Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 29 - 31)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

1.2.5. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

1.2.5.1. Tài nguyên du lịch

- Khái niệm về tài nguyên: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

- Vai trò của tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch.

+ Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch + Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch

+ Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch.

Các tài nguyên du lịch có thể khai thác phát triển du lịch cộng đồng thường nằm trong nhóm:

- Các tài nguyên nhân văn: gắn với văn hóa dân tộc, đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân

- Tài nguyên tự nhiên: gắn với các hệ sinh thái tự nhiên đặc sắc.

Như vậy, căn cứ vào điều kiện này cần đối phát triển du lịch cộng đồng, về cơ bản tại các khu vực gắn với các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, hoặc các khu vực có truyền thống văn hóa lâu đời đều có thể phát triển du lịch cộng đồng.

Điều kiện đủ để phát triển du lịch cộng đồng là địa điểm nơi tổ chức hoạt động du lịch có tồn tại cộng đồng có tính gắn kết cao, có truyền thống, tập quán sinh hoạt, sản xuất độc đáo, hấp dẫn du lịch, có lòng hiếu khách và mong muốn tham gia chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch.

Dựa vào đặc điểm tài nguyên và khả năng cung cấp dịch vụ các hình thức du lịch dựa vào cộng đồng có thể tổ chức là:

- Tham quan cảnh quan: đồng ruộng, xóm làng, sông...

- Tham quan và tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp (ruộng vườn, câu cá...), một ngày làm ngư dân…

- Tham quan và tham gia các hoạt động sản xuất tại các làng nghề

- Tham quan và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lễ hội... - Tham quan các công trình kiến trúc truyền thống

- Ngủ tại nhà dân

- Tham quan, nghiên cứu các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên. - Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu các kiến thức bản địa

1.2.5.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch

Từ năm 2000 về trước, việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế do ngân sách nhà nước chưa bố trí cho hạng mục này. Từ năm 2001, thực hiện chủ trương tập trung cho phát triển du lịch tại Công văn số 1095/CP-KTTH, ngày 28/11/2000 của Chính Phủ, ngân sách nhà nước đã được bố trí hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương.

Việc sử dụng vốn này tập trung vào xây mới và đưa khách tới khu, điểm du lịch. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo phát triển du lịch. Đặc biệt là đối với những nơi như làng chài trên Vịnh Hạ Long. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đang ngày được nâng cấp, đầu tư đáp ứng nhu cầu du khách.

1.2.5.3. Sự ủng hộ của chính quyền

+ Sự ủng hộ của chính quyền địa phương:

- Tạo ra môi trường pháp lý và mục tiêu định hướng phát triển du lịch. - Chính quyền có quyền quyết định trong phạm vi quản lý hành chính lãnh thổ. - Có chính sách của từng địa phương đối với du lịch cộng đồng.

- Chính quyền địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch tại địa phương và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương (làm nhà nghỉ; tạo hành lang pháp lý; cơ chế mua đất đầu tư phát triển du lịch)

+ Sự hỗ trợ của các tổ chức, dự án, đoàn thể trong vùng: Các đoàn thể khá tích cực, ủng hộ và sẵn sàng tham gia các hoạt động du lịch trong khu vực như: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh; hội nông dân; đoàn thanh niên.

- Tiếp cận được nhiều nguồn lực, thông tin và nghiên cứu. - Có quyền lực và có vốn

- Có định hướng và khả năng thúc đẩy phát triển cộng đồng

- Chính phủ có thể tạo hành lang pháp lý, chỉ đạo sự phối kết hợp phát triển giữa các bộ ngành, giữa Tổng cục du lịch và địa phương.

+ Hợp tác công ty du lịch

- Tạo điều kiện phát triển du lịch, đưa khách đến và đảm bảo nguồn khách đến các điểm du lịch cộng đồng.

- Huy động và phát huy đầu tư cho các tour du lịch, xây dựng chương trình kế hoạch đầu tư khi có hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

- Công ty du lịch là cầu nối quan trọng đem lại nguồn thu cho cộng đồng. - Hỗ trợ bán và bán các sản phẩm du lịch cộng đồng đến du khách trong và ngoài nước.

- Các công ty du lịch quảng bá, tiếp thị tốt cho du lịch cộng đồng. - Các kỹ năng tổ chức xúc tiến và marketing, cộng tác với cộng đồng. - Có vai trò điều phối quan trọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)