Quan điểm thực hiện giải pháp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 86)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Quan điểm thực hiện giải pháp:

Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc để phát triển du lịch sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng.

Mục tiêu hướng tới phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long.

Hoạt động giáo dục môi trường cho người dân và khách du lịch phải đặt lên hàng đầu.

Các hoạt động phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phải nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa, hướng tới phát triển bền vững.

Để các giải pháp này có tính khả thi trong quá trình thực hiện cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và của cả cộng đồng.

3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tƣ

Ở Việt Nam nói chúng và ở Hạ Long nói riêng, du lịch là một ngành kinh tế mới song lại có hiệu quả kinh doanh cao, đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế quốc gia. Vậy nên, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hạ Long là một địa phương có tỷ trọng phát triển du lịch cao. Tuy nhiên để Hạ Long phát triển du lịch bền vững vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa góp phần gìn giữ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long thì vấn đề về cơ chế chính sách đầu tư quản lý cần được coi trọng. Hơn nữa, phát triển du lịch Vịnh Hạ Long nói chung và ở các làng chài nói riêng là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành, nhiều cơ quan. Cụ thể như: Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Sở văn

hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh, Sở giao thông vận tải, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, UBND phường Hùng Thắng, cơ quan thông tin truyền thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực. Vậy nên thiết yếu phải cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tập trung nhất quán của các cơ quan đơn vị để có cơ chế, chính sách hợp lý góp phần phát triển hiệu quả du lịch của Hạ Long đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động Du lịch sinh thái. Vì vậy tác giả mạnh dạn có đề xuất giải pháp sau:

* Xây dựng, ban hành quy chế quản lý đa ngành Vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long chịu tác động từ nhiều ngành khác nhau, tài nguyên chia sẻ cho nhiều mục tiêu nhưng chưa có một cơ chế quản lý tổng hợp, đa ngành - giải pháp hữu hiệu để hài hòa, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành và cộng đồng khai thác, sử dụng tài nguyên của Di sản. Vậy nên trước mắt, cần phải xây dựng Nghị quyết về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đặc biệt cần có định hướng để phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững.

* Xây dựng quy định quản lý các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long.

Xây dựng, ban hành các quy định về hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long còn thiếu: du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, vui chơi giải trí, lặn, thám hiểm, tham quan nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa khảo cổ, ăn uống.

Rà soát để bổ sung hoàn chỉnh qui định quản lý tàu thuyền du lịch.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trên Vịnh Hạ Long đã và đang thu hút đông đảo du khách. Để phát triển hiệu quả cần có cơ chế quản lý các làng chài, kế hoạch phục dựng gìn giữ các giá trị văn hóa điển hình của người dân chài, Cơ chế phối hợp với người dân địa phương để phát triển loại hình du lich này, cơ chế đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách được trải nghiệm cuộc sống của người dân chài…

Tuy vậy tất cả các chính sách, các cơ chế cần phải đảm bảo các nguyên tắc du lịch sinh thái nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

* Xây dựng các nội quy, quy định của các làng chài, xây dựng quy chế phối hợp giữa các bên tham gia: Ban quản lý Vịnh, Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, công ty lữ hành. Đồng thời các quy chế phải có chế tài thực hiện nghiêm túc.

* Xây dựng và ban hành và thực hiện một số chính sách nhằm phát huy lợi thế, hạn chế khó khăn để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long. Cụ thể:

Chính sách định hướng đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế du lịch, bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng.

Chính sách cho phép các làng chài mở rộng liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nghiên cứu, quy hoạch tuyến, quản lý du lịch.

3.2.3. Giải pháp về nguồn lực

3.2.3.1. Về nguồn vốn

- Tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình phát triển của nhà nước. - Tích cực vận động, xin tài trợ, tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ cộng đồng ban đầu.

- Huy động nguồn lực từ địa phương.

3.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng

* Tăng cường cơ sở vật chất cho các điểm, tuyến du lịch sinh thái

+ Đối với các áng khu vực Cống Đỏ, Cống Đầm :

- Xếp đá, tạo lối đi nhỏ cho khách vào tham quan các áng

- Dây bám cho khách tham quan tại các điểm dốc, khó đi... - Biển chỉ dẫn, biển nội quy

- Bè mảng , thuyền mủng, cần câu , mồi câu...phục vụ khách tham quan, câu cá giải trí.

+ Đối với các bãi tắm như: Trà Sản, Quyến Rồng, Trăng Lưỡi Liềm.

