7. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở lý luận du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.2.8. Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Hình 1.3. Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Trong đó:
: Mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tham gia hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại điểm đến.
Cơ quan quản lý điểm đến được hiểu là: Các cơ quan quản lý cấp trung ương, địa phương, cấp tỉnh, huyện, xã,..., các tổ chức xã hội có liên quan đến việc quản lý và khai thác điểm du lịch.
Cộng đồng dân cư tại điểm đến: thành phần dân cư, các nhóm dân tộc tại điểm đến có tham gia trực tiếp, gián tiếp và chịu ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch. Tài nguyên tại điểm đến: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Khách du lịch: Các đối tượng đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch tại điểm đến. Các nhân tố tác động khác bao gồm: Các công ty du lịch, các nhà kinh doanh các dịch vụ du lịch bổ trợ, các tổ chức phi chính phủ có dự án hỗ trợ địa phương… Qua mô hình trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tác động của các yếu tố thành phần là tương đồng và có vị trí như nhau trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch. Trong đó, lần đầu tiên cộng đồng địa phương được đề cập đến như là một thành viên tích cực và có ý nghĩa quyết định bên cạnh các cơ quan quản lý các cấp.
Cơ quan quản lý điểm đến
Cộng đồng dân cƣ tại điểm đến
Tài nguyên du
lịch điểm đến Khách du lịch Các nhân tố tác động khác
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy ở chương 1 tác giả đã đi làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận của du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để làm cơ sở tiền đề cho những phân tích, đánh giá ở 2 chương sau. Qua những phân tích trên, ta thấy rằng cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch như hiện nay, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và phát triển. Trong đó việc lên kế hoạch và quản lý mô hình này ở mỗi cấp từ trung ương đến địa phương và đến từng hộ gia đình tại địa phương cần hết sức cụ thể. Xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp sẽ phát huy được những đóng góp và hạn chế được những tác động của loại hình này. Chính phủ, cơ quan quản lý du lịch quốc gia cần có văn bản công nhận mô hình du lịch dựa vào cộng đồng và có các văn bản pháp quy quy định và quản lý hoạt động của loại hình du lịch này. Cơ quan quản lý du lịch tại địa phương cần quản lý trực tiếp loại hình du lịch theo các quy định tại các văn bản pháp luật và cần kịp thời đề xuất, chấn chỉnh bổ sung những vấn đề phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và quản lý sự phát triển của loại hình du lịch dựa vào cộng đồng cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương - những người trực tiếp tham gia vào việc quản lý các nguồn tài nguyên du lịch của khu vực. Trong đó, việc nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, văn hóa, phong tục tập quán, phát triển các chương trình giáo dục cần có được sự phối hợp, sự tham gia đầy đủ của tất cả các chủ thể trong ngành du lịch và các bộ, ngành liên quan.
CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG CHÀI
TRÊN VỊNH HẠ LONG