Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 38 - 43)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nằm trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, cư dân làng chài trên Vịnh là chủ nhân của Di sản, là người ngày ngày cùng sinh sống, tồn tại, phát triển trên Vịnh Hạ Long, vậy nên tài nguyên du lịch tự nhiên, đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu của làng chài chính là đặc điểm tự nhiên của Vịnh Hạ Long.

2.2.1.1. Địa hình, địa chất * Địa hình

Vịnh Hạ Long là dạng địa hình đảo xen lẫn với các trũng biển, các vùng bãi triều và những đảo đá vôi vách đứng, rất tương phản nhau. Các đảo của Vịnh Hạ Long có độ cao khác nhau (phổ biến từ 50 đến 200m), chủ yếu là đảo đá vôi tập trung ở vùng Hòn Gai và đảo phiến thạch tập trung ở vùng Cẩm Phả. Những đảo đất của Vịnh Hạ Long thường có người và động vật sinh sống, có thảm thực vật trù phú.

Địa hình đáy biển Vịnh Hạ Long tương đối bằng phẳng, chỗ sâu nhất từ 20 – 25m. Hầu hết độ sâu của biển vùng này là 5 – 10m, những nơi sâu nhất thường nằm ở vùng giáp giới với ngoài khơi của vịnh Bắc Bộ, các cửa biển hoặc luồng lạch.

* Giá trị địa chất

Giá trị lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long được đánh giá bởi 2 yếu tố, đó là: Lịch sử kiến tạo và địa mạo Karst.

- Giá trị lịch sử kiến tạo: Lịch sử địa chất của Vịnh Hạ Long được các nhà khoa học nhận định trải qua ít nhất trên 500 triệu năm với nhiền lần tạo sơn -

biển thoái, sụt chìm - biển tiến. Vịnh Hạ Long còn giữ lại được những dấu ấn của quá trình tạo sơn, địa máng vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa lũy, địa hào cổ.

Kỷ Cacbon (340 - 285 triệu năm trước) là thời gian nóng ẩm của trái đất, phát triển môi trường đầm lầy thực vật thuận lợi cho hình thành các bể than đá khổng lồ ở châu Âu thì ở Vịnh Hạ Long lại là vùng biển nông, khí hậu khô nóng để hình thành nên tầng đá vôi dày. Trái lại, vào kỷ Trias (240 - 195 triệu năm trước) khi trái đất nói chung, châu Âu nói riêng có khí hậu khô nóng thì khu vực Vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ... Vịnh Hạ Long ngày nay mới được hình thành trong 8 - 7 nghìn năm qua. Nhưng để có vịnh, đã phải có một biển cổ tích tụ tầng đá vôi dày trên nghìn mét trong khoảng 340 - 240 triệu năm trước, một thời kỳ xâm thực Karst kéo dài trên 20 triệu năm trong môi trường lục địa kỷ Neogen và Nhân sinh, và phải có một biển tiến hành tinh liên quan tới trái đất ấm lên - băng tan trong hơn vạn năm qua...

- Giá trị địa mạo Karst: Vịnh Hạ Long có một quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều dạng địa hình Karst: Karst bề mặt và Karst ngầm. Các dạng Karst bề mặt gồm có:

Địa hình Karst kiểu Phong Tùng: Gồm một cụm đá vôi thường có hình chóp nằm kề nhau. Các chóp có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất khoảng 200m. Địa hình Karst kiểu Phong Linh: Đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhau tạo thành các tháp có vách dốc đứng. Phần lớn các tháp có dộ cao từ 50 – 100m. Tỉ lệ giữa các xhiều cao và rộng khoảng 6m.Các cụm đồi đá vôi hình chóp nón nằm kề nhau, điển hình là ở khu đảo Bồ Hòn và Đầu Bê.

Cánh đồng Karst: Là những vùng trũng khép kín có đáy rộng và phẳng nằm trong các vùng Karst.

Địa hình Karst ngầm: Là hệ thống các hang động đa dạng trên Vịnh, được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất là di tích các hang ngầm cổ, tiêu biểu là

hang Sửng Sốt - động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long,v.v... Nhóm thứ hai là các hang nền Karst tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống v.v.. Nhóm thứ 3 là hệ thống các hàm ếch biển, tiêu biểu như 3 hang thông nhau ở cụm Hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang…

Karst Vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.

2.2.1.2. Khí hậu

Khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới ẩm, phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài, mùa đông khô, lạnh. Đồng thời, do nằm ở bờ Tây vịnh Bắc Bộ, nên khí hậu mang tính chất biển và luôn được điều hòa bởi ảnh hưởng của biển. Nhiệt độ trung bình từ 15 đến 250C.

