻ có suy dinh dưỡng nặng không ?
Điều quan trọng là phải giữ đứa trẻ thật yên tĩnh, vì khi đứa trẻ khóc hoặc giãy dụa có thể xuất hiện những dấu hiệu dễ lẫn với các dấu hiệu của bệnh . Trước khi bắt đầu khám cần yêu cầu bà mẹ :
+ Không đánh thức trẻ dậy nếu trẻ đang ngủ . + Không cởi quần áo hoặc làm trẻ sợ hãi.
3.1.3.Một số khái niệm
- Thế nào là không uống được? Không uống được là trẻ không uống được tí nào hoặc nôn liên tiếp không giữ lại được tí thức ăn nào trong dạ dày .
- Thế nào là bú kém ? Bú kém là trẻ bú ít đi chỉ bằng một nửa lượng sữa thường ngày. Bà mẹ có thể đánh giá thay đổi lượng sữa bú dựa vào thời gian trẻ bú.
- Đặc biệt quan trọng là phải đếm tần số thở khi trẻ nằm yên và phải đếm trong 60 giây. Khi đếm có thể nhìn vào bụng hay ngực trẻ. Nếu không nhìn rõ, yêu cầu bà mẹ vén áo trẻ lên. Nếu đứa trẻ bắt đầu kêu khóc hoặc giãy dụa, để bà mẹ dỗ trẻ yên tĩnh lại trước khi đếm. Trẻ thở nhanh khi : Tuổi Tần số thở < 2 tháng 2 tháng - 12 tháng 12 tháng- 5 tuổi ≥60lần / phút. ≥50 lần / phút ≥40 lần / phút. - Dấu rút lõm lồng ngực
Dấu rút lõm lồng ngực là dấu thấy được ở thì hít vào, là phần dưới lồng ngực lõm vào khi hít vào. Dấu rút lõm lồng ngực xảy ra khi phải gắng sức để hít vào.Cần đặc biệt chú ý khi tìm dấu rút lõm ở trẻ nhỏ <2 tháng tuổi . Bình thường ở trẻ này cũng có dấu rút lõm lồng ngực nhẹ vì xương thành ngực mềm, mỏng. Do đó ở lứa tuổi này gọi là có dấu rút lõm khi dấu này sâu và dễ thấy . Dấu rút lõm lồng ngực chỉ có ý nghĩa khi nhìn thấy liên tục và rõ ràng, nếu chỉ thấy lúc trẻ đang khóc hoặc đang bú thì không phải có dấu rút lõm.
- Tiếng thở rít
Tiếng thở rít là một tiếng thở thô ráp tạo ra khi trẻ hít vào. Muốn nghe rõ tiếng này phải để sát tai vào miệng của bệnh nhân . Thở rít xảy ra khi có hẹp thanh quản, khí quản hoặc nắp thanh quản làm cản trở không khí vào phổi. Thông thường một trẻ không ốm nặng sẽ chỉ thở rít khi kêu khóc hoặc giãy dụa,cho nên phải nghe tiếng thở rít khi trẻ nằm yên.
- Tiếng sò sè
Tiếng sò sè là một tiếng êm dịu như tiếng nhạc nghe được ở thì thở ra .Muốn nghe rõ tiếng này cũng phải để sát tai vào miệng bệnh nhân. Thở sò sè xảy ra khi hẹp đường dẫn khí ở phổi, thì thở ra sẽ kéo dài hơn bình thường và đòi hỏi trẻ phải cố gắng thở. Một trẻ được gọi là “ thở sò sè tái diễn “ phải có hơnmột đợt bị sò sè trong vòng 12 tháng.
- Ngủ li bì khó đánh thức
Gọi là sốt khi nhiệt độ ≥ 38 độ C (nhiệt độ hậu môn), hạ thân nhiệt khi nhiệt độ <35,50 C, lúc đó sờ hố nách và bắp chân lạnh.
- Suy dinh dưỡng nặng
+ SDD teo đét nặng( marasmus ): mỡ và cơ bị teo nặng đến nỗi đứa trẻ chỉ còn da bọc xương . + Kwashiorkor : phù toàn thân , tóc mảnh và thưa .