Thái độ ứng xử của cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 58)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Năng lực và thái độ của cộng đồng

2.3.2. Thái độ ứng xử của cộng đồng

Theo nhận xét của khách du lịch thì hầu hết thái độ CĐĐP đối với họ là khá thân thiện và dễ gần, phần lớn người dân ở đây mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch để cải thiện đời sống. Đánh giá về thái độ của cộng đồng với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế có tỷ lệ đánh giá mức độ thân thiện của cộng đồng địa phương khá cao chiếm 68%, còn với khách nội địa, tỷ lệ này khá thấp 20%.

Bảng 2.2. Thái độ của cộng đồng địa phƣơng với khách du lịch ở làng chài Cửa Vạn

Thái độ của cộng đồng Khách nội địa Khách quốc tế Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

Niềm nở thân thiện 5 10 36 72 Bình thường 13 25 5 10

E ngại 7 14 3 6

Không biểu hiện gì 25 50 6 12

Tổng 50 100 50 100

Bảng 2.3. Thái độ của cộng đồng đối với khách du lịch ở làng chài Ba Hang ở làng chài Ba Hang

Thái độ của cộng đồng Khách nội địa Khách quốc tế Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

Niềm nở thân thiện 8 16 28 56 Bình thường 20 40 5 10

E ngại 9 18 5 10

Không biểu hiện gì 13 26 12 24

Tổng 50 100 50 100

Nguồn : Kết quả điều tra xã hội học tại làng chài Ba Hang, 3/2012

Bảng 2.4. Thái độ của cộng đồng đối với khách du lịch ở làng chài Vông Viêng ở làng chài Vông Viêng

Thái độ của cộng đồng Khách nội địa Khách quốc tế Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

Niềm nở thân thiện 12 24 34 68 Bình thường 16 32 12 24

E ngại 9 18 2 4

Không biểu hiện gì 13 26 2 4

Tổng 50 100 50 100

Nguồn : Kết quả điều tra xã hội học tại làng chài Vông Viêng, 3/2012

Thái độ ứng xử của cộng đồng là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng. Phân tích và đánh giá thái độ ứng xử của cộng đồng địa phương tại các làng chài nghiên cứu cho thấy :

Cộng đồng địa phương đã chủ động tiếp cận và ứng xử thân thiện với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Đây là điều kiện tốt để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại đây.

Ngược lại cộng đồng địa phương tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long vẫn còn bị động trong việc tiếp cận và thiếu kinh nghiệm trong ứng xử với du khách.

Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng không thể tiếp cận để tìm hiểu và chia sẻ các lợi ích.

Nguyên nhân của tình trạng này vì hoạt động du lịch chỉ mới xuất hiện, người dân chưa nhận thấy lợi ích mà du khách mang lại, vì vậy họ chưa sẵn sàng tiếp cận và chia sẻ với du khách.

2.3.3. Khả năng tham gia du lịch của cộng đồng địa phƣơng

Do hạn chế về mặt trình độ, vậy nên mặc dù người dân ở đây có thái độ tích cực đối với khách du lịch nhưng họ chỉ có thể gia các dịch vụ du lịch chính như: vệ sinh môi trường, hướng dẫn viên, chèo đò, bán hàng, nuôi trồng thủy hải sản cung cấp cho nhà hàng và khách du lịch, làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (tranh giấy cuốn Nhật Bản, chế tác ngọc trai....). Chưa hộ nào ở đây có khả năng thành lập và điều hành cơ sở kinh doanh du lịch. Nguyên nhân có thể do họ thiếu vốn, cở sở vật chất kỹ thuật hạ tầng không đảm bảo, trình độ dân trí còn hạn chế. Mức độ tham gia của các hộ dân cũng khác nhau.

