Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 79)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

3.1.1. Những cơ sở cho việc định hƣớng:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, việc đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh nổi trội của tỉnh, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” và xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại thực sự trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cần được thực hiện bởi các chính sách phát triển đồng bộ phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của tỉnh.

Các chính sách phát triển du lịch Quảng Ninh luôn bám sát cơ chế chính sách phát triển du lịch của nhà nước ta. Theo đó ngành du lịch Quảng Ninh đã và đang áp dụng các chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích ưu đãi về đất đai, tài chính tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; hiện đại hoá hoạt động du lịch; bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường hợp tác phát triển quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới...

Việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long cần chú ý đến sự cân bằng giữa ba mục tiêu: đảm bảo hiệu quả kinh tế du lịch, bảo tồn thiên nhiên và mục tiêu phát triển cộng đồng.

3.1.2. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng:

Căn cứ vào đặc điểm, tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan chúng ta có thể xác định một số loại hình đặc trưng ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long như sau:

3.1.2.1. Các Tour du lịch làng chài sẽ trở thành điểm hấp dẫn đặc biệt khó quên của tỉnh Quảng Ninh đối với du khách

Bảng 3.1. Định hƣớng phát triển tour du lịch làng chài Nội dung Từ Trở thành

Du lịch Các hoạt động chỉ dừng lại ở việc quan sát đời sống người dân chài

Các hoạt động truyền thống đa dạng thể hiện tính độc đáo của đời sống dân chài

Thương hiệu

Chưa có thương hiệu Làng chài nổi lên là điểm tham quan nổi tiếng cần gắn thương hiệu Vịnh Hạ Long

Làng

- Không biết chắc về tương lai đối với toàn bộ làng chài khi Chính phủ có chính sách di dời vào đất liền.

- Cấu trúc nghèo nàn, không đảm bảo vệ sinh.

- Khó khăn trong công tác giáo dục người dân vì các trường học ở trên bờ.

- Thu nhập thấp từ hoạt động đánh cá do giảm số lượng cá

- Tương lai chắc chắn cho người dân nhờ bảo tồn.

- Cải thiện hạ tầng phục vụ khách du lịch đảm bảo thân thiện với môi trường.

- Tăng thu nhập từ du lịch.

- Chương trình đào tạo người dân đảm bảo chuản dịch vụ cao.

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2012

3.1.3.2. Bảo tồn văn hóa làng chài góp phần bảo vệ nền văn hóa và phong cách sống độc đáo

Hiện nay trên Vịnh Hạ Long có 7 làng chài cùng sinh sống. Tuy nhiên đời sống của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, mất vệ sinh. Nhưng đời sống văn hóa của họ lại là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Vậy nên vấn đề bảo tồn nền văn hóa và phong cách sống nơi đây là hết sức cần thiết. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Ban quản lý Vịnh Hạ Long cùng các đơn vị liên quan qua khảo sát, đánh giá và lựa chọn 3 làng chài cần bảo tồn phục vụ khách du lịch đó là Cửa Vạn, Vông Viêng và Ba Hang. Trong đó Vông Viêng và Cửa Vạn được lựa chọn để bảo tồn và triển khai các hoạt động du lịch. Ba Hang được lựa chọn để du khách tham quan vì khu vực này đã đông đúc nhưng có thể thiếp cận dễ dàng từ bờ biển. Đối với các làng chài cần bảo tồn phát triển cần xây dựng hạ tầng thân thiện với môi trường, được tổ chức để tiếp đón khách du lịch. Người dân chài được đào tạo tổ chức tour.

3.1.2.3. Định hướng các hoạt động đa dạng và điểm hấp dẫn sẽ được tổ chức tại các làng chài

- Lặn tìm ngọc trai: Khách du lịch quan sát những thợ lặn ngọc trai có kinh nghiệm nuôi trai khoảng 30 phút. Sau đó quan sát người dân địa phương mở trai để tìm ngọc. Khách du lịch có thể tự thực hiện các hoạt động này với sự hỗ trợ của người dân địa phương đảm bảo an toàn.

- Lớp học đánh cá: Khách du lịch cùng với người dân ngôi trên thuyền đánh cá truyền thống của cư dân làng chài và được họ hướng dẫn kỹ thuật thả lưới, đánh bắt cá, kéo lưới, gỡ cá….

- Đan rổ: Xem người dân địa phương đan rổ và mũ truyền thống theo cách thức cổ truyền.

- Lớp học nấu ăn: Hải sản ở Hạ Long là một thế mạnh. Khách du lịch có thể học các cách nấu ăn truyền thống, đặc trưng của người dân địa phương sử dụng các nguyên liệu tươi sống từ biển.

- Làm đồ thủ công: Tham gia buổi làm đồ thủ công với nghệ nhân giỏi nhất của làng và mang về những món đó do chính họ tự làm.

- Làm đồ trang sức: Được thợ làm đồ trang sức hướng dẫn cách tự làm và mang về những phụ kiện trang sức độc đáo.

