Tòa án phải đảm bảo các quyền và tự do của con ngƣời, là hiện thân của công lý để giải quyết mọi tranh chấp dù là tranh chấp chính trị hay

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 52 - 58)

thân của công lý để giải quyết mọi tranh chấp dù là tranh chấp chính trị hay tranh chấp dân sự

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 chỉ có hai điều nói về chính quyền trong việc đảm bảo quyền con người và hai điều đó đều là những quy phạm về Tòa án: “Mọi người đều có quyền được bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia có thẩm quyền chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản của họ đã được hiến pháp hay pháp luật thừa nhận” (Điều 8); “Mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng hoàn toàn trong việc xem xét công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và không thiên vị để quyết định các quyền và nghĩa vụ của họ cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ” (Điều 10)

Xét về bản chất, tất cả các yếu tố của nhà nước pháp quyền như việc thừa nhận quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật, thực hiện cơ chế phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước cuối cùng đều nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của con người. Vì thế Tòa án cũng đóng góp vai trò đặc biệt trong việc hiện thực hóa các quyền con người.

Quyền con người là “những quyền tự nhiên, không thể bị tước đoạt và thiêng liêng của con người” [54]. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 cũng tuyên bố “chúng tôi tin rằng những chân lý này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền và các hình thức nhà nước khác dưới chế độ độc tài, chuyên chế là các quyền, lợi ích chính đáng của con người không thể bị xâm phạm dưới bất cứ hình thức nào, ngược lại, nó còn được Tòa án bảo vệ khỏi sự can thiệp không cần thiết của chính quyền. Những quyền đó không hẳn là quyền của đa số mà là quyền của cá nhân mỗi người, quyền của thiểu số.

Khi thành lập ra các cơ cấu và quyết định các chủ trương, chính sách, pháp luật, nhà nước phải tuân thủ theo nguyên tắc đa số, có tính đến quyền lợi của thiểu số. Nhưng khi thi hành và nhất là khi bảo vệ quyền, lợi ích của công dân thì lẽ đương nhiên nhà nước lại phải tính đến quyền lợi của mỗi cá nhân với mục đích ngăn ngừa sự bất bình đẳng, sự oan sai cho từng trường hợp cụ thể. Tòa án chính là nơi có khả năng tốt nhất cho việc bảo vệ quyền lợi này. Do vậy, một nhà nước dân chủ muốn thực hiện tốt chức năng bảo vệ thiểu số và quyền lợi của cá nhân thì phải tăng cường hoạt động tư pháp.

Trong nhà nước pháp quyền, mọi can thiệp liên quan đến quyền và tự do của công dân phải được tiến hành theo một thủ tục tố tụng hết sức nghiêm ngặt, ví dụ:

“ + Nhà ở của mọi công dân không thể bị khám xét mà không có lệnh chỉ rõ nguyên nhân chính của việc khám xét. Trong một xã hội dân chủ việc đột nhập lúc nửa đêm vào nhà ở của công dân là không thể chấp nhận;

+ Không ai có thể bị bắt nếu không có lệnh viết của người có trách nhiệm khẳng định một cách dứt khoát có vi phạm;

+ Người bị kết tội có quyền được xét xử một cách nhanh chóng công bằng, được đối chất với các ủy viên công tố buộc tội họ;

+ Các nhà chức trách phải cho bảo lãnh hoặc thả có điều kiện đối với bị can không có khả năng bỏ trốn hoặc phạm các tội khác;

+ Hình phạt khắc nghiệt hoặc không bình thường bị cấm;

+ Không ai buộc phải chứng minh mình vô tội, không buộc phải làm nhân chứng chống lại chính bản thân mình” [26, tr.130].

Người thực hiện chức danh buộc tội phải có trách nhiệm chứng minh họ có tội. Tuyệt đối cấm các biện pháp ép buộc tự thú. Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng không được dùng tra tấn hay lạm dụng hành hạ thể xác hay tinh thần đối với những kẻ bị tình nghi.

Trong số 10 tu chánh án nói về nhân quyền của Mỹ có tới 2/3 nói về việc bảo vệ các bị can, bị cáo:

+ Điều bổ sung thứ tư của Hiến pháp yêu cầu cần phải có những đảm bảo đối với việc truy tố và bắt giữ;

+ Điều bổ sung thứ năm yêu cầu cáo trạng phải do một bồi thẩm đoàn đưa ra, cấm đe dọa đối với bị cáo trong các thủ tục tố tụng, bảo vệ họ không bị buộc phải làm chứng chống lại chính mình, bảo đảm pháp luật phải được thực thi một cách thích hợp, công bằng;

+ Điều bổ sung thứ sáu đảm bảo cho bị cáo quyền biết tội danh, được đối chất với nhân chứng, quyền được giúp đỡ tư vấn pháp lý;

+ Điều bổ sung thứ tám bảo đảm rằng ngay cả khi một người được biết tội sau một phiên tòa công minh thì sự trừng phạt cũng phải tương ứng với tội của người đó.

Những quyền dành ngay cho cả những người bị kết án cũng phải được tôn trọng để sao cho một xã hội dân chủ có thể đặt niềm tin vào hệ thống tư pháp và ngay chính bản thân hệ thống đó không bị xuyên tạc, lạm dụng như một phương tiện để đảm áp dân chúng.

