Đảm bảo an ninh, an toàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 96 - 115)

7. Bố cục của luận văn

3.2.6. Đảm bảo an ninh, an toàn

Đối với Du lịch sinh thái thì việc đảm bảo an ninh, an toàn là một trong yếu tố quan trọng. Đặc biệt hơn nữa đối với các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đặc trưng như ở Vịnh Hạ long thì yếu tố này là vô cùng cấp thiết. Du khách chỉ tham gia khi họ thực sự cảm thấy được an toàn. Để đảm bảo được yếu tố này cần có sự thiết lập và phối kết hợp giữa các cấp từ cơ quan quản lý nhà nước đến chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương và khách du lịch.

Cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch cần phải chấp hành nghiêm các quy định về việc đảm bảo an ninh an toàn như: chất lượng tàu thuyền, đò chở khách, cung cấp đầy đủ áo phao, chở đúng số người quy định trên một đò chở khách….

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương và chính quyền địa phương cần phải tiêu chuẩn hóa vấn đề an ninh, an toàn cho khách thành một trong nhưng điều kiện bắt buộc để cấp phép kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị kinh doanh du lịch ở đây. Đồng thời phải tăng cường tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là các gia đình tham gia kinh doanh du lịch về tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, những quy định, thông tin về an ninh, an toàn thậm chí tập huấn cho họ những nguy cơ cũng như biện pháp đối phó khi xảy ra những việc không may liên quan tới tính mạng và tài sản của du khách.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng còn khá mới mẻ nhưng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở đây khá lớn, có thể phát triển đa dạng các loại hình như : dịch vụ nghỉ dưỡng homestay, dịch vụ trải nghiệm đánh cá cùng ngư dân, dịch vụ biểu diễn hò biển, hát giao duyên, tham quan cơ sở nuôi và chế tác ngọc trai, chèo thuyền kayak khám phá văn hóa làng chài, rừng ngập mặn, lặn ngắm san hô, câu cá, tắm biển….Vậy để khai thác hiệu quả các điều kiện cần phải có một hệ thống các nhóm giải pháp cụ thể, để thực hiện. Trong đó cần phải đi theo nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái nhằm phát triển hiệu quả và bền vững trong tương lai.

KẾT LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu vấn đề phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long. Những kết quả đạt được trong khuôn khổ giới hạn nội dung nghiên cứu của luận văn cho phép rút ra một số kết luận sau:

Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng, trong đó du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một xu thế tất yếu. Nhìn nhận du lịch sinh thái cộng đồng dưới góc độ một quan điểm du lịch hiện đại có ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững và hỗ trợ cộng đồng.

Làng chài trên Vịnh Hạ Long đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng lại có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện trạng hoạt động du lịch ở đây cũng như ở Vịnh Hạ Long đang gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và tiềm ẩn những nguy cơ của sự thiếu bền vững. Vì vậy phát triển du lịch sinh thái cộng đồng là một hướng đi phù hợp nhằm khai thác tối đa các lợi thế về tự nhiên nhân văn, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cho khu vực.

Tài nguyên du lịch sinh thái ở đây được xác định tập trung vào hệ sinh thái động thực vật, cảnh quan thiên nhiên và đặc biệt là những giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, tạo nên những sắc thái riêng biệt và thế mạnh riêng cho mỗi loại hình du lịch sinh thái.

Trên cơ sở phân tích những thế mạnh về tài nguyên du lịch sinh thái, tác giả đã đề xuất một số định hướng chính trong việc khai thác tuyến, điểm cũng như một số sản phẩm du lịch đặc trưng.

Để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng một cách hiệu quả nhất tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp dựa trên nguyên tắc cơ bản phát triển du lịch sinh thái, hướng tới phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn một số hạn chế chưa có điều kiện khắc phục:

Do khuôn khổ thời gian đề tài mới chỉ sơ bộ đánh giá và định hướng khai thác tiềm năng chứ chưa đưa ra quy hoạch chi tiết cho sự phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long.

Các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch mà luận văn đề xuất mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng, chưa có những tính toán cụ thể về hiệu quả kinh tế .

Các giải pháp đưa ra mới chỉ ở mức độ khái quát.

Hi vọng với những kết quả đã đạt được của luận văn sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh Quảng Ninh trong đó có Vịnh Hạ Long, mà đặc biệt là đối với các làng chài còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Để hoàn thiện luận văn “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long” tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các giáo viên hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Hải - Giảng viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; các thầy, cô giáo Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Du lịch học, cán bộ phòng Sau Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở VHTT&DL Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* TIẾNG VIỆT

1. Lê Tuấn Anh (2004), Di sản thế giới ở Việt Nam, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Tổng cục du lịch.

2. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (2011), Kế hoạch quản lý du khách trên Vịnh Hạ Long giai đoạn 2010 – 2015, Hạ Long.

3. Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Bảng tổng hợp khách từng điểm từ năm 2008 đến 2012, Hạ Long.

4. Ban quản lý Vịnh Hạ Long (2012), Báo cáo Kết quả phối hợp kiểm tra rà soát nhà bè, nhà nổi, nhân hộ khẩu mặt nước trên Vịnh Hạ Long, Hạ Long.

5. Nguyễn Thị Thùy Dương (2001), Đời sống ngư dân thủy cư vùng Vịnh Hạ Long (những tìm hiểu bước đầu), Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

6. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên Vịnh Hạ Long, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Chu Thành Huy (2008), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

9. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

10. Ngô Hải Ninh (2011), Nghiên cứu du lịch sinh thái cộng đồng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững tại huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển.

11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật du lịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

12. Võ Quế (chủ biên)(2006), Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng (Tập 1),

NXB Khoa học kỹ thuật.

13. Thi Sảnh (2003), Non nước Hạ Long, Hội khoa học lịch sử Quảng Ninh. 14. Thi Sảnh (2004), Quảng Ninh - Miền đất những trầm tích, NXB trẻ. 15. Phạm Hồng Sơn (2003), Du lịch Hạ Long

16. Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh (2012), Báo cáo công tác quản lý hoạt động du lịch năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013, Hạ Long.

17. Lê Thị Hiền Thanh (2008), Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai), Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Trần Đức Thanh (2003), “Bàn về du lịch sinh thái”, Tạp chí du lịch, 34 – 35. 20. Tổng cục du lịch (2005), Non nước Việt Nam, Trung tâm công nghệ thông tin

du lịch, Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 22. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2007), Trường cao đẳng VHNT và DL

Hạ Long, Giáo trình Địa chí Quảng Ninh, Hạ Long.

23. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2007), Trường cao đẳng VHNT và DL Hạ Long, Giáo trình thực hành hướng dẫn du lịch ở một số điểm di tích, thắng cảnh Quảng Ninh, Hạ Long.

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 2178/ QĐ-UBND, Về việc phê duyệt phương án di dời đối với nhà bè trên Vịnh Hạ Long, ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

25. Ủy ban nhân dân phường Hùng Thắng, Báo cáo kinh tế xã hội Ủy ban nhân dân phường Hùng Thắng năm 2011 – 2012, Hạ Long

* TIẾNG ANH

27. Hạ Long bay management derpartment (2010), Cửa Vạn fishing village a cultural feature of Hạ Long bay, Hạ Long.

* INTERNET

28. Hội đồng Bộ Trưởng nước CHXHCN Việt Nam (1984), Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh,

www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/.../View_Detail.aspx?ItemID=3482, 20/9/2012

29. UNESCO (1972), Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, chttp://www.vinaremon.com.vn/vi/co-dong-co-phan/387-cong-c-v-

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Nội dung cam kết bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long của các làng chài.

Phụ lục 2. Mẫu điều tra bằng bảng hỏi đối với khách du lịch nội địa. Phụ lục 3. Mẫu phiếu điều tra bằng bảng hỏi đối với khách du lịch quốc tế. Phụ lục 4 Mẫu phiếu điều tra bằng bảng hỏi đối với ngƣời dân địa phƣơng.

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG CAM KẾT BẢO VỆ DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG CỦA CƢ DÂN LÀNG CHÀI

Nhằm tạo ra sự nhận thức mới về trách nhiệm bảo vệ Di sản TNTG Vịnh Hạ Long cho các cơ quan, doanh nghiệp, người dân làm việc và sinh sống trên Vịnh Hạ Long, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức ký cam kết bảo vệ các giá trị Di sản, giữ gìn an ninh trật tự và cảnh quan môi trường Vịnh Hạ Long đối với từng hộ gia đình, tổ chức kinh tế xã hội có liên quan đang cư trú, sinh sống và làm việc trực tiếp trên Vịnh Hạ Long với những nội dung cụ thể sau:

- Không đeo bám, ăn xin, bán hàng cho các tàu thuyền khi đang chở khách du lịch; Không neo đậu, ăn xin, bán hàng tại các điểm tham quan, du lịch

- Không xây dựng công trình, đền miếu, mộ chí, chôn cất người chết và viết vẽ, sơn khắc tại các đảo núi, hang động trên vịnh Hạ Long

