Cơ sở hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 64)

7. Bố cục của luận văn

2.4.4.Cơ sở hạ tầng du lịch

2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long

2.4.4.Cơ sở hạ tầng du lịch

2.4.4.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Các cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng ở Vịnh Hạ Long là nhằm mục đích tôn tạo bảo đảm an toàn cho du khách tạo điều kiện thuận lợi cho khách được quan sát đối tượng tham quan mà không làm mất đi vẻ hoang sơ ban đầu của cảnh quan hay làm hư hại, thay đổi hệ sinh thái, hình dạng, cấu trúc của đối tượng tham quan.

Hiện nay, các hạng mục đầu tư gồm có: cảng tàu, cầu tàu đón khách tại bến và một số đảo, hang động được coi là điểm tham quan chính trên Vịnh, đường đi lên hang động, lối đi, hệ thống chiếu sáng trong hang, loa Mic, đèn Laser phục vụ hướng dẫn thuyết minh cho khách tham quan, mạng thông tin VHF…

Đối với các làng chài hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hết sức hạn chế, không đảm bảo các điều kiện thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho du khách.

Cơ sở y tế: Trước đây bà con chủ yếu chữa bệnh theo kinh nghiệm bằng các bài thuốc dân gian truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác, được lấy từ các lá cây mọc trên đảo đá. Hiện tại ngoài những điều kiện thuận lợi về phương tiện

kinh tế để về đất liền khi cần thiết, trong làng còn có người phụ trách về y tế - đó là hội viên hội chữ thập đỏ được đào tạo về nghiệp vụ và trang bị các loại y cụ thuốc men thông thường, chuyên chăm lo sức khoẻ người dân. Điều đó đã nói lên được sự phát triển toàn diện và thay đổi đáng kể trong công tác y tế ở các làng chài.

2.4.4.2. Cơ sở lưu trú

Hệ thống các cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng của mỗi lãnh thổ du lịch, nhằm đảm bảo nơi ở cho du khách đồng thời tạo nên nguồn doanh thu lớn. Khách đến với Vịnh Hạ Long nói chung và làng chài trên Vịnh nói riêng thường về trong ngày. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi mà nhu cầu Khách tham quan và nghỉ dưỡng trên Vịnh ngày càng tăng, số lượng các tàu du lịch cũng như tàu nghỉ đêm trên Vịnh tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Với đặc thù của mình, con tàu vừa là phương tiện vận chuyển vừa là cơ sở lưu trú.

Tuy vậy qua điều tra, khách du lịch đến với làng chài đặc biệt là khách du lịch quốc tế rất muốn được nghỉ tạm do người dân địa phương mở ra để họ được thực sự trải nghiệm cuộc sống của những cư dân nhà bè. Đây thực sự là một hướng gợi mở cho các nhà quản lý du lịch quan tâm và cơ hội tìm kiếm lợi ích từ hoạt động cho người dân địa phương. Những vấn đề đặt ra là các nhà quản lý du lịch, chính quyền địa phương cần có chính sách đồng bộ: tập huấn, trang bị nghiệp vụ chuyên môn đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách cũng như không gây sức ép đối với môi trường Vịnh Hạ long.

2.4.4.3. Cơ sở phục vụ ăn uống và điểm bán hàng lưu niệm

Với những thế mạnh về nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, đa dạng, đến với Hạ Long du khách được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản biển rất ngon và bổ dưỡng. Tại các điểm tham quan trên Vịnh đều không có hoạt động kinh doanh hàng ăn, chỉ một số điểm tham quan quen thuộc có kinh doanh đồ uống và đồ ăn nhẹ. Vì vậy, nếu du khách muốn thưởng thức một bữa ăn trên vịnh phải liên hệ trước với chủ tàu. Tất cả các tàu được phép hoạt động vận chuyển

khách trên vịnh đều có dịch vụ ăn uống. Du khách có thể đặt đồ ăn trước với chủ tàu với giá thấp nhất là 70.000VNĐ/ suất, hoặc tự mua hải sản tươi sống tại các nhà bè trên Vịnh rồi thuê nhà tàu nấu. Buổi tối nghỉ đêm trên Vịnh du khách có thể thuê mủng hoặc thuyền nan nhỏ đi câu mực và thưởng thức sản phẩm câu được ngay trên thuyền mủng ấy.

