Quy trình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 32)

Du lịch cộng đồng thường được triển khai thông qua mô hình phát triển với các bước tuần tự sau: tổ chức, nhận dạng các giá trị cộng đồng, xác định tầm nhìn chiến lược, phân tích nguồn lực du lịch, phân tích môi trường vĩ mô và lập kế hoạch marketing.

Thiết lập tổ chức:

Phân tích môi trường vĩ mô Nhận dạng các giá trị cộng đồng

Xác định tầm nhìn chiến lược Thiết lập tổ chức

Phân tích nguồn lực du lịch

Thiết lập các tổ chức ở cấp địa phương hay các ủy ban hành động để đưa ra các thủ tục thẩm định, đánh giá. Những tổ chức này phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng và thiên về xu hướng hoạt động.

Nhận dạng các giá trị cộng đồng:

Xác định những mong muốn của cộng đồng đối với việc tổ chức và tham gia vào hoạt động du lịch. Cân nhắc những tác động và tiêu cực lên đời sống cộng đồng địa phương. Điều tra trong cộng đồng để nhận dạng những mối quan tâm và giá trị của họ. Từ đó, xác định phạm vi cho hoạt động du lịch.

Xác định tầm nhìn chiến lược:

Thông qua các cuộc họp cộng đồng để xác định tầm nhìn chiến lược và đặt ra các mục tiêu chủ chốt. Tìm kiếm sự tham gia, cam kết và nhất quán của cộng đồng.

Phân tích nguồn lực du lịch:

Xác định các yếu tố thu hút khách của cộng đồng. Phân loại và xếp hạng các tài nguyên theo mức độ hấp dẫn và những đối tượng khách có thể thu hút. Đánh giá trên cơ sở khảo sát chi tiết về chất lượng của mỗi điểm du lịch và các thị trường mục tiêu.

Phân tích môi trường vĩ mô:

Xác định các chi phí mang tính kinh tế, xã hội và môi trường do tác động của hoạt động du lịch. Lên kế hoạch để giảm thiểu hay trang trải kinh phí.

Xác định mục tiêu:

Coi các điểm du lịch như là những đơn vị cụ thể, xác định mục tiêu về các mặt: kinh tế, môi trường và con người. Phân tích mối tương quan giữa chi phí và lợi ích từ hoạt động du lịch.

Lên kế hoạch marketing:

1.2.8. Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Hình 1.3. Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Trong đó:

: Mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tham gia hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại điểm đến.

Cơ quan quản lý điểm đến được hiểu là: Các cơ quan quản lý cấp trung ương, địa phương, cấp tỉnh, huyện, xã,..., các tổ chức xã hội có liên quan đến việc quản lý và khai thác điểm du lịch.

Cộng đồng dân cư tại điểm đến: thành phần dân cư, các nhóm dân tộc tại điểm đến có tham gia trực tiếp, gián tiếp và chịu ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch. Tài nguyên tại điểm đến: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Khách du lịch: Các đối tượng đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch tại điểm đến. Các nhân tố tác động khác bao gồm: Các công ty du lịch, các nhà kinh doanh các dịch vụ du lịch bổ trợ, các tổ chức phi chính phủ có dự án hỗ trợ địa phương… Qua mô hình trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tác động của các yếu tố thành phần là tương đồng và có vị trí như nhau trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch. Trong đó, lần đầu tiên cộng đồng địa phương được đề cập đến như là một thành viên tích cực và có ý nghĩa quyết định bên cạnh các cơ quan quản lý các cấp.

Cơ quan quản lý điểm đến

Cộng đồng dân cƣ tại điểm đến

Tài nguyên du

lịch điểm đến Khách du lịch Các nhân tố tác động khác

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy ở chương 1 tác giả đã đi làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận của du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để làm cơ sở tiền đề cho những phân tích, đánh giá ở 2 chương sau. Qua những phân tích trên, ta thấy rằng cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch như hiện nay, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và phát triển. Trong đó việc lên kế hoạch và quản lý mô hình này ở mỗi cấp từ trung ương đến địa phương và đến từng hộ gia đình tại địa phương cần hết sức cụ thể. Xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp sẽ phát huy được những đóng góp và hạn chế được những tác động của loại hình này. Chính phủ, cơ quan quản lý du lịch quốc gia cần có văn bản công nhận mô hình du lịch dựa vào cộng đồng và có các văn bản pháp quy quy định và quản lý hoạt động của loại hình du lịch này. Cơ quan quản lý du lịch tại địa phương cần quản lý trực tiếp loại hình du lịch theo các quy định tại các văn bản pháp luật và cần kịp thời đề xuất, chấn chỉnh bổ sung những vấn đề phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và quản lý sự phát triển của loại hình du lịch dựa vào cộng đồng cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương - những người trực tiếp tham gia vào việc quản lý các nguồn tài nguyên du lịch của khu vực. Trong đó, việc nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, văn hóa, phong tục tập quán, phát triển các chương trình giáo dục cần có được sự phối hợp, sự tham gia đầy đủ của tất cả các chủ thể trong ngành du lịch và các bộ, ngành liên quan.