Vịnh Hạ Long là một trong những nơi có lượng mưa cao ở các tỉnh phía Bắc. Tổng lượng mưa hàng năm đạt 2000 – 2200mm/năm.

2.2.1.3. Thủy văn

Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình. Biên độ triều vào loại lớn nhất nước ta: 3,5 đến 4,0 m. Độ mặn của nước biển từ 31 đến 34,5, biên độ dao động của độ mặn giữa các tháng trong mùa không lớn.

2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật

Vịnh Hạ Long đa dạng về hệ sinh thái đồng thời cũng thể hiện sự đa dạng loài, đa dạng nguồn gen, vì khu vực này có điều kiện sinh thái đặc biệt và thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật.

Vịnh Hạ Long tồn tại 2 hệ sinh thái lớn: Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới; Hệ sinh thái biển ven bờ

Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới: Đây là hệ sinh thái đặc biệt so với nhiều nơi, hệ sinh thái này tồn tại trên các núi đá vôi của Vịnh Hạ Long.

Hệ sinh thái biển và ven bờ bao gồm nhiều hệ sinh thái nhỏ, đó là: HST vùng triều có rừng ngập mặn; HST đáy cứng (rạn san hô); HST hang động và tùng áng; HST đáy mềm (cỏ biển); HST bãi triều không có rừng ngập mặn; Dạng

sinh thái nhân tạo; Hệ sinh thái biển bao gồm: Sinh vật phù du, động vật tự du và động vật đáy.

Trong đó, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài khác. Đây chính là những hệ sinh thái nhạy cảm được UNESCO quan tâm bảo vệ hàng đầu.

Vịnh Hạ Long là nơi sinh cư của 166 loài thực vật phù du, 106 loài động vật phù du, 19 loài thực vật ngập mặn, 5 loài cỏ biển, đặc biệt, đây là nơi sinh sống của 170 loài san hô cứng (loài có khả năng tạo rạn). Vịnh Hạ Long cũng là nơi sống của 300 loài động vật nhuyễn thể; 200 loài giun nhiều tơ; 13 loài da gai, 326 loài động vật tự du, trong đó có: 313 loài cá, 10 loài bò sát và 3 loài thú biển.

Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn chứa đựng nhiều nguồn gen quý hiếm đã tạo nên sự đa dạng phong phú về thành phần loài cho khu vực.

2.2.1.5. Một số điểm du lịch sinh thái * Rừng Trúc - đảo Hang Trai

Khu vực rừng trúc nằm phía bên phải của Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn, trong một thung lũng thuộc đảo Hang Trai. Thoạt nhìn bạn khó có thể nhận ra bởi ở vẻ bề ngoài nó giống như muôn vàn các đảo đá trên Vịnh Hạ Long với màu xanh bao phủ của thảm thực vật rừng thường xanh nhiệt đới. Nhưng men theo lối mòn, bạn sẽ bất ngờ bởi tính đa dạng cao và có nhiều loài thực vật đặc hữu ở bên trong, nó được phân bố ở khu vực lòng chảo, thung lũng giữa đảo, nơi có lớp đất dày và độ ẩm cao hơn so với các điểm khác. Thảm thực vật ở đây chia làm nhiều tầng khác nhau: các loại cây trúc, song, cọ Hạ Long thuộc loại tầng cao, đặc biệt là các loại trúc, mây song mọc rậm rạp đan xen vào nhau. Tầng thực vật thấp hơn là các loại cây bụi, dây leo điển hình là bình vôi. Ngoài ra bạn có thể quan sát một số loại cây ăn quả tại đây như quất hồng bì, ổi, khế ngọt.

* Áng Dù - một dạng sinh thái đặc trưng của Vịnh Hạ Long

Khi đến với Vịnh Hạ Long, rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch sinh thái quan tâm đặc biệt đến cảnh đẹp và giá trị của hệ thống Tùng, áng. Áng chính là những phễu karst mà phần đáy phễu đã bị ngập nước tạo nên những

hồ giữa các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long. Theo định nghĩa của phân viện Hải dương học tại Hải Phòng áng là các hồ chứa nước Karst nằm giữa các đảo. Hiện trên Vịnh Hạ Long đã phát hiện được hơn 60 áng trong đó lớn nhất là áng Vẹm (28,8 ha), nhỏ nhất là áng Trề Môi (0,7 ha).

