Những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Tòa án

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 86 - 89)

- Hệ thống Tòa án Việt Nam thời kỳ 1992 đến nay

2.2.2.3. Những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Tòa án

- Một là, yếu tố con người:

Yếu tố con người có tính quyết định tiên quyết đến chất lượng và hiệu quả xét xử của Tòa án. Yếu tố con người ở đây cụ thể là đội ngũ thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án. Trong những năm qua, trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán đã được nâng cao đáng kể: 90% thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, gần 80% thẩm phán cấp huyện và 100% thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có trình độ đại học luật. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp lý, việc đào tạo các chức danh tư pháp là rất cần thiết không chỉ cho chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán mà còn rất hữu ích cho cả đội ngũ Thư ký Tòa án, những người trực tiếp ghi biên bản phiên tòa, phản ánh trung thành diễn biến của phiên tòa. Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ yếu kém thì không đảm bảo tính chất đầy đủ và toàn diện của hồ sơ, ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của hồ sơ vụ án. Thực tế, không chỉ thư ký tòa án chưa đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà ngay cả thẩm phán Tòa án ở vùng sâu, vùng sa vẫn còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tòa án không chỉ ở trình độ, chuyên môn của thẩm phán mà điều quan trọng còn là ở phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh của người thẩm phán. Thẩm phán của chúng

ta đã thực sự chí công, vô tư, khách quan trong xét xử hay chưa? Họ có đủ bản lĩnh để cầm cân, nảy mực hay không? Thực tế cho thấy án bị sửa, bị hủy không chỉ do năng lực chuyên môn của thẩm phán yếu kém mà còn do thẩm phán bị áp lực mà xử sai, thẩm phán vì những lợi ích vật chất mà không vô tư, khách quan, thiếu trách nhiệm, làm sai lệch hồ sơ vụ án, làm giả hồ sơ....

- Hai là, yếu tố pháp luật

Việc hoàn thiện pháp luật về nội dung, nhất là pháp luật về dân sự, kinh tế, việc giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hướng dẫn của các bộ, ngành để thực hiện các luật, Nghị định; hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về công tác xét xử, hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng... là những điều kiện rất cơ bản giúp thẩm phán có cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng để áp dụng trong xét xử. Trên thực tế, tình hình ban hành pháp luật, hướng dẫn thi hành cũng như rà soát, hệ thống hóa pháp luật còn hạn chế, việc tổng kết thực tiễn xét xử cũng như việc công khai các bản án ngay trong nội bộ hệ thống tòa án để rút kinh nghiệm, hướng dẫn xét xử cũng chậm được thực hiện, một phần do Tòa án nhân dân tối cao còn bị quá tải về xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, do đó thẩm phán còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xét xử.

- Ba là, yếu tố cơ sở vật chất – kỹ thuật:

Đối với cơ quan tòa án do đặc thù của công tác xét xử nên ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính thì còn có những yêu cầu riêng về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành. Kiến trúc trụ sở các cơ quan tòa án mới xây dựng về cơ bản đã được thiết kế theo mẫu chung thống nhất, đảm bảo sự trang nghiêm cần thiết của chốn pháp đình. Nhìn chung, trong những năm gần đây, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho Tòa án đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa có được các hội trường xét xử phù hợp với đặc

thù và yêu cầu riêng của việc xét xử các loại án khác nhau, chưa ứng dụng đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động xét xử...

Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Tòa án cũng là vấn đề cần quan tâm bởi vì ngoài kinh phí hành chính chi thường xuyên đáp ứng hoạt động của cán bộ, công chức Tòa án ra thì yêu cầu chi phí cho hoạt động xét xử là rất lớn, đó là các khoản chi phí cho hội thẩm, luật sư, giám định viên, người làm chứng... Chỉ riêng hoạt động của hội thẩm cũng cho thấy yêu cầu kinh phí đối với lĩnh vực này không phải là ít. Hiện nay, số lượng hội thẩm nhiều hơn số lượng cán bộ, công chức ngành Tòa án nhưng khi cấp kinh phí chi thường xuyên thì chỉ cấp theo định mức tổng biên chế công chức Tòa án. Đây là vấn đề bất hợp lý cần được nghiên cứu xem xét để có cách giải quyết cho phù hợp. Để việc tham gia xét xử của hội thẩm đạt hiệu quả cao thì phải có các điều kiện vật chất đảm bảo cho họ làm việc như: phòng làm việc, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, văn phòng phẩm, trang phục xét xử, chế độ công tác phí, phụ cấp xét xử...

Nhìn chung, sau nhiều cuộc cải cách, hệ thống tòa án Việt Nam càng ngày càng hoàn thiện, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương và công bằng xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, ở một mức độ khái quát có thể đánh giá rằng tổ chức và hoạt động của Tòa án còn nhiều hạn chế và bất cập trước tình hình nhiệm vụ mới, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)