10.3.TỔN THƯƠNG THOÁI HOÁ CỘT SỐNG 10.3.1 Thoát vị đĩa đệm.

Một phần của tài liệu Bài giảng phần điện quang thần kinh (Trang 76 - 77)

IX. HỐ YÊN VÀ VÙNG CẠNH HỐ YÊN Mục tiêu: nắm được một số bệnh lý hố yên và vùng cạnh hố yên

10.3.TỔN THƯƠNG THOÁI HOÁ CỘT SỐNG 10.3.1 Thoát vị đĩa đệm.

Đại cương: các loại thoát vị -Thoát vị đĩa đệm ra sau

>Lồi đĩa đệm: Thoát vị còn dính vào đĩa đệm, kích thước thoát vị luôn nhỏ hơn khoảng cách hai điểm của chân thoát vị trên cùng mặt phẳng

Kích thước thoát vị luôn lớn hơn hai điểm chân thoát vị; thoát vị di chú (migration) khối thoát vị tách khỏi đĩa đệm

-Thoát vị đĩa đệm ra trước: đẩy dây chằng dọc trước, có thể giống mỏ xương

-Hạt Schmorl: nhân đĩa dệm thoát vị vào thân đốt, thường người trẻ, bị 1-2 khe khớp, nếu tổn thương > 3 thân gọi bệnh Scheuerman.

Hình ảnh thoát vị ra sau:

-Xquang không chuẩn bị: không chẩn đoán được, phát hiện thoái hoá cột sống, khe khớp hẹp.

-Cắt lớp vi tính:

> Khối tỷ trọng tổ chức mềm lồi vào ống tuỷ

>Cắt lớp vi tính myelo: thấy rõ các rễ thần kinh và dấu hiệu chèn ép rễ -Cộng hưởng từ:

>Kỹ thuật: Dọc T1W và T2W Cắt ngang T1 và có thể cả T2, cắt ngang có thể theo mặt phẳng đĩa đệm

>Khối thoát vị đồng tín hiệu T1, tăng hay đồng tín hiệu T2 (so với đĩa có thoátvị) >Thoát vị lồi ra như hình "thuốc đánh răng", nó có thể dính vào đĩa đệm hay di chuyển không dính vào đĩa đệm

>Dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt thoát vị đẩy và lồi đĩa đệm là khối thoát vị hình nấm( chân hẹp)

-Vị trí khối thoát vị:

>Thoát vị gần tâm (thường gặp) >Thoát vị sau bên

>Thoát vị trung tâm( ít gặp vì dây chằng chắc vùng này) >Thoát vị ngoài lỗ tiếp hợp, trong lỗ tiếp hợp

-Tiêm thuốc:

>Chẩn đoán phân biệt xơ sau mổ và thoát vị tái phát >Giúp chẩn đoán mảnh thoát vị

> Chẩn đoán viêm rễ thần kinh thứ phát sau thoát vị. -Thoái hoá đĩa đệm thứ phát:

>Thoái hoá đĩa đệm T2 giảm tín hiệu

>Các mỏ xương, phì đại các mặt khớp mấu sống gây hẹp lỗ tiếp hợp

>Phì đại dây chằng vàng

Một phần của tài liệu Bài giảng phần điện quang thần kinh (Trang 76 - 77)