Cận lâm sàng: Giống ở hen người lớn.

Một phần của tài liệu Nhi khoa cơ sở 02 (Trang 102 - 103)

- Theo chương trình NKHHCT và IMCI( 2000) có thể dùng Amoxicilline và Bactrim và Penicilline.

6. Cận lâm sàng: Giống ở hen người lớn.

6.1. Bạch cầu đa nhân ái toan trong máu: tăng > 300 con / mm3 gợi ý một bệnh hen dị ứng. 6.2. Đo lưu lượng đỉnh (LLĐ) bằng máy đo lưu lượng đỉnh (Peak Flow Meter): rất có ích 6.2. Đo lưu lượng đỉnh (LLĐ) bằng máy đo lưu lượng đỉnh (Peak Flow Meter): rất có ích để đánh giá mức độ tắc nghẽn khí đạo, phát hiện những trường hợp hen ẩn không triệu chứng. Chỉ áp dụng được cho trẻ từ 7 tuổi trở lên vì cần có sự hợp tác của bệnh nhi. Thường đo LLĐ trước và sau điều trị với thuốc kích thích beta2.

6.3. Đánh giá chức năng hô hấp và sự tắc nghẽn khí đạo bằng phế dung kế (FEV1, chỉ số Tiffeneau v.v...): Ít dùng vì dụng cụ đo đắt tiền và khó áp dụng ở trẻ em. Tiffeneau v.v...): Ít dùng vì dụng cụ đo đắt tiền và khó áp dụng ở trẻ em.

6.3. Những xét nghiệm miễn dịch học: Rất hữu ích nhưng thường tốn kém: Test da (Prick test); Định lượng IgE toàn phần, IgE đặc hiệu; test gây hen thử với DƯN nghi ngờ. test); Định lượng IgE toàn phần, IgE đặc hiệu; test gây hen thử với DƯN nghi ngờ.

7. Chẩn đóan

7.1. Chẩn đoán hen: Xem như hen nếu có bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào trong các dấu hiệu/triệu chứng sau: hiệu/triệu chứng sau:

7.1.1. Sò sè: Tiếng sò sè có âm sắc cao trong kỳ thở ra.

7.1.2. Tiền sử có 1 trong các triệu chứng sau: (1) Ho, nặng về đêm (2) Sò sè tái diễn ( 2 lần) (3) Khó thở tái diễn ( 2 lần) (4) Cảm giác thắt ngực tái diễn.

7.1.3. Các triệu chứng xảy ra hoặc nặng lên về đêm, đánh thức bệnh nhi

7.1.4. Các triệu chứng xảy ra hoặc nặng lên khi có: Lao tác; nhiễm virus; lông súc vật; loài ve trong bụi nhà; khói thuốc hoặc khói bếp; phấn hoa; thay đổi nhiệt độ môi trường; xúc cảm mạnh (khóc hay cười nhiều); các hoá chất bay hơi; thuốc (aspirin, chẹn beta)

7.1.5. Tắc nghẽn khí đạo có tính hồi quy hay dao động, thể hiện qua một trong các biểu hiện sau: (1) LLĐ tăng 15% sau khi hít thuốc kích thích beta 2 tác dụng nhanh hoặc (2) LLĐ dao động 20% giữa 2 lần đo (sáng lúc thức dậy và 12 giờ sau) ở những người có dùng thuốc giãn phế quản và dao động 10% ở những người không dùng thuốc giãn phế quản (3) LLĐ giảm 15% sau 6 phút chạy hoặc lao tác. (Theo tiêu chuẩn GINA 2000)

7.2.Hen dị ứng

7.2.1. Biểu hiện gợi ý: Tiền sử hen và dị ứng (mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn) của gia đình và bản thân; cơn hen có liên quan đến sự tiếp xúc với một hoặc nhiều dị ứng nguyên; cơn xuất hiện đột ngột và đáp ứng nhanh với thuốc giãn phế quản; bạch cầu đa nhân ái toan tăng.

7.2.2. Chẩn đóan xác định: Tăng IgE đặc hiệu, test lẫy da dương tính, test gây hen thử với dị ứng nguyên nghi ngờ dương tính.

7.3. Hen không dị ứng

7.3.1. Biểu hiện gợi ý: Không có tiền sữ hen và dị ứng của bản thân và gia đình; Cơn hen xuất hiện từ từ và liên quan đến nhiễm virus đường hô hấp hay các kích thích không đặc hiệu, trào ngược dạ dày thực quản v.v..; Cơn hen không nặng nề nhưng kéo dài và đáp ứng không triệt để với thuốc giãn phế quản.

7.3.2. Chẩn đóan xác định: Hen liên quan đến nhiễm virus đường hô hấp được xác định khi đã loại trừ hen dị ứng và các nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày thực quản. Hen do trào ngược dạ dày thực quản được xác định khi xác định được bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và điều trị thử bệnh lý này thì hen giảm.

Một phần của tài liệu Nhi khoa cơ sở 02 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)