Phần lớn khách du lịch đi theo các tuyến trong ngày sẽ được phục vụ ăn uống ngay trên tàu du lịch của mình. Đối với các tàu du lịch nghỉ đêm trên Vịnh, du khách sẽ được thưởng thức, phục vụ những món ăn đặc sản Hạ Long trên tàu theo tiêu chuẩn xếp hạng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ở các làng chài do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên chưa có khả năng phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên đây là làng chài là nơi cung cấp nhiều nguồn thủy hải sản từ đánh bắt và nuôi trồng, du khách có thể mua về làm quà cho gia đình.

Điểm bán hàng lưu niệm: Đến với Vịnh Hạ Long, du khách có thể mua các mặt hàng lưu niệm ở ngay các hang động tới tham quan. Bên cạnh đó, tại các làng chài đặc biệt là Vông Viêng và Cửa Vạn có điểm bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. Đó là những món quà nhỏ làm từ những vỏ ốc, vỏ sò, ngọc trai hay nhưng đồ mỹ nghệ điêu khắc từ than đã, hay những bức tranh về thiên nhiên, con người trên Vịnh Hạ Long... rất độc đáo và gần gũi. Đặc biệt đến làng chài Vông Viêng, du khách còn được tận mắt xem người dân, công nhân ở đây khai thác, chế tác ngọc trai rất tinh tế, khéo léo để tạo nên những đồ trang sức đẹp, ý nghĩa mang đậm hương sắc mây trời của biển Hạ Long. Đây cũng là món quà vô cùng ý nghĩa dành cho bạn bè, người thân sau mỗi chuyến du lịch tới Vịnh Hạ Long.

2.4.4.4. Cơ sở vui chơi giải trí

Với đặc điểm của mình, tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long có khả năng tổ chức một số loại hình vui chơi giải trí và thể thao đặc biệt như lướt ván, moto nước, kéo dù, bóng nước, kayaking, leo núi, lặn biển…Tuy nhiên với điều kiện vật chất như hiện nay ở Hạ Long mới chỉ có một số môn giải trí thể thao biển như: Kayaking, moto nước, kéo dù và bóng nước. Các môn thể thao giải trí biển này tập trung chủ yếu ở quanh đảo Ti Tốp, Ba Hang, hồ Ba Hầm, Vông Viêng…

Nhìn chung, các cơ sở vui chơi giải trí biển Hạ Long phát triển chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu sự đầu tư chưa đủ đáp ứng nhu cầu của du khách.

2.4.5. Thực trạng tham gia và hƣởng lợi của cộng đồng

2.4.5.1. Các hoạt động tham gia phục vụ du lịch của người dân

Tạo cơ hội việc làm là một trong những nguyên tắc cũng như là mục tiêu quan trọng nhất của DLST. Với DLST lợi nhuận không chỉ thuộc về công ty du lịch mà một phần lớn lợi nhuận sẽ đóng góp cải thiện môi trường sống của CĐĐP. Sức ép của cộng đồng với môi trường đã tồn tại bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng là người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa của nơi diễn ra hoạt động DLST. Dựa trên nguyên tắc này, tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long đang dần triển khai thực hiện người dân địa phương chính là người làm du lịch tại khu vực đó.

Trong những năm gần đây, người dân chài đã được nhiều tổ chức quốc tế như Ecoboat, Jica đã tổ chức nhiều buổi giáo dục, tập huấn về công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long nhằm chuyển du lịch Vịnh Hạ Long từ du lịch đại chúng sang du lịch sinh thái. Trong các buổi tập huấn đại diện các làng chài cũng được tham dự, vậy nên dân cư làng chài mặc dù trình độ dân trí còn hạn chế song học cũng có đôi chút kiến thức và kỹ năng để tham gia vào các hoạt động du lịch ở đây.Việc tham gia của cộng đồng dân cư làng chài trên biển vào công tác khai thác và bảo tồn các giá trị du lịch là khá đông đảo. Hiện Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã ký hợp đồng lao động với một số dân chài sống trên Vịnh để họ tham gia vào công tác quản lý Di sản, tạo công ăn việc làm cho họ và qua đó nâng cao nhận thức về Giá trị Di sản cho cộng đồng dân cư. Công việc chủ yếu là: vệ sinh môi trường biển, thợ lặn, chèo thuyền… Ngoài ra cộng đồng dân cư trên Vịnh còn tham gia vào hoạt động kinh doanh ăn uống, lưu trú, vận chuyển. Họ sử dụng chính ngôi nhà và phương tiện di chuyển của họ là phương tiện kinh doanh.

