Phòng bệnh và CSSKBĐ

Một phần của tài liệu Nhi khoa cơ sở 02 (Trang 106 - 111)

- Bậc 4: Hen kéo dài nặng (Severe persistent)

11. Phòng bệnh và CSSKBĐ

Đối với những trẻ có tiền sử hen cần:

(1). Tránh tiếp xúc với các yếu tố nghi ngờ gây hen trong môi trường. (2). Giáo dục bà mẹ cách phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ vì phần lớn hen trẻ em có liên quan đến NKHHCT.(3). Vào mùa lạnh cần cho trẻ sinh hoạt nơi ấm áp, giữ ấm khi ra ngoài .(4). Không để trẻ chơi đùa quá sức.(5). Hướng dẫn cho gia đình sử dụng máy đo LLĐ(đối với trẻ trên 7 tuổi) để tự đánh giá mức độ nặng và quyết định hướng xử trí mỗi khi lên cơn hen. (5). Trẻ bị hen mãn cần được thầy thuốc chuyên khoa theo dõi và xử trí đúng theo phác đồ điều trị duy trì hen mãn.

HEN TRẺ EM CÂU HỎI KIỂM TRA CÂU HỎI KIỂM TRA

1. Yếu tố nguy cơ làm dễ bị tử vong trong bệnh hen trẻ em gồm: A. Không đánh giá đúng mức độ nặng của hen

B. Mẹ hút thuốc lá (hơn ½ gói mỗi ngày)

C. Thường bị phơi nhiễm với dị ứng nguyên và nhiễm khuẩn hô hấp ở thời kỳ thơ ấu. D. Sự nghèo khó

E. Tất cả đều đúng

2. Yếu tố nguy cơ dễ mắc hen gồm, ngoại trừ: A. Sự nghèo khó,

B. Tuổi mẹ dưới 20 khi sinh trẻ C. Không tuân thủ điều trị

D. Mẹ hút thuốc lá (hơn ½ gói mỗi ngày) E. Cân nặng lúc sinh <2500gr

A. 0-7 % B. 7-30% B. 7-30% C. 0-30% D. 30-35% E. Tất cả đều sai 4. Cung phản xạ trục là:

A. Cung phản xạ có nhánh hướng tâm đi đến các cơ trơn B. Cung phản xạ có thụ thể nằm ở phế nang.

C. Cung phản xạ có trung tâm là các hạch phó giao cảm tại não D. Cung phản xạ của hệ phó giao cảm tại nhu mô phổi

E. Tất cả đều đúng

5. Dị ứng nguyên quan trọng nhất trong môi trường là: A. Lông chó, mèo.

B. Bụi nhà C. Nấm mốc D. Phấn hoa E. Gián

6. Thành phần gây dị ứng quan trọng nhất trong bụi nhà là: A. Nấm mốc.

B. Mạt bụi (acariens) C. Lông chó, mèo D. Xác gián bị phân huỷ E. Tất cả đều đúng 7. Hen dị ứng là loại hen:

A. Xảy ra trên các trẻ có cơ địa dị ứng

B. Thường có tiền sử gia đình hen hoặc dị ứng C. Có test da dương tính với mọi dị ứng nguyên D. Câu A và B đúng

E. Tất cả các câu trên đều đúng

8. Thành phần gây dị ứng chủ yếu của mạt bụi là: A. Nước bọt

B. Phân C. Độc tố

D. Xác phân hủy E. Tất cả đều đúng

9. Loại virus hợp bào hô hấp có thể gây hen thông qua cơ chế: A. Ức chế hệ trực giao cảm

B. Gây nên đáp ứng tăng IgE đặc hiệu đối với nó C. Làm mất quân bình hệ thần kinh thực vật D. Phản ứng gây độc tế bào

E. Tất cả đều đúng

10. Một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp rất khó chẩn đoán phân biệt với hen trẻ em là : A. Lao sơ nhiễm có hạch chèn phế quản.

B. Viêm phế quản cấp. C. Giãn phế quản

D. Viêm tiểu phế quản cấp E. Viêm thanh quản cấp.

11. Dấu hiệu gợi ý hen do trào ngược dạ dày thực quản gồm, ngoại trừ: A. Điều trị hen thông thường không giải quyết được một cách dứt khoát B. Trẻ chậm lên cân

C. Hay nôn trớ

D. Trẻ hay bị ho và sò sè tái diễn E. Đáp ứng tốt với theophylline

12. Biểu hiện nào sau đây không gợi ý hen dị ứng :

A. Có tiền sử hen hoặc dị ứng của bản thân và gia đình

B. Cơn hen có liên quan với sự tiếp xúc với một hoặc nhiều dị ứng nguyên C. Thường đáp ứng nhanh và toàn diện với các thuốc dãn phế quản

D. Cơn xuất hiện từ từ và thường kéo dài E. Xuất hiện ở lứa tuổi lớn

13. Trong bệnh hen, sự tăng bạch cầu đa nhân ái toan có ý nghĩa khi số lượng : A. > 200 bc/mm3

B. > 300 bc/mm3 C. > 400 bc/mm3 D. > 500 bc/mm3 E. > 600 bc/mm3

14. Những thành tựu mới giúp kiểm soát tốt hơn bệnh hen dị ứng là: A. Sự ra đời của các thuốc ức chế phóng hạt và kháng leucotriens B. Các thuốc điều trị hen được đưa vào cơ thể chủ yếu bằng đường hít