Bảng 2.5. Khả năng tham gia các dịch vụ du lịch của CĐĐP tại 3 làng chài (Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng) Các hoạt động Số ngƣời muốn tham gia Tỷ lệ (%)

Chèo đò 162 44,3 Bán hàng 58 15,8 Nuôi trồng thủy sản 75 20,5 Nghề thủ công mỹ nghệ 38 10,4 Văn nghệ 22 6,0 Hướng dẫn viên 10 3 Tổng 365 100

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học tại 3 làng chài, 3/2012

Tại các làng chài, người dân có thể tham gia vào các loại dịch vụ: chèo đò, bán hàng, nuôi trồng thủy sản, nghề thủ công mỹ nghệ, văn nghệ. Trong đó dịch vụ chèo đò chiếm 44,3%, nuôi trồng thủy sản chiếm 20,5 chiếm tỷ trọng cao, dịch vụ Hướng dẫn viên chiếm tỷ trọng thấp do trình độ dân trí hạn chế.

2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long

2.4.1. Khái quát hiện trạng hoạt động du lịch của Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới, hai lần được UNESCO công nhận, với tiềm năng và thế mạnh của mình, hơn nữa được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đã trở thành điểm du lịch vô cùng hấp dẫn, thu hút đông đáo du khách trong và ngoài nước. Số lượng du khách đến với Hạ Long – Quảng Ninh ngày càng tăng, doanh thu từ du lịch cũng như việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng du lịch đều tăng rõ rệt. Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 2.6. Bảng thống kê lƣợt khách tham quan Vịnh Hạ Long Năm

Số lƣợt khách tham quan Vịnh Hạ Long

Thu phí

Người VN Người nước ngoài Cộng

2008 928.519 1.693.671 2.622.190 86.401.105.000

2009 1.381.104 1037.307 2.418.431 80.006.870.000

2010 1.436.393 1.356.215 2.792.608 93.595.575.000

2011 1.478.032 1.259.015 2.737.047 100.367.970.000

9/2012 905.146 1.076.127 1.981.273 150.241.265.000

Nguồn: Ban Quản lý vịnh Hạ Long các năm.

Trong xu thế phát triển chung đó, du lịch tới các làng chài trên Vịnh Hạ Long cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến với các làng chài, du khách không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh thơ mộng, lung linh của thiên nhiên, được đắm mình trong sắc nước mây trời của Vịnh Hạ Long du khách còn có dịp tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của làng chài, được trải mình với cuộc sống của người dân nơi đây, được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương… Những điều này đêm đến cho Vịnh Hạ Long một luồng gió mới, một sức hấp dẫn mới khó có thể chối từ, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

2.4.2. Khách du lịch

Về số lượng: Việc tiến hành điều tra thông qua các bảng hỏi cùng với số liệu thống kê của Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã cho thấy số lượng khách du lịch đến với các làng chài trên Vịnh Hạ Long những năm gần đây tăng lên rõ rệt.

Hình 2.3. Biểu đồ số lƣợng khách du lịch đến 3 làng chài từ năm 2008 - 2012 (Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng) (ĐVT: ngƣời)

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2008 2009 2010 2011 2012 Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số

Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long các năm

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, lượng khách đến làng chài trên Vịnh Hạ Long ngày càng tăng. Năm 2012 so với năm 2008 tăng gấp 10,4 lần. Tuy số lượng khách du lịch đến với các làng chài trên Vịnh Hạ Long tăng rõ rệt trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các điểm tham quan quen thuộc trên Vịnh. Hầu hết du khách tham quan Vịnh Hạ Long đều đi theo một tuyến hành trình được các Công ty du lịch lữ hành xây dựng sẵn và tham quan các điểm giống nhau, tập trung chủ yếu ở các tuyến gần bờ như: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt và bãi tắm TiTôp,

Cụ thể khách du lịch đến làng chài chỉ bằng 2,7% so với khách đến Thiên Cung – Đầu Gỗ, 3 – 4% so với lượng khách đến Ti Tốp, Sửng Sốt, 50 – 80% so với lượng khách đến Mê Cung. Thực tế này cho thấy rằng tại các điểm tham quan ở khu vực lõi của Vịnh Hạ Long đang bị quá tải àm giảm chất lượng tham quan của du khách.Vậy nên, cần hơn nữa những sản phẩm du lịch tại các làng

chài trên Vịnh để hấp dẫn du khách cũng như giảm sức ép đối với các điểm tham quan tập trung quá đông.