CHƢƠNG 2

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG CHÀI

TRÊN VỊNH HẠ LONG

2.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Hình 2.1. Bản đồ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Hình 2.1. Bản đồ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200

43’ đến 21009’ vĩ độ bắc.

Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ tây vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng).

Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2

với 1969 hòn đảo, trong đó 980 hòn đảo đã được đặt tên.

Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) ghi vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về cảnh quan. Khu vực được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 với 775 hòn đảo trong đó có 441 đảo đã được đặt tên.

Năm 2000, Vịnh Hạ Long một lần nữa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo.

Khu vực Di sản thế giới được UNESCO công nhận được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam và đảo Cống Tây phía Đông. Vùng đệm là dải bao quanh khu vực bảo vệ tuyệt đối theo hướng Tây - Tây Bắc và hướng Bắc - Đông bắc, được xác định bởi bờ Vịnh dọc theo quốc lộ 18A, kể từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả). Chiều rộng khu đệm từ 5 – 7 km tính từ đường bảo vệ tuyệt đối ra biển, phạm vi xê dịch từ 1- 2 km. Vùng phụ cận là vùng biển hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà.

Qua 4 năm triển khai chiến dịch vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long, ngày 30/03/2012 Vịnh Hạ Long được công bố chính thức là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới do Tổ chức New7Wonders triển khai bình chọn trên toàn cầu. Điều này đã đem đến cho Vịnh Hạ Long một màu sắc mới, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

2.2. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long chài trên Vịnh Hạ Long

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3260km. Suốt dọc bờ biển của nước ta có rất nhiều cộng đồng ngư dân sinh sống, cộng đồng dân chài trên Vịnh Hạ Long là một trong những nhóm đó. Họ là những người sống hòa mình với thiên nhiên bằng những phương pháp khai thác biển truyền thống. Đồng thời họ cũng là những người nắm giữ những giá trị văn hóa vật

thể, phi vật thể hết sức độc đáo. Cộng đồng dân chài trên Vịnh Hạ Long sống rải rác trong các chòm, vụng kín gió thành các làng nổi trên Vịnh. Họ chính là chủ nhân của Di sản thiên nhiên thế giới, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới – Vịnh Hạ Long. Hiện nay trên Vịnh Hạ Long có 7 làng chài sinh sống với hơn 2000 nhân khẩu. Các làng chài có những nét đặc trưng tiêu biểu của vùng biển Hạ Long. Trong đó, phạm vi đề tài tác giả đi sâu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của ba làng chài tiêu biểu trên Vịnh Hạ Long là: Cửa Vạn, Ba Hang và Vông Viêng.

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nằm trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, cư dân làng chài trên Vịnh là chủ nhân của Di sản, là người ngày ngày cùng sinh sống, tồn tại, phát triển trên Vịnh Hạ Long, vậy nên tài nguyên du lịch tự nhiên, đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu của làng chài chính là đặc điểm tự nhiên của Vịnh Hạ Long.

2.2.1.1. Địa hình, địa chất * Địa hình

Vịnh Hạ Long là dạng địa hình đảo xen lẫn với các trũng biển, các vùng bãi triều và những đảo đá vôi vách đứng, rất tương phản nhau. Các đảo của Vịnh Hạ Long có độ cao khác nhau (phổ biến từ 50 đến 200m), chủ yếu là đảo đá vôi tập trung ở vùng Hòn Gai và đảo phiến thạch tập trung ở vùng Cẩm Phả. Những đảo đất của Vịnh Hạ Long thường có người và động vật sinh sống, có thảm thực vật trù phú.

Địa hình đáy biển Vịnh Hạ Long tương đối bằng phẳng, chỗ sâu nhất từ 20 – 25m. Hầu hết độ sâu của biển vùng này là 5 – 10m, những nơi sâu nhất thường nằm ở vùng giáp giới với ngoài khơi của vịnh Bắc Bộ, các cửa biển hoặc luồng lạch.

* Giá trị địa chất

Giá trị lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long được đánh giá bởi 2 yếu tố, đó là: Lịch sử kiến tạo và địa mạo Karst.