Theo Thống kê của Ban quản lý Vịnh Hạ Long, hiện nay ở 3 làng chài trên Vịnh Hạ Long có 381 ngư dân tham gia vào hoạt động du lịch chiếm 48,7% tổng

số lao động của 3 làng chài. Trong đó: Làng chài Ba Hang: 85 người, Làng chài Cửa Vạn: 189 người, Làng chài Vông Viêng: 107 người. Họ tham gia vào các công việc cụ thể như: Vệ sinh môi trường: 36 người; chèo đò: 133 người; dịch vụ du lịch: 28 người, làm thủ công mỹ nghệ: 35, Hướng dẫn viên du lịch: 12 người, nuôi trồng thủy hải sản: 72 và 65 người được Ban quản lý Vịnh Hạ Long tuyển dụng trực tiếp tham gia làm công tác quản lý, bảo tồn Di sản. Các hoạt động du lịch mà CĐĐP có thể tham gia phục vụ du lịch khá đa dạng.

Về hoạt động vệ sinh môi trường: làng chài Ba Hang có 8 người tham gia, làng chài Cửa Vạn có 18 người tham gia và làng chài Vông Viêng có 10 người tham gia. Đây là những người ký hợp đồng trực tiếp với Ban quản lý Vịnh Hạ Long và được trả lương. Công việc của họ chủ yếu là thu gom rác thải trên mặt Vịnh, mỗi làng chài có 2 người làm công việc giám sát việc đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long (không đổ xỉ than xuống Vịnh, không xả thải, vứt rác xuống Vịnh).

Về hoạt động chèo đò: dịch vụ chèo đò có số người tham gia nhiều nhất với 133 người, chiếm 34,9% tổng số người tham gia phục vụ du lịch. Hiện nay tại 3 làng chài Ba Hang, Cửa Vạn và Vông Viêng. Để tiếp cận gần hơn với đời sống người dân chài, từ các tàu du lịch, du khách sẽ được di chuyển bằng đò, thuyền nhỏ do chính người dân tham gia phục vụ. Tại làng chài Ba Hang hiện có 24 đò phục vụ khách du lịch, làng chài Cửa Vạn: 35 đò và làng chài Vông Viêng có 42 đò phục vụ khách. Mỗi đò có thể chở được từ 3 – 5 người được đảm bảo an toàn và trang bị áo phao cho du khách. Các đò phần lớn là được Ban Quản lý Vịnh và Công ty du lịch Đông Dương đầu tư, cung cấp. Một số ít khoảng 10% là đò của người dân đầu tư, những gia đình có điều kiện. Đến với các làng chài, du khách sẽ được di chuyển bằng đò tham quan cảnh quan tự nhiên xung quanh, tìm hiểu đời sống văn hóa của người dân và tham gia vào các hoạt động đánh cá, thả lưới, kéo lưới, câu cá cùng người dân. Mặc dù số lượng người dân tham gia vào hoạt động chèo đò lớn, hoạt động này còn mang tính tự phát, chưa có một tổ chức hay

ban quản lý nào đứng ra bảo trợ. Chính vì vậy, chất lượng phục vụ của hoạt động này chưa cao, thu nhập thấp.

Hoạt động thủ công mỹ nghệ: để đáp ứng nhu cầu của du khách, với năng lực và kinh nghiệm của mình người dân làng chài tham gia làm hàng thủ công. Đó là các sản phẩm được chế tác từ ngọc trai, thiếp chúc mừng, tranh ảnh theo phong cách giấy cuốn Nhật Bản...

Nuôi trồng thủy hải sản: Ngoài đánh bắt tự nhiên, nuôi trồng thủy sản trên Vịnh hiện nay chủ yếu là cá lồng bè, nhuyễn thể, hiện có 454 bè nuôi với 1.500 ô \lồng và 10 ha nuôi lưới chắn đáy và 04 công ty nuôi trai cấy ngọc với diện tích mặt biển 40 ha. Ngoài phương pháp nuôi cá lồng biển còn có các phương pháp nuôi mới như nuôi bằng lưới chắn đáy, nuôi trai cấy ngọc, nuôi nhuyễn thể. Việc nuôi thủy sản ở vùng triều cũng khá phổ biến, hiện có 1.140 ha. Từ phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản trên Vịnh đã giúp cho các hộ dân làng chài tăng thu nhập, ổn định đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư trong khu vực Di sản.

Hoạt động Hướng dẫn viên: Hoạt động có ít người tham gia phục vụ nhất là hướng dẫn viên du lịch, chiếm 3,1%. Điều này là do hạn chế về mặt dân trí của người dân ở đây không đảm bảo đáp ứng nhu cầu.