C. Corticoid dùng theo đường hít nhằm kiểm soát tình trạng viêm mãn do dị ứng trong hen

D. Các câu trên đều đúng E. Câu B và C đúng

15. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất khi điều trị hen bằng các dạng thuốc MDI, cần: A. Cho trẻ hít đồng bộ với lúc xịt thuốc

B. Cần đảm bảo đúng liều lượng quy định C. Phải dùng kèm bầu hít

D. Súc miệng sau mỗi lần dùng thuốc E. Tất cả đều đúng

16. Phương cách phù hợp nhất để hạn chế sự phát triển của loài mạt bụi acariens trong điều kiện của chúng ta là:

A. Phun thuốc diệt acariens B. Gắn máy điều hoà C. Gắn máy hút ẩm

D. Phòng ngủ của trẻ càng ít đồ đạc càng tốt E. Tất cả đều đúng

17. Tiêu chuẩn để phân loại hen được kiểm soát tốt gồm, ngoại trừ: A. Triệu chứng ban ngày > 2 lần/tuần

B. Không hạn chế hoạt động C. Không có triệu chứng về đêm

D. Nhu cầu về thuốc làm dịu cơn ≤ 2lần /tuần E. Chức năng phổi bình thường

18. Trong điều trị hen, thuốc chủ yếu giúp kiểm soát hen về lâu về dài và duy trì được chức năng phổi bình thường một cách an toàn là:

A. Kháng histamin đặc hiệu H1 (Ketotifen) B. Thuốc chủ vận beta 2 tác dụng nhanh C. Corticoid uống

D. Corticoid hít E. Tất cả đều đúng

19. Trong điều trị hen, fluticasone (Flixotide) là loại corticoid hít có những đặc điểm sau: A. Có thể điều trị với liệu trình ngắn hơn

B. Ít gây các tác dụng phụ tại chỗ

C. Đạt nồng độ hoạt tính trong huyết tương cao nhất D. Có tác dụng kháng viêm mạnh nhất hiện nay E. Tất cả đều đúng

20. Mục đích của điều trị hen gồm, ngoại trừ: A. Tránh phải nhập viện

B. Kiểm soát triệu chứng C. Chữa lành bệnh hen D. Không bị rối loạn giấc ngủ

E. Hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị

21. Để việc sử dụng thuốc khí dung với bình xịt định liều (MDI) có hiệu quả cần thực hiện các việc sau, ngoại trừ:

A. Lắc đều bình thuốc trước khi hít

B. Kiểm tra xem bình còn thuốc hay không C. Giữ bình trong tư thế thẳng đứng

D. Ngậm chặt vòi bình xịt để hạn chế thuốc thất thoát E. Dùng kèm bầu hít

22. Thuốc giãn phế quản ở dạng bình xịt định liều bị chống chỉ định trong trường hợp: A. Hen cấp nặng

B. Hen cấp trung bình C. Hen cấp nhẹ

D. Hen mãn kiểm soát một phần E. Hen mãn chưa kiểm soát

23. Tiêu chuẩn cơn hen cấp nhẹ gồm, ngoại trừ:

A. Trị số lưu lượng đỉnh đạt >80% trị số chuẩn sau khi dùng thuốc giãn phế quản lần đầu

B. Tần số thở tăng nhẹ C. Nói từng cụm từ

D. Không sử dụng cơ hô hấp phụ E. Tần số mạch <100 lần/phút

24. Dạng corticoide tiêm tĩnh mạch phù hợp nhất trong điều trị cơn hen cấp nặng là: A. Hydrocortisone

B. Methylprednisone C. Dexamethasone D. Prednisolone E. Câu A và B đúng

25. Hiện nay, theophylline được chỉ định trong trường hợp: A. Hen cấp nặng

B. Hen cấp nhẹ và vừa nhưng không thể cắt cơn bằng các thuốc chủ vận beta2 C. Hen do trào ngược dạ dày thực quản

D. Tất cả đều đúng E. Câu A và B đúng

ĐÁP ÁN

1A 2C 3C 4D 5B 6B 7D 8B 9B 10D 11A 12D 13B 14E 15C 16D 17A 18D 19D 20C 11A 12D 13B 14E 15C 16D 17A 18D 19D 20C 21D 22A 23C 24E 25E

Tài liệu tham khảo

1. Asthma; Behrman: Nelson Textbook of Pediatrics , 16th edition (2000)

2. Chou KJ, Cunningham SJ, Crain EF, (1998), “Metered-dose inhalers with spacers vs nebulizers for pediatric asthma” Arch Pediatr Adolesc Med 149:201

3. Connett GJ, Warde C, Wooler E, et al, (1998), “Prednisolone and salbutamol in the hospital treatment of acute asthma”, Arch Dis Child 70:170

4. Duff AL, Pomeranz ES, Gelber LE, et al, (1997), “Risk factors for acute wheezing in infants and children: Viruses, passive smoke, and IgE antibodies to inhalant allergen”,

Pediatrics 92:535

5. Nelson HS, Bensch G, Pleskow WW, et al, (1998), “Improved bronchodilation with levalbuterol compared with racemic albuterol in patients with asthma”. J Allergy Clin Immunol 102:943

Một phần của tài liệu Nhi khoa cơ sở 02 (Trang 106 - 111)