Ở nhiều nước dân chủ hiện đại, việc kiện tụng gia tăng mạnh mẽ, đó là vì người ta tin tưởng công lý và ngành tư pháp. Tìm đến Tư pháp là người ta muốn tìm kiếm công lý. Chức năng cơ bản của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền là xét xử các hành vi phạm pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân. Bất kể hành vi xã hội nào (dân sự hay chính trị) đi ngược lại các quy định của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền đều bị nghiêm trị thông qua hệ thống tòa án công bằng và độc lập. Nền dân chủ, ý chí chung của nhân dân vốn được tạo nên bởi chính họ, thông qua hoạt động lập hiến và lập pháp nay sẽ được duy trì và bảo đảm thông qua hệ thống các cơ quan tư pháp.

Trong Nhà nước pháp quyền, tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi nhà nước, bao gồm các đảng phái chính trị cũng phải tuân thủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật; những tranh chấp trong hoạt động liên quan cũng được xem xét ở một Tòa án độc lập. Những nhà chính trị phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, mặc dù trong nhiều trường hợp những nhà chính trị cảm thấy không thực sự dễ chịu và luôn có xu hướng vượt ra ngoài cái khuôn khổ đó. Sự đề cao của pháp luật trong nhà nước pháp quyền có nghĩa rằng các nhà chính trị phải tuân thủ chứ không được vi phạm. Để không bị ảnh hưởng bởi thế lực chính trị, Tòa án phải thực sự độc lập trong bộ máy quyền lực nhà nước. Ở Đức, các tòa án được tổ chức và phân biệt hết sức rõ ràng. Tất nhiên, hầu hết các tòa án đều xử lý các vụ dân sự hoặc hình sự, nhưng còn một loại tòa đặc biệt xử lý các vấn đề lao động và xã hội, thuế và các vụ án hành chính. Đối với mỗi loại tòa đặc biệt này đều có một tòa án tối cao dưới dạng tòa án liên bang. Khác với trước đây, các tòa hành chính chủ yếu xem xét tính hợp pháp của hành chính trong khi can thiệp vào vấn đề riêng của cá nhân, thì nay các tòa hành chính đã phần lớn xử lý các khiếu kiện của công dân đối với nhà nước.

Tòa án trong nhà nước pháp quyền có nhiệm vụ bảo vệ địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ giá trị thiêng liêng và hiệu quả của pháp luật. Đó là pháp luật của nhân dân chứ không phải của thiểu số người đại diện nắm quyền. Khi đã được đa số công dân thừa nhận thì nó trở thành quy tắc xử sự chuẩn mực trong xã hội. Điều đó đồng nghĩa với việc vi phạm các quy tắc đó là vi phạm nhân quyền. Bảo vệ pháp luật là vai trò quan trọng của Tòa án. Bất cứ ai cho rằng quyền lợi của mình bị cơ quan công quyền vi phạm đều có thể khiếu nại ra Tòa. Với tư cách công dân, người đó được pháp luật bảo hộ và họ có thể giải quyết mọi xung đột trước Tòa án. Bởi chỉ riêng có thiết chế này mới có quyền cưỡng chế các cơ quan khác của nhà nước thông qua các cuộc phán xử và cũng chỉ duy nhất nó có quyền chính thức phán quyết về sự hợp pháp của những

hoạt động của các ngành lập pháp và hành pháp. Chỉ có Tư pháp là ngành quyền lực độc nhất giữ cho hai ngành còn lại phải chịu trách nhiệm về những quyết định của họ đồng thời củng cố niềm tin cho toàn xã hội.

Tóm lại, Tòa án cần có quyền lực tuyệt đối, độc lập thì mới có đủ vũ khí để chống lại các thế lực còn lại trong bộ máy quyền lực nhà nước và các thế lực khác trong xã hội và có như vậy Tòa án mới đảm bảo được các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền. Cần phải nhận thức rằng quyền lực tuyệt đối không có nghĩa là những người đảm trách công việc đó thích làm gì cũng được. Trong Nhà nước pháp quyền, bản thân họ cũng sẽ bị giới hạn bởi chính pháp luật và quyền tư pháp. Nếu họ vi phạm pháp luật, họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì thế, nếu cho rằng không giới hạn quyền tư pháp thì ngành tư pháp sẽ lộng quyền, công lý sẽ là của riêng họ, xã hội sẽ rơi vào chế độ pháp trị chuyên chế là ý kiến hoàn toàn sai lầm. Việc tổ chức hệ thống tòa án độc lập không hề vi phạm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân bởi quyền lực đó chỉ trở thành hiện thực khi Tòa án đảm bảo cho pháp luật của nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh. Vì thế, vấn đề không phải hạn chế quyền lực ngành tư pháp mà quan trọng là việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, thủ tục tố tụng trong hoạt động xét xử (nguyên tắc xét xử hai cấp, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc giám sát bên trong, bên ngoài….) và các cách thức nhằm giới hạn sự lạm quyền của những người thực hiện quyền tư pháp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 52 - 58)