Giữ nguyên vẻ hoang sơ của các bãi tắm, đầu tư một số hạ tầng nhỏ để phục vụ cho các dịch vụ tại bãi tắm bao gồm:

- Ô che nắng sinh thái (mái làm bằng cọ, cỏ, lá...), bàn, ghế - Phao giới hạn vùng nước, biển báo

- Trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn, dụng cụ y tế...

- Dụng cụ, trang thiết bị làm vệ sinh môi trường trên bãi đảo và mặt nước - Quầy dịch vụ: cho thuê quần áo tắm, phao bơi, đồ giải khát..

- Bàn ghế, dụng cụ phục vụ tiệc trên bãi cát - Phòng tráng nước ngọt

+ Đối với dịch vụ câu cá:

- Đầu tư phao quây, biển báo khoanh vùng bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô

- Đóng các bè mảng, ghế ngồi, nằm để khách ngồi trên câu cá và nằm thư giãn.

- Các dụng cụ phục vụ câu cá giải trí (cần câu, mồi câu...) + Đối với dịch vụ lặn ngắm san hô:

- Biển báo các khu vực cho khách lặn.

- Trang thiết bị phục vụ cho lặn biển: bộ lặn Snorkel và chân nhái, kính lặn, ống thở.

- Trang thiết bị cứu hộ cứu nạn, phương tiện phục vụ cho hoạt động lặn biển... * Phát triển các loại hình du lịch bền vững, tăng nguồn thu từ du khách. Xây dựng, triển khai đề án phát triển du lịch sinh thái trong khu di sản. Việc xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái trong khu vực Di sản là hết sức quan trọng vì giá trị tài nguyên gắn liền với lợi ích của cộng đồng qua đó người dân được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch, do đó họ sẽ tham gia vào việc quản lý và bảo tồn các tài nguyên du lịch. Đồng thời du khách tham gia tích cực bảo tồn các giá trị và môi trường Di sản.

Phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm. Đa dạng hóa loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long. Thu hút du khách tham gia các loại hình du lịch trải nghiệm trên Vịnh như: ăn, nghỉ, sinh hoạt, tham gia hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản cùng người dân địa phương, qua đó, thu hút người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch, tăng nguồn thu.

Khoanh vùng chức năng các khu tham quan trên Vịnh. Hạn chế số lượng khách đến thăm quan một số vùng, khu vực đa dạng sinh học cao hoặc đóng cửa có thời hạn một số điểm tham quan.

3.2.3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng:

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng là một trong những nội dung cần được quan tâm để hướng tới phát triển du lịch sinh thái cộng đồng của các làng chài trên Vịnh Hạ Long. Với những đặc trưng của mình, đời sống văn hóa, xã hội của cư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long hết sức độc đáo, tuy nhiên do điều kiện kinh tế thị trường, do nhiều tác động khác nhau, nhiều nét văn hóa ở đây đã dần bị mai một. Vậy nên để đa dạng hóa hơn các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững các giá trị này cần được bảo tồn và phát huy. Các giải pháp cụ thể:

* Xây dựng Kế hoạch sử dụng bền vững Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn

Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn là một trong 12 dự án thành phần của Bảo tàng sinh thái Hạ Long, được xây dựng từ năm 2003, dưới sự tài trợ của Chính phủ Na Uy thông qua Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và được đưa vào hoạt động từ ngày 19/5/2006 với tổng diện tích sử dụng 420.5 m2

.

Hiện nay, Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn vẫn được giữ nguyên vị trí cũ (vị trí này đã được đơn vị tư vấn xây dựng Trung tâm, Văn phòng UNESCO Hà Nội lựa chọn trên cơ sở đã tham khảo ý kiến của cộng đồng ngư dân làng chài Cửa Vạn). Đây là khu vực kín gió, an toàn trong điều kiện thời tiết có giông bão, có diện tích mặt nước đủ đảm bảo neo đậu an toàn cho Trung tâm và các công trình phụ trợ, tạo cho Trung tâm có khoảng cách thích hợp với khu vực dân cư và trường học. Sự ra đời của trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch trong đó có du lịch sinh thái và chắc chắn bản sắc văn hoá làng chài sẽ được chú trọng hơn, người dân l àng chài sẽ được sống trong không gian văn hoá của chính mình. Mục tiêu chính của trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn là phát huy, bảo tồn các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của làng chài Hạ Long. Tại trung tâm có thể

đón khách đến tham quan, lôi kéo người dân vào các hoạt động phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản và các nghề phụ khác để nâng cao đời sống. Vậy nên cần có kế hoạch sử dụng bền vững Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn.

