Tòa án phải có khả năng giới hạn hai cành quyền lực lập pháp và hành pháp trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 50 - 52)

và hành pháp trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.

Một vấn đề nổi bật trong nhà nước pháp quyền, đó là quyền lực nhà nước được phân chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm tránh sự tập trung thái quá và sự tha hóa của quyền lực nhà nước, trong đó lập pháp là để ban hành các quy định có hiệu lực thi hành, hành pháp có thể ban hành các mệnh lệnh và điều cấm có hiệu lực thi hành, tư pháp có quyền ban hành các phán quyết có hiệu

lực thi hành. Tầm quan trọng của việc phân chia quyền lực là để những người thi hành luật và bảo vệ luật không phải là những người làm luật, vì “họ có thể miễn cho bản thân họ việc tuân thủ những luật mà họ làm ra, và thích nghi luật, cả trong việc làm luật và thi hành luật, cho phù hợp với lợi ích riêng tư của họ” [26, tr.211]. Tuy nhiên, để đạt được mục đích của việc phân quyền, tư pháp phải hoàn toàn độc lập trước lập pháp và hành pháp. Hiện nay, nhiều nhà nước dân chủ tư sản được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng trên thực tế, hành pháp và lập pháp vẫn có sự phối kết hợp với nhau ở một mức độ nhất định, duy chỉ có tư pháp do nhu cầu chức năng xét xử, bao giờ cũng được độc lập. Sức mạnh của nhà nước pháp quyền tùy thuộc vào niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp.

Phẩm chất đặc biệt của Tư pháp, không phải là sức mạnh và sự nhanh nhẹn của hành pháp cũng không phải sự thông cảm và khả năng thỏa hiệp của các nhà lập pháp mà chính là sự minh bạch và dung hòa, được quyền độc lập, không phụ thuộc vào sức ép của đám đông và cả không lệ thuộc vào hành pháp và lập pháp [26, tr.231]. So với hai ngành quyền lực kia, Tư pháp được coi là một ngành quyền lực mềm yếu nhất nên thực tế tư pháp không có khả năng xâm phạm đến quyền hạn của lập pháp và hành pháp nhưng ngược lại, Tư pháp luôn bị hai ngành quyền lực kia làm tổn hại. Do vậy, chúng ta phải làm hết cách để giúp cho ngành tư pháp chống đỡ được sự xâm phạm của hai ngành quyền kia. Biện pháp hiệu quả nhất là ngành tư pháp phải tách biệt khỏi ngành lập pháp và hành pháp đồng thời Tư pháp phải có đủ quyền năng kiểm soát được chúng. Sự kiểm soát của tư pháp đối với lập pháp và hành pháp có thể thực hiện thông qua nhiều cơ chế, có thể thông qua một tòa án thường (bao gồm cả tòa án tối cao) có thẩm quyền chung để đảm bảo tính hợp pháp của hành pháp hoặc thông qua các cơ quan chuyên biệt, như Tòa hành chính chuyên phán xét sự tranh chấp giữa chính quyền và người dân, Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến….Tòa án

hiến pháp là một cơ chế giám sát đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát tư pháp đối với chính quyền, là cơ chế bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp của cả hai tổ chức thực hiện chức năng lập pháp và hành pháp.

Trong Nhà nước pháp quyền, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước nên nhân dân có quyền kiểm tra và giám sát quyền lực đó. Để nguyên tắc trên được đảm bảo thực hiện thì Tòa án chính là cơ quan quyền lực duy nhất có quyền phán xét các hành vi sai trái của cả lập pháp và hành pháp khi không thực hiện đúng ý chí chung của nhân dân được đưa lên thành Hiến pháp và Luật. Quyền xem xét tính hợp hiến của một đạo luật của Quốc hội cũng như các hành vi của Chính phủ là một trong những phương cách kiểm soát chính quyền hữu hiệu nhất trên thế giới hiện nay nhằm đảm bảo quyền con người và ý chí chung của nhân dân trong xã hội.

Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các yếu tố cấu thành cơ chế giám sát tư pháp trong việc bảo vệ hiến pháp. Quyền giám sát tư pháp hiểu theo nghĩa như ngày nay được thiết lập lần đầu tiên ở Mỹ, thông qua phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Marbury chống Madison năm 1803: “Chỉ có Tòa án mới có quyền và nghĩa vụ tuyên bố cái gì được gọi là luật, một văn bản luật trái với Hiến pháp không phải là luật” [44, tr.95]. Quyền giám sát tư pháp được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giám sát và giới hạn chính quyền, chống lại sự tùy tiện của lập pháp và hành pháp. Đây cũng chính là điều kiện để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, đảm bảo các quyền tự do của công dân. Tuy nhiên, Tư pháp chỉ đóng được vai trò này khi có đủ ba điều kiện cốt lõi: sự độc lập, quyền đưa ra những quyết định xét xử và một tổ chức có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)