- Lớp học về sinh vật biển: Đi Tour trên thuyền truyền thống và được học về những sinh vật biển sinh sống ở vùng nước Hạ Long

- Ăn trưa, ăn tối: Trải nghiệm đặc quyền thưởng thức ẩm thực độc đáo với người dân địa phương với những món đồ biển tươi được chế biến thành những món ăn truyền thống của người Việt Nam.

- Mua sắm: Mua các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống do người dân làm, mua đồ trang sức được chế tác từ ngọc trai rất tinh tế, độc đáo.

3.1.3. Định hƣớng phát triển tuyến, điểm du lịch

Việc xây dựng các tuyến phát triển du lịch sinh thái cộng đồng có vai trò rất lớn tới sự thành công của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long. Đây chính là động cơ để thu hút và giữ chân khách ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long. Qua khảo sát thực tế và sự cung cấp thông tin của người dân, tư vấn của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Sở Văn hóa thể thao và du lich Quảng Ninh, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số tuyến tham quan du lịch sinh thái cộng đồng như sau:

Tuyến 1: Làng chài Cửa Vạn – Rừng Trúc – đảo Hang Trai – Áng Dù – Hồ Ba Hầm.

Đến với làng chài Cửa Vạn, goài việc tham quan tìm hiểu các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa dân gian, các bài thuốc chữa bệnh… khách du lịch có thể tham gia trực tiếp các hoạt động trải nghiệm trong đánh bắt và sinh hoạt thường nhật của ngư dân. Du khách có cơ hội trở thành một “ngư dân” Hạ Long thực thụ với các hoạt động như: câu cá, dấm lờ hoặc đánh lưới, tập chèo thuyền, hát giao duyên. Tại đây khách cũng sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của biển do chính ngư dân chế biến.

Tham quan Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn: Thông qua 6 chủ đề trưng bày: tự nhiên và con người, phương thức kiếm sống, đời sống vật chất, thủy cư với cuộc sống đời người, tâm linh và cuộc sống tinh thần, cho hôm nay và cho

muôn đời sau; Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn với những thủ pháp trưng bày độc đáo sẽ giới thiệu những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người dân chài, không chỉ văn hóa truyền thống mà cả đương đại. Tại Trung tâm khách du lịch còn có thể tìm hiểu và nghe hát giao duyên do chính con em của ngư dân làng chài trực tiếp thể hiện.

Sau khi tham quan tìm hiểu cuộc sống, giá trị văn hóa của làng chài Cửa Vạn, khám phá Rừng Trúc, đảo Hang Trai sẽ đem đến cho du khách nhiều cảm giác mới mẻ, thư giãn.

Đến với hệ thống tùng áng trên Vịnh nói chung và áng Dù nói riêng, du khách không những được thưởng thức cảnh đẹp độc đáo, khác biệt mà còn có cơ hội tự mình khám phá tìm hiểu về thành phần loài sinh vật sống tại đây. Những giá trị khoa học của hệ sinh thái tùng áng ở Hạ Long vẫn còn nhiều bí ẩn đang tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu, làm cơ sở cho việc bảo tồn phát huy bền vững các giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Mặc dù ở giữa Vịnh Hạ Long nhưng khi vào hồ Ba Hầm du khách tưởng như mình dang lạc vào một một thế giới nào đó... hoàn toàn khác biệt không phải là biển. Nếu chẳng may, mải mê mà quyên thời gian, bạn sẽ không còn đường ra (do thủy triều lên, nước sẽ ngập kín đường ra). Cũng từ hồ thứ nhất qua hang ngầm bên trái theo hướng đi vào của bạn là đường sang hồ thứ ba. Hang dài khoảng 40m, diện tích hồ thứ ba khoảng 600m2.

Bởi vậy, phương tiện thuận lợi nhất để du khách khám phá vẻ đẹp của hang là thuyền mủng hoặc kayak nhưng phải nắm rõ lịch thuỷ triều vì khi nước lên độ cao của hang thu hẹp lại sẽ khó để quay trở ra. Hành trình tham quan sẽ giúp bạn thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây, khiến nhiều người ngỡ như lạc vào một thế giới thần thoại cổ tích, bỏ lại sau lưng những trăn trở lo toan và sự sôi động của cuộc sống phồn hoa nơi đô thị, trở về cuộc sống đích thực với thiên nhiên.

Cảnh ở đây thật huyền bí và tĩnh lặng chỉ có tiếng nước róc rách vỗ mạn thuyền, tiếng nước chảy trên các nhũ đá, tiếng bì bõm của mái chèo khua khoan thai. Dọc đường đi bạn sẽ bắt gặp những nhũ đá từ nóc hang buông xuống soi

bóng dưới mặt nước với những hình thù kỳ lạ và có một cảm giác mát lạnh thật dễ chịu. Có lúc tưởng như phía trước là một bức tường đá chắn ngang bởi không gian bao phủ một màu đen sẫm song nếu khua tiếp mái chèo thì những luồng ánh sáng nhỏ lại bắt đầu le lói hiện ra, một khung cảnh mới lại xuất hiện. Mỗi chặng đường lại đem đến cho bạn những cảm xúc khác nhau đầy bất ngờ; có những chỗ thật rộng, có chỗ lại hẹp, có lúc lại thấy tĩnh lặng, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình.

