Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong tổ chức hoạt động học tập của học viên nhằm phát triển các phẩm chất ý chí

Một phần của tài liệu Phát triển các phẩm chất ý chí cho học viên tạo giáo viên cấp quân đọi ở Học viện Chính trị quân sự (Trang 60 - 64)

chức hoạt động học tập của học viên nhằm phát triển các phẩm chất ý chí cho họ

ý chí của học viên đợc rèn luyện có kết quả trong hoạt động học tập kết hợp với giáo dục chính trị, đạo đức. Tổ chức hoạt động học tập nhằm rèn luyện phát triển các phẩm chất ý chí cho học viên sẽ đạt kết quả tốt nếu đảm bảo đợc những điều kiện tâm lý sau đây:

- Các khó khăn không ngừng tăng dần và phức tạp dần cho tới giới hạn khả năng cá nhân của học viên.

- Các khó khăn phải vừa sức, với mức yêu cầu cao nhất.

- Tính chất của các khó khăn phải đa dạng và nhiều mặt: khó khăn về mặt trí óc, thể lực, đạo đức, trong học tập, trong công tác.

- Các khó khăn phải có tác động liên tục và lâu dài đến cá nhân.

Nỗ lực ý chí có thể duy trì đợc nhờ ảnh hởng của những khó khăn tăng dần lên. Trong trờng hợp khi những khó khăn này đạt tới mức giới hạn nhng vẫn vợt qua đợc, thì nỗ lực ý chí sẽ kèm theo những cảm xúc tích cực, khó khăn vừa sức sẽ đem lại kết quả tốt trong hoạt động. Và kết quả sẽ khêu gợi ở học viên niềm tin vào bản thân mình, vào sức mình, sẽ gây ra những cảm xúc lành mạnh, sự phấn khởi, tinh thần, thái độ tốt đối với hoạt động học tập của bản thân, đối với tập thể. Tất cả những cái đó xét về mặt tâm lý sẽ động viên cá nhân vợt qua những khó khăn mới và hiến dâng tất cả trí tuệ và sức lực của mình cho sự nghiệp chung.

Sự chuyển biến từ nỗ lực ý chí sang trạng thái căng thẳng ý chí lâu dài không phải là một hành động ý chí giản đơn, một sự “bột phát” hay thậm chí một “con số cộng” những bài tập xây dựng một cách giả tạo bịa đặt. Đó là kết quả của những luyện tập lâu dài, thờng xuyên lặp đi lặp lại trong việc khắc phục những khó khăn muôn hình, muôn vẻ. Hoạt động học tập của học viên đào tạo giáo viên cấp phân đội hơn bất cứ hoạt động nào khác, cho phép khai thác đợc đầy đủ mọi mặt đa dạng của khó khăn. Điều quan trọng là phải biết vận dụng khéo léo các khó khăn, biết hệ thống hoá các khó khăn và hớng vào mục đích rõ ràng. ý chí đợc củng cố, tôi luyện trong hoạt động tích cực hàng ngày, trong việc khắc phục những khó khăn lớn hay nhỏ, trong việc giành thắng lợi lớn hay nhỏ, có hệ thống đối với bản thân mình. Chính trong hệ thống những thắng lợi ấy sẽ tích lũy đợc kinh nghiệm hành vi ý chí, sẽ xây dựng và tôi luyện các phẩm chất ý chí của học viên.

Đó chính là cơ chế tâm lý của sự chuyển từ những nỗ lực ý chí riêng biệt thành phẩm chất ý chí của cá nhân. Việc tổ chức hoạt động học tập của học viên

phải hớng vào thực hiện cơ chế đó, ở đây vai trò của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là hết sức to lớn.

Trong dạy học, giáo viên chính là ngời chỉ đạo, điều khiển và tổ chức hoạt động học tập của học viên. Đồng thời có trách nhiệm truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học viên trên cơ sở bảo đảm tính xúc cảm, sự hấp dẫn, lôi cuốn của nội dung, phơng pháp dạy học. Bằng chính trình độ, kiến thức, năng lực giảng dạy, tấm gơng sáng về phẩm chất đạo đức và lối sống của mình giúp cho học viên nắm đợc chân lý. Đồng thời với t cách là nhà giáo dục, ngời giáo viên tác động vào tâm t, tình cảm, hình thành nên các phẩm chất chính trị, t t- ởng, đạo đức, tác phong và lối sống; phát triển toàn diện nhân cách ngời học viên. Sự tác động của ngời giáo viên đến học viên là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, không chỉ bằng trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà cả bằng kinh nghiệm s phạm, phong cách, tác phong s phạm. Mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của ngời giáo viên đều ít nhiều tác động, ảnh hởng đến học viên. Sự tác động, ảnh hởng có thể là tốt, khiến cho học viên yên tâm tin tởng và từ đó là điều kiện để phát triển các phẩm chất ý chí của họ và cũng có thể ngợc lại gây ảnh hởng xấu, khiến cho họ không yên tâm, thiếu sự tin tởng và kìm hãm sự phát triển các phẩm chất ý chí ở họ.