- Giá trị lịch sử kiến tạo: Lịch sử địa chất của Vịnh Hạ Long được các nhà khoa học nhận định trải qua ít nhất trên 500 triệu năm với nhiền lần tạo sơn -

biển thoái, sụt chìm - biển tiến. Vịnh Hạ Long còn giữ lại được những dấu ấn của quá trình tạo sơn, địa máng vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa lũy, địa hào cổ.

Kỷ Cacbon (340 - 285 triệu năm trước) là thời gian nóng ẩm của trái đất, phát triển môi trường đầm lầy thực vật thuận lợi cho hình thành các bể than đá khổng lồ ở châu Âu thì ở Vịnh Hạ Long lại là vùng biển nông, khí hậu khô nóng để hình thành nên tầng đá vôi dày. Trái lại, vào kỷ Trias (240 - 195 triệu năm trước) khi trái đất nói chung, châu Âu nói riêng có khí hậu khô nóng thì khu vực Vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ... Vịnh Hạ Long ngày nay mới được hình thành trong 8 - 7 nghìn năm qua. Nhưng để có vịnh, đã phải có một biển cổ tích tụ tầng đá vôi dày trên nghìn mét trong khoảng 340 - 240 triệu năm trước, một thời kỳ xâm thực Karst kéo dài trên 20 triệu năm trong môi trường lục địa kỷ Neogen và Nhân sinh, và phải có một biển tiến hành tinh liên quan tới trái đất ấm lên - băng tan trong hơn vạn năm qua...

- Giá trị địa mạo Karst: Vịnh Hạ Long có một quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều dạng địa hình Karst: Karst bề mặt và Karst ngầm. Các dạng Karst bề mặt gồm có:

Địa hình Karst kiểu Phong Tùng: Gồm một cụm đá vôi thường có hình chóp nằm kề nhau. Các chóp có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất khoảng 200m. Địa hình Karst kiểu Phong Linh: Đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhau tạo thành các tháp có vách dốc đứng. Phần lớn các tháp có dộ cao từ 50 – 100m. Tỉ lệ giữa các xhiều cao và rộng khoảng 6m.Các cụm đồi đá vôi hình chóp nón nằm kề nhau, điển hình là ở khu đảo Bồ Hòn và Đầu Bê.

Cánh đồng Karst: Là những vùng trũng khép kín có đáy rộng và phẳng nằm trong các vùng Karst.

Địa hình Karst ngầm: Là hệ thống các hang động đa dạng trên Vịnh, được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất là di tích các hang ngầm cổ, tiêu biểu là

hang Sửng Sốt - động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long,v.v... Nhóm thứ hai là các hang nền Karst tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống v.v.. Nhóm thứ 3 là hệ thống các hàm ếch biển, tiêu biểu như 3 hang thông nhau ở cụm Hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang…

Karst Vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.

2.2.1.2. Khí hậu

Khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới ẩm, phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài, mùa đông khô, lạnh. Đồng thời, do nằm ở bờ Tây vịnh Bắc Bộ, nên khí hậu mang tính chất biển và luôn được điều hòa bởi ảnh hưởng của biển. Nhiệt độ trung bình từ 15 đến 250C.

Vịnh Hạ Long là một trong những nơi có lượng mưa cao ở các tỉnh phía Bắc. Tổng lượng mưa hàng năm đạt 2000 – 2200mm/năm.

2.2.1.3. Thủy văn

Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình. Biên độ triều vào loại lớn nhất nước ta: 3,5 đến 4,0 m. Độ mặn của nước biển từ 31 đến 34,5, biên độ dao động của độ mặn giữa các tháng trong mùa không lớn.

2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật

Vịnh Hạ Long đa dạng về hệ sinh thái đồng thời cũng thể hiện sự đa dạng loài, đa dạng nguồn gen, vì khu vực này có điều kiện sinh thái đặc biệt và thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật.

Vịnh Hạ Long tồn tại 2 hệ sinh thái lớn: Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới; Hệ sinh thái biển ven bờ

Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới: Đây là hệ sinh thái đặc biệt so với nhiều nơi, hệ sinh thái này tồn tại trên các núi đá vôi của Vịnh Hạ Long.

Hệ sinh thái biển và ven bờ bao gồm nhiều hệ sinh thái nhỏ, đó là: HST vùng triều có rừng ngập mặn; HST đáy cứng (rạn san hô); HST hang động và tùng áng; HST đáy mềm (cỏ biển); HST bãi triều không có rừng ngập mặn; Dạng

sinh thái nhân tạo; Hệ sinh thái biển bao gồm: Sinh vật phù du, động vật tự du và động vật đáy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)