- Không xâm hại đến các giá trị Di sản của Vịnh Hạ Long như: chặt cây, phá đá, khai thác vật liệu xây dựng, dược liệu và các nguồn tài nguyên đã bị cấm. - Không khai thác, mua bán san hô và các loại hải sản quý hiếm; không đánh bắt, khai thác thuỷ sản bằng các hình thức mang tính chất huỷ diệt như dùng mìn, điện, chất độc, lưới mắt nhỏ hơn quy định

- Không tự ý di chuyển, đóng mới nhà bè; neo đậu phương tiện ngoài khu vực đã được quy định

- Chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, không thả chất thải, rác thải (túi nilon, vỏ đồ hộp, bao bì, rác thải sinh hoạt, xăng dầu mỡ, hoá chất độc hại...) xuống Vịnh Hạ Long; có trách nhiệm thu gom rác thải, chất thải tập trung về nơi quy định; tự giác thu dọn vệ sinh nơi mình cư trú, sinh hoạt.

- Giữ gìn an ninh trật tự; chấp hành nghiêm túc các quy định về đảm bảo an toàn đường thuỷ nội địa và phòng chống cháy, nổ; thực hiện văn minh nơi thương mại và du lịch đúng quy định pháp luật.

PHỤ LỤC 2

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

Xin chào quý khách, hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu để phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long. Xin quý khách vui lòng cho biết thông tin và có ý kiến đóng góp cho nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cam kết các thông tin và ý kiến mà Quý khách cung cấp sẽ chỉ dùng để thực hiện các mục đích trên đây mà không phổ biến hay sử dụng vào mục đích khác.

Xin vui lòng đánh dấu vào các ô nếu là lựa chọn đúng của Quy khách, các ô còn lại xin bỏ trống.

1. Đây là lần thứ mấy bạn đến Hạ Long?

Lần đầu Lần 2 Lần 3 Hơn 3 lần

2. Trước khi đến Vịnh Hạ Long, bạn đã biết đến Vịnh Hạ Long qua nguồn thông tin nào?

Chuyến thăm lần trước Bạn bè/người thân Quảng cáo sách hướng dẫn du lịch Du lịch trọn gói Nguồn khác

3. Bạn dự định ở lại Hạ Long bao lâu?

1 ngày 2 ngày

3 ngày hơn 3 ngày 4. Chuyến đi lần này là:

Tự tổ chức Qua công ty du lịch Theo một tổ chức khác Hình thức khác….

5. Mục đích chính của chuyến đi này của bạn là gì?

Tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi Nghiên cứu/ học tập

Lý do khác:………

6. Đến Hạ Long bạn đã đến những điểm nào dưới đây?

Động Thiên Cung Hang Sửng Sốt Hang Đầu Gỗ Hang Bồ Nâu Hang Luồn Động Mê Cung Làng chài Ba Hang Làng chài Cửa Vạn

Làng chài Vông Viêng Hang Trinh Nữ Hàng Trống Động Kim Quy Bãi tắm Ti Tốp Hang Tiên Ông Các điểm khác:………

7. Bạn đã nghe đến làng chài trên Vịnh Hạ Long chưa?

Có Không

8. Bạn đã đến làng chài nào trong số các làng chài sau trên Vịnh Hạ Long?

Ba Hang Cửa Vạn Vông Viêng Cống Đầm

9. Điều nào hấp dẫn đưa bạn đến làng chài trên Vịnh Hạ Long?

Khí hậu mát mẻ trong lành Tránh nơi ồn ào đông đúc Các loại hình dịch vụ hấp dẫn Tìm hiểu văn hóa bản địa Phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn Các món ăn đặc sản Tìm hiểu động, thực vật Trải nghiệm cuộc sống người dân chài

10. Bạn thấy thái độ của người dân địa phương ở đây như thế nào?

Niềm nở, thân thiện Bình thường E ngại Không biểu hiện gì Ý kiến khác:………

11. Khi tham quan Vịnh Hạ Long bạn có đi cùng Hướng dẫn viên du lịch không?

Có Không

12. Bạn thấy điều gì cần được cải thiện ở đây?

Đồ lưu niệm Sự an toàn, vệ sinh Lòng hiếu khách, tình cảm dân địa phương Dịch vụ (sách hướng dẫn, thông tin…)

Những thứ khác:………..

13. Mức độ hài lòng của bạn về chuyến đi này?

Hài lòng Tương đối hài lòng Bình thường Tương đối thất vọng Hoàn toàn thất vọng

14. Bạn vui lòng cho ý kiến để giúp du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 96 - 115)