* Cần có cơ chế quản lý và khai thác hiệu quả hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Hạ Long:

Hiện nay, trên Vịnh Hạ Long có khoảng 600 tàu thường xuyên khai thác thuỷ sản, trên 600 nhà bè để ở kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với trên 1.500 ô lồng, 100 ha mặt nước sử dụng nuôi cấy ngọc trai và 10 ha mặt nước nuôi thủy sản bằng lưới chắn đáy. Các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Hạ Long góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ, đa dạng sản phẩm du lịch, nâng cao đời sống của ngư dân... Tuy nhiên các hoạt động này đã có những ảnh hưởng đến giá trị đa dạng sinh học như: Việc đánh bắt, khai thác quá mức vào mùa sinh sản, bằng các công cụ chất nổ, xung điện, lưới mắt nhỏ... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái biển, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch; các phương tiện, vật liệu sử dụng làm lồng, bè... không đảm bảo tính bền vững, thân thiện môi trường cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan, giao thông, du lịch trên Vịnh.

Để quản lý tốt các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Hạ Long, hạn chế ảnh hưởng tác động đến việc bảo tồn các giá trị của Di sản, trong thời gian qua UBND tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp cụ thể như sau:

- Ngày 25/10/2001, ban hành Quyết định số 3981/QĐ-UB về việc phê duyệt địa điểm nuôi hải sản bằng lồng bè trên Vịnh Hạ Long.

- Ngày 16/9/2010 ban hành Quyết định số 2770/QĐ-UBND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, nhằm từng bước giảm diện tích nuôi loại hình lồng bè và quây lưới tại các khu vực đang có nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, đặc biệt là tại Vịnh Hạ Long.

Ban quản lý Vịnh Hạ Long cần phải phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trái phép trên Vịnh. Đồng thời tích cực tuyên truyền vận động cộng đồng ngư dân cư trú sinh sống trên Vịnh có ý thức trách nhiệm bảo vệ giá trị, nguồn lợi thủy sản, không đánh bắt bằng các phương tiện hủy diệt.

* Cần có cơ chế quản lý dân cư sinh sống trên Vịnh Hạ Long:

Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng dân cư sống trên Vịnh Hạ Long đã có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và bảo lưu các giá trị văn hóa của Di sản, góp phần tạo nét đặc trưng cho sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng dân cư sinh sống trên Vịnh Hạ Long hiện nay đã gây khó khăn cho công tác đảm bảo trật tự an toàn, an sinh xã hội, môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên trong khu vực Di sản.

Để quản lý tốt vấn đề dân cư sinh sống trên Vịnh Hạ Long, hạn chế ảnh hưởng tới việc bảo tồn các giá trị của Di sản, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp cụ thể như:

Ngày 28/8/2012, ban hành Quyết định số 2178/QĐ-UBND phê duyệt phương án di dời đối với nhà bè trên Vịnh Hạ Long, nhằm kiên quyết không cho phát sinh nhà bè mới; hạn chế tăng dân số cơ học trên Vịnh; từng bước đưa dân cư lên đất liền sinh sống; thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho ngư dân khi di dời vào đất liền sinh sống. Tuy nhiên di chuyển bà con làng chài lên bờ sinh sống không có nghĩa là làng chài và những giá trị văn hóa của làng chài bị mất đi mà sẽ được quản lý bảo tồn hợp lý để phục vụ du lịch.

- Cần tạo điều kiện cho ngư dân làm ăn sinh sống, định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với việc quản lý bảo tồn phát huy Di sản Vịnh Hạ Long, trong đó có chủ trương chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng phát triển bền vững gắn với bảo vệ Di sản.

- Tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt từ các làng chài đưa về bờ xử lý, duy trì từ 2 – 4 người làm công tác vệ sinh môi trường tại mỗi khu dân cư. Đồng thời

ký cam kết bảo vệ Di sản với các hộ dân cư sinh sống trên Vịnh Hạ Long; duy trì các tổ công tác viên bảo vệ Di sản tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long.

- Từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2012, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Trường Đại học Osaka và Quỹ Môi trường toàn cầu của Nhật Bản thực hiện Dự án “Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương tại Hạ Long”. Dự án đã góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư nói chung, cộng đồng ngư dân trên Vịnh nói riêng về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái; thu hút các thành phần dân cư, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, phụ nữ đã trực tiếp tham gia vào các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)