Về cơ cấu: Khách du lịch đến các làng chài trên Vịnh Hạ Long trong đó Khách quốc tế chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách nội địa. Năm 2012 khách nội địa chỉ bằng 0,5% so với lượng khách quốc tế. Lượng du khách quốc tế tương đối ổn định trong năm, trong đó các nước Đông Á đóng góp phần lớn. 2/3 khách quốc tế đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan. Như vậy Đông Á, Đông Nam Á trở thành hai thị trường có tốc độ tăng trưởng du khách cao nhất.

Về tính mùa vụ: Qua điều tra, ta thấy lượng khách đến làng chài trên Vịnh thay đổi theo mùa. Tập trung đông là vào tháng 3 đến tháng 8 chiếm 60% so với tổng lượng khách. Đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5. Ngoài ra khách quốc tế đến với Vịnh Hạ Long nói chung và làng chài trên Vịnh Hạ Long nói riêng còn tập trung vào những tháng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 3. Tháng 9 đến tháng 12 là mùa thấp điểm, lượng du khách đến ít hơn.

2.4.3. Doanh thu du lịch

Cùng với số lượng du khách đang tăng lên nhanh chóng thì doanh thu từ hoạt động du lịch tới Vịnh Hạ Long cũng tăng lên nhanh chóng .

Hình 2.4. Biểu đồ doanh thu du lịch của 3 làng chài (Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng) (đơn vị tính: tỷ đồng)

0 1000000000 2000000000 3000000000 4000000000 5000000000 6000000000 7000000000 8000000000 9000000000 10000000000 2008 2009 2010 2011 2012 Vông Viêng Cửa Vạn Ba Hang

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, doanh thu từ hoạt động du lịch của Vịnh Hạ Long liên tục tăng từ năm 2008 đến 2012. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012 cùng với sự kiện là cuộc vận động bầu chọn bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Đây là một số liệu rất khả quan về tình hình hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long những năm gần đây, nó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về các hoạt động tham quan du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế đến với Hạ Long. Tuy nhiên, những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn ở Hạ Long sẽ không thể đáp ứng nhu cầu cao của các hoạt động du lịch ngày càng tăng này. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể phát triển, khai thác, bảo tồn di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long một cách bền vững và lâu dài, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, lại không bị ảnh hưởng đến tương lai.

2.4.4. Cơ sở hạ tầng du lịch

2.4.4.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Các cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng ở Vịnh Hạ Long là nhằm mục đích tôn tạo bảo đảm an toàn cho du khách tạo điều kiện thuận lợi cho khách được quan sát đối tượng tham quan mà không làm mất đi vẻ hoang sơ ban đầu của cảnh quan hay làm hư hại, thay đổi hệ sinh thái, hình dạng, cấu trúc của đối tượng tham quan.

Hiện nay, các hạng mục đầu tư gồm có: cảng tàu, cầu tàu đón khách tại bến và một số đảo, hang động được coi là điểm tham quan chính trên Vịnh, đường đi lên hang động, lối đi, hệ thống chiếu sáng trong hang, loa Mic, đèn Laser phục vụ hướng dẫn thuyết minh cho khách tham quan, mạng thông tin VHF…

Đối với các làng chài hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hết sức hạn chế, không đảm bảo các điều kiện thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho du khách.

Cơ sở y tế: Trước đây bà con chủ yếu chữa bệnh theo kinh nghiệm bằng các bài thuốc dân gian truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác, được lấy từ các lá cây mọc trên đảo đá. Hiện tại ngoài những điều kiện thuận lợi về phương tiện

kinh tế để về đất liền khi cần thiết, trong làng còn có người phụ trách về y tế - đó là hội viên hội chữ thập đỏ được đào tạo về nghiệp vụ và trang bị các loại y cụ thuốc men thông thường, chuyên chăm lo sức khoẻ người dân. Điều đó đã nói lên được sự phát triển toàn diện và thay đổi đáng kể trong công tác y tế ở các làng chài.