Hoạt động cộng tác viên với Ban quản lý Vịnh Hạ Long: người dân chài tham gia với tư cách là công tác viên, một mặt góp phần bản tồn giá trị văn hóa bản địa, tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ khách,.

Hoạt động dịch vụ du lịch: cụ thể là các hoạt động như bán hàng, tham gia đánh lưới, câu cá… cùng khách du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, mặc dù hiện nay cộng đồng địa phương tài các làng chài trên Vịnh Hạ Long tham gia nhiều hơn về số lượng và đa dạng hơn về các hoạt động nhưng chất lượng chưa cao, thu nhập của người dân còn thấp, công tác giám sát kiểm tra còn hạn chế, vậy nên vẫn còn hiện tượng “chặt chém”, đeo bám, chèo kéo, ăn

xin… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và chất lượng của các Tour du lịch đến với Vịnh Hạ Long nói chung và làng chài trên Vịnh nói riêng.

2.4.5.2. Thực trạng thu nhập của người dân địa phương

Hoạt động du lịch tại 3 làng chài trên Vịnh Hạ Long đã mang lại việc làm cũng như nguồn thu nhập cho 381 người dân địa phương. Cụ thể số người tham gia trong từng hoạt động như sau:

Bảng 2.7. Thu nhập từ dịch vụ du lịch của ngƣời dân ở 3 làng chài trên Vịnh Hạ Long (Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng)

Công việc Số ngƣời tham gia Tỷ lệ (%) Thu nhập

(nghìn đồng)

Vệ sinh môi trường 36 9,4 500 – 700 Chèo đò 133 34,9 500 – 700 Dịch vụ du lịch 28 7,3 1.000 -1.500 Làm thủ công mỹ nghệ 35 9,2 1.500 – 2000 Hướng dẫn viên 12 3,1 1.500 - 2.000 Cộng tác viên với BQL vịnh Hạ long 65 17 2.000 - 2.500

Nuôi trồng thủy hải sản 72 19,1 1.500 - 2.000

Tổng 381 100

(Nguồn: Kết quả điều tra cộng đồng tại các làng chài tháng 3/2012)

Du lịch đã mang lại cho người dân địa phương ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long một nguồn thu nhập, tuy vậy, mức thu nhập chưa thực sự ổn định và chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ. Mức thu nhập từ 500 – 700 nghìn đồng chiếm tỷ trọng cao 44,3%, mức thu nhập từ 1 – 2 triệu đồng chiếm 38,5%, trên 2 triệu đồng chỉ chiếm 14,2%.

Mặc dù người dân ở đây rất nhiệt tình, hiếu khách tuy nhiên do hạn chế về trình độ học vấn nên nguồn lao động từ cộng đồng dân cư làng chài có chất lượng thấp do vậy thu nhập còn thấp và không đảm bảo.

2.4.6. Hiện trạng khai thác du lịch tại 3 làng chài trên Vịnh Hạ Long

Hiện nay trên Vịnh Hạ Long có 5 tuyến chính được khai thác phục vụ khách du lịch. Đó là:

Tuyến 1: Thiên Cung-Đầu Gỗ - Hòn Chó Đá, làng chài Ba Hang, Hòn Đỉnh Hương, Hòn Trống Mái (Gà Chọi), Làng chài Hoa Cương.

Tuyến 2: Hang Sửng Sốt, Ti Tốp (hoặc Soi Sim), Động Mê Cung, Hồ Động Tiên (hoặc Hang Trống hoặc Hang Trinh Nữ hoặc Hang Bồ Nâu hoặc Hang Luồn).

Tuyến 2 và nghỉ đêm: Hang Sửng Sốt - Ti Tốp hoặc Soi Sim - Động Mê Cung - Hồ Động Tiên (hoặc Hang Trống hoặc Hang Trinh Nữ hoặc Hang Bồ Nâu hoặc Hang Luồn) - Điểm nghỉ đêm : Hòn 690-Lạch Đầu Xuôi-Hòn Lờm Bò (hoặc Hang Trinh Nữ-Hang Trống hoặc Hồ Động Tiên-Hang Luồn hoặc Hòn 587 Hang Lát).

Tuyến 3: Trung tâm Văn hóa làng chài Cửa Vạn- Làng chài Cửa Vạn- Hang Tiên Ông- Hồ Ba Hầm.

Tuyến 3 và nghỉ đêm: Trung tâm Văn hóa làng chài Cửa Vạn - Làng chài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 64)