Nơi đây có hệ sinh thái đặc trưng của Vịnh Hạ Long đó là hệ sinh thái Tùng áng với các hồ nước được thông với biển bằng những cửa hang ngầm, mặt hồ phẳng lặng trong xanh là điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sống. đặc biệt trên các vách núi đá vôi, bạn có thể quan sát thấy một màu xanh bạt ngàn của các thảm thực vật nhiệt đới phong phú về giống loài với nhiều hình dáng đẹp độc đáo cùng một sức sống mãnh liệt. Hồ Ba Hầm là nơi phát hiện 3 loài thực vật đặc hữu trên Vịnh Hạ Long là hài vệ nữ hoa vàng, cọ Hạ Long và thiên tuế Hạ Long. Ngày 11/3/2008 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 862/UBND - QH2 về việc bổ sung 2 điểm đỗ nghỉ đêm cho tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long trong đó có một điểm tại khu vực Hồ Ba Hầm - Đảo Đầu Bê.

Tuyến 2: Làng chài Vông Viêng – Rừng ngập mặn Cống Đầm – đảo Trà Giới – Vạn Gió - Hòn Xếp .

- Làng chài Vông Viêng là một làng chài có cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường sinh thái tốt và còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay làng chài Vông Viêng đang là điểm thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

-Khu vực đảo Trà Giời - Vạn Gió:

Có những hang động đẹp như hang Đúc Tiền, hang Đầu Giường, bãi cát khu vực Hòn Trà Giời, Vạn Gió có thể tổ chức các dịch vụ tham quan khám phá hang động, tắm biển...

Hang Đúc Tiền Hang Đầu Giƣờng

- Khu vực Hòn Xếp:

Có giá trị đặc biệt về địa chất địa mạo, toàn cảnh khu vực là một bảo tàng đá sống động và độc đáo điển hình của Hạ Long. …Có thể tổ chức các dịch vụ tham quan , ngắm cảnh, nghiên cứu các giá trị địa chất, địa mạo....

Công viên địa chất Hòn Xếp

Tuyến 3: Làng chài Vông Viêng – Hòn Bọ Hung – Hòn Soi Ván – Trăng Lưỡi Liềm - Hòn Quyến Rồng - Hòn Bái Đông.

- Làng chài khu vực Vông Viêng - Rạn san hô:

Khu vực hòn Bọ Hung, hòn Vụng Hà, hòn Soi Ván là nơi có hệ sinh thái rạn san hô khá phong phú, đa dạng. (Tại khu vực này trước đây đã có dự án đầu tư khu du lịch lặn tham quan khám phá hệ sinh thái dưới nước của Công ty CP lặn Đại Dương). Có thể tổ chức dịch vụ tắm biển, lặn ngắm san hô, câu cá trên rạn san hô....

- Bãi cát:

Khu vực hòn Trăng Lưỡi Liềm, Hòn Quyến Rồng, hòn Bái Đông có những bãi cát lớn trải dài, đẹp, nguyên sơ . Có thể tổ chức các dịch vụ tắm biển, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng...

3.1.4. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch

Thị trường khách du lịch quốc tế: phát huy nguồn khách truyền thống trong đó hướng tới mở rộng thị trường khách quốc tế với những du khách có khả năng chi trả cao.

Thị trường khách nội địa: chủ yếu đối tượng đã tham qua là cán bộ viên chức nhà nước công tác trong các ngành có liên quan chặt chẽ đến tài nguyên môi trường.

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

3.2.1. Quan điểm thực hiện giải pháp:

Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc để phát triển du lịch sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng.

Mục tiêu hướng tới phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long.

Hoạt động giáo dục môi trường cho người dân và khách du lịch phải đặt lên hàng đầu.

Các hoạt động phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phải nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa, hướng tới phát triển bền vững.

Để các giải pháp này có tính khả thi trong quá trình thực hiện cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và của cả cộng đồng.

3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tƣ

Ở Việt Nam nói chúng và ở Hạ Long nói riêng, du lịch là một ngành kinh tế mới song lại có hiệu quả kinh doanh cao, đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế quốc gia. Vậy nên, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hạ Long là một địa phương có tỷ trọng phát triển du lịch cao. Tuy nhiên để Hạ Long phát triển du lịch bền vững vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa góp phần gìn giữ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long thì vấn đề về cơ chế chính sách đầu tư quản lý cần được coi trọng. Hơn nữa, phát triển du lịch Vịnh Hạ Long nói chung và ở các làng chài nói riêng là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành, nhiều cơ quan. Cụ thể như: Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Sở văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 79)