Áng Dù nằm trên dãy đảo Hang Trai, cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 28 km, từ ngoài đi vào là một bãi cát tự nhiên, qua đường mòn khoảng 100m là tới áng. Áng rộng chừng khoảng 200 m2, nước được thông với biển qua hệ thống hang ngầm hoàn toàn tĩnh lặng, không hề có sóng. Có thể nói giữa trời biển Hạ Long đây là một vùng thiên nhiên thơ mộng kỳ thú, môi trường không khí trong lành, yên tĩnh đem đến cảm giác thư thái yên bình cho những ai đã đặt chân đến. Những giá trị khoa học của hệ sinh thái tùng áng ở Hạ Long vẫn còn nhiều bí ẩn đang tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu, làm cơ sở cho việc bảo tồn phát huy bền vững các giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

* Độc đáo cảnh quan hồ Ba Hầm

Hồ Ba Hầm thuộc dãy đảo Đầu Bê - nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long, đây là một hệ sinh thái tùng áng đặc biệt của Hạ Long. Là một trong 3 đỉnh tam giác, nơi đặt biểu tượng Di sản thế giới thuộc khu vực bảo vệ tuyệt đối của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 32 km trong toạ độ: 107007'51'' kinh độ Đông và 20045'10'' vĩ độ Bắc. Hồ Ba Hầm mang một vẻ đẹp huyền bí, độc đáo gồm 3 trũng biển (ba hồ) thông với nhau qua những hang ngầm. Hang thứ nhất dài 150m hình cánh cung, rộng 10m uốn cong tạo thành những vòm hang có hình dáng khác nhau với chiều cao tối thiểu là 1,5m. Hồ thứ nhất diện tích khoảng 850m2. Đường sang hồ thứ hai bên phải theo chiều đi vào, có chiều dài khoảng 60m đây là một hồ rộng nhất trong ba hồ có diện tích khoảng 1000m2, hoàn toàn tĩnh lặng với bên ngoài chỉ nghe tiếng chim hót hoà quyện với mây trời cảnh vật thiên nhiên Hạ Long. Mặc dù ở giữa Vịnh Hạ Long nhưng khi vào hồ Ba Hầm du khách tưởng như mình dang lạc vào một một thế giới hoàn toàn khác biệt không phải là biển. Cũng từ hồ thứ nhất qua hang ngầm bên trái theo hướng đi vào của bạn là đường sang hồ thứ ba. Hang dài khoảng 40m, diện tích hồ thứ ba khoảng 600m2.

Bởi vậy, phương tiện thuận lợi nhất để du khách khám phá vẻ đẹp của hang là thuyền mủng hoặc kayak nhưng phải nắm rõ lịch thuỷ triều vì khi nước lên độ cao của hang thu hẹp lại sẽ khó để quay trở ra.

Nơi đây có hệ sinh thái đặc trưng của Vịnh Hạ Long đó là hệ sinh thái Tùng áng với các hồ nước được thông với biển bằng những cửa hang ngầm, mặt hồ phẳng lặng trong xanh là điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sống. đặc biệt trên các vách núi đá vôi, bạn có thể quan sát thấy một màu xanh bạt ngàn của các thảm thực vật nhiệt đới phong phú về giống loài với nhiều hình dáng đẹp độc đáo cùng một sức sống mãnh liệt. Hồ Ba Hầm là nơi phát hiện 3 loài thực vật đặc hữu trên Vịnh Hạ Long là hài vệ nữ hoa vàng, cọ Hạ Long và thiên tuế Hạ Long.

* Khu vực hòn Bọ Hung, hòn Vụng Hà, hòn Soi Ván

Đây là khu vực có hệ sinh thái rạn san hô khá phong phú, đa dạng. (Tại khu vực này trước đây đã có dự án đầu tư khu du lịch lặn tham quan khám phá hệ sinh thái dưới nước của Công ty CP lặn Đại Dương). Có thể tổ chức dịch vụ tắm biển, lặn ngắm san hô, câu cá trên rạn san hô....

* Khu vực đảo Trà Giời - Vạn Gió

Có những hang động đẹp như hang Đúc Tiền, hang Đầu Giường, bãi cát khu vực Hòn Trà Giời, Vạn Gíó.... Có thể tổ chức các dịch vụ tham quan khám phá hang động, tắm biển...

* Khu vực Hòn Xếp

Có giá trị đặc biệt về địa chất địa mạo, toàn cảnh khu vực là một bảo tàng đá sống động và độc đáo điển hình của Hạ Long. …Có thể tổ chức các dịch vụ tham quan , ngắm cảnh, nghiên cứu các giá trị địa chất, địa mạo...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 38 - 43)