2.4.4.2. Cơ sở lưu trú

Hệ thống các cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng của mỗi lãnh thổ du lịch, nhằm đảm bảo nơi ở cho du khách đồng thời tạo nên nguồn doanh thu lớn. Khách đến với Vịnh Hạ Long nói chung và làng chài trên Vịnh nói riêng thường về trong ngày. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi mà nhu cầu Khách tham quan và nghỉ dưỡng trên Vịnh ngày càng tăng, số lượng các tàu du lịch cũng như tàu nghỉ đêm trên Vịnh tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Với đặc thù của mình, con tàu vừa là phương tiện vận chuyển vừa là cơ sở lưu trú.

Tuy vậy qua điều tra, khách du lịch đến với làng chài đặc biệt là khách du lịch quốc tế rất muốn được nghỉ tạm do người dân địa phương mở ra để họ được thực sự trải nghiệm cuộc sống của những cư dân nhà bè. Đây thực sự là một hướng gợi mở cho các nhà quản lý du lịch quan tâm và cơ hội tìm kiếm lợi ích từ hoạt động cho người dân địa phương. Những vấn đề đặt ra là các nhà quản lý du lịch, chính quyền địa phương cần có chính sách đồng bộ: tập huấn, trang bị nghiệp vụ chuyên môn đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách cũng như không gây sức ép đối với môi trường Vịnh Hạ long.

2.4.4.3. Cơ sở phục vụ ăn uống và điểm bán hàng lưu niệm

Với những thế mạnh về nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, đa dạng, đến với Hạ Long du khách được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản biển rất ngon và bổ dưỡng. Tại các điểm tham quan trên Vịnh đều không có hoạt động kinh doanh hàng ăn, chỉ một số điểm tham quan quen thuộc có kinh doanh đồ uống và đồ ăn nhẹ. Vì vậy, nếu du khách muốn thưởng thức một bữa ăn trên vịnh phải liên hệ trước với chủ tàu. Tất cả các tàu được phép hoạt động vận chuyển

khách trên vịnh đều có dịch vụ ăn uống. Du khách có thể đặt đồ ăn trước với chủ tàu với giá thấp nhất là 70.000VNĐ/ suất, hoặc tự mua hải sản tươi sống tại các nhà bè trên Vịnh rồi thuê nhà tàu nấu. Buổi tối nghỉ đêm trên Vịnh du khách có thể thuê mủng hoặc thuyền nan nhỏ đi câu mực và thưởng thức sản phẩm câu được ngay trên thuyền mủng ấy.

Phần lớn khách du lịch đi theo các tuyến trong ngày sẽ được phục vụ ăn uống ngay trên tàu du lịch của mình. Đối với các tàu du lịch nghỉ đêm trên Vịnh, du khách sẽ được thưởng thức, phục vụ những món ăn đặc sản Hạ Long trên tàu theo tiêu chuẩn xếp hạng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ở các làng chài do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên chưa có khả năng phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên đây là làng chài là nơi cung cấp nhiều nguồn thủy hải sản từ đánh bắt và nuôi trồng, du khách có thể mua về làm quà cho gia đình.

Điểm bán hàng lưu niệm: Đến với Vịnh Hạ Long, du khách có thể mua các mặt hàng lưu niệm ở ngay các hang động tới tham quan. Bên cạnh đó, tại các làng chài đặc biệt là Vông Viêng và Cửa Vạn có điểm bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. Đó là những món quà nhỏ làm từ những vỏ ốc, vỏ sò, ngọc trai hay nhưng đồ mỹ nghệ điêu khắc từ than đã, hay những bức tranh về thiên nhiên, con người trên Vịnh Hạ Long... rất độc đáo và gần gũi. Đặc biệt đến làng chài Vông Viêng, du khách còn được tận mắt xem người dân, công nhân ở đây khai thác, chế tác ngọc trai rất tinh tế, khéo léo để tạo nên những đồ trang sức đẹp, ý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)