Sự tác động từ phía giáo viên ảnh hởng rất lớn đến sự phát triển các phẩm chất ý chí của học viên. Vấn đề quan trọng là ngời giáo viên làm thế nào để có đợc điều đó. Dới góc độ tâm lý học s phạm, theo chúng tôi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Nắm chắc đối tợng đào tạo giáo viên cấp phân đội xem trình độ trí tuệ, khả năng nhận thức, phơng pháp, cách thức t duy, đặc điểm về tâm, sinh lý nh thế nào, phát triển đến đâu để từ đó truyền tải nội dung, sử dụng phơng pháp dạy học phù hợp.

- Trong quá trình dạy học phải thờng xuyên tạo ra một cách có ý thức trạng thái khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức, phải tạo ra các tình

huống học tập buộc học viên phải nỗ lực ý chí, chủ động sáng tạo để giành kết quả cao nhất.

- Không ngừng đổi mới nội dung giảng dạy đáp ứng yêu cầu của dạy học hiện đại. Với những nội dung lý luận và thực tiễn ngày càng phong phú hiện nay, nội dung dạy học phải lôi cuốn, hấp dẫn, mang tính lý luận và thực tiễn cao, bám sát hoạt động nghề nghiệp s phạm quân sự, thực sự gây đợc hứng thú, tạo ra sự say mê của học viên trong quá trình học tập.

- Trong giảng dạy các môn học, cần tôn trọng ý kiến của học viên, sử dụng các biện pháp kích thích tính tự giác, tính tích cực và chủ động trong giải quyết các bài tập nhận thức; tự phát hiện và giải quyết vấn đề học tập dới sự hớng dẫn của giảng viên. Tổ chức cho học viên tập dợt nghiên cứu khoa học, rèn luyện t duy độc lập sáng tạo, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của họ, góp phần tìm tòi, khám phá, bổ sung những vấn đề mới trong lý thuyết hoặc thực tiễn quân sự. Trong giảng dạy cần tích cực sử dụng các phơng pháp dạy học hiện đại nh các phơng pháp: gợi mở nêu vấn đề, tạo tình huống, đóng vai, dạy học hợp tác nhằm tích…

cực hoá hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên.

- Thờng xuyên theo dõi tình hình lĩnh hội kiến thức của học viên, kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập của họ và hoạt động giảng dạy của mình gắn chặt việc đặt ra những yêu cầu cao trong học tập, với những biện pháp, giúp học viên vợt qua khó khăn hoàn thành các nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học.

- Trong khi đánh giá, cho điểm trong thi và kiểm tra phải hết sức khách quan, chính xác, công bằng, khuyến khích tính chủ động sáng tạo của học viên, cho điểm cao khi học viên tự phân tích tài liệu, giải quyết độc đáo các bài tập chứ không phải là nhắc lại hay nhớ đợc nhiều kiến thức đã học.

Cùng với giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý học viên có vai trò to lớn trong việc rèn luyện, phát triển các phẩm chất ý chí của học viên. Sự ảnh hởng của họ đến học viên ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi bình diện khác nhau. Mọi sự tiến bộ, trởng thành của ngời học đều có sự đóng góp của họ. Có thể nói họ là một trong

những chủ thể quan trọng trong việc nâng cao chất lợng giáo dục đơn vị nói chung và chất lợng học tập nói riêng. Để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong rèn luyện, giáo dục, phát triển các phẩm chất ý chí cho học viên, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Thờng xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện tại trờng, tránh dùng mệnh lệnh cứng nhắc, gây ra những cảm xúc tình cảm không thân thiện, gây tác động tiêu cực cho ng- ời học.

- Ngời cán bộ quản lý phải tổ chức duy trì chặt chẽ các chế độ, nề nếp học tập, đặc biệt là tổ chức một cách khoa học chế độ tự học của học viên, phơng pháp quản lý, rèn luyện học viên phải khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học viên; bảo đảm thực sự công bằng, khách quan trong xem xét, đánh giá học viên.

- Đối với học viên phải hết mực thơng yêu, sống chan hoà, cởi mở, có tác phong gần gũi, sâu sát, tỉ mỉ; thờng xuyên nắm chắc tâm t, nguyện vọng, điều kiện, khả năng của từng học viên, đồng thời có kế hoạch giúp đỡ, động viên những học viên có kết quả học tập thấp tiến bộ.

- Phải có nếp sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô t, không cục bộ, không tham vọng cá nhân, luôn say sa, tận tuỵ, yêu mến nghề, gắn bó với đơn vị, bám sát học viên.

- Ngoài ra, trên cơng vị là ngời lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, cán bộ quản lý phải biết nắm bắt và định hớng các hiện tợng tâm lý xã hội trong tập thể lớp học, khoá học theo hớng tích cực. Đấu tranh với các hiện tợng sai trái: lời học, thiếu ý chí phấn đấu vơn lên trong học tập, ngại khó, ngại khổ…

Một phần của tài liệu Phát triển các phẩm chất ý chí cho học viên tạo giáo viên cấp quân đọi ở Học viện Chính trị quân sự (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w