- Hệ thống Tòa án Việt Nam thời kỳ 1992 đến nay
CẢI CÁCH TÒA ÁN VIỆT NAM THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Nhà nước pháp quyền có những nguyên tắc, yêu cầu đặc trưng về phương thức tổ chức, vận hành quyền lực nhà nước mà tất cả các thiết chế nhà nước và xã hội phải tuân thủ. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam hiện nay sẽ là một cuộc cải cách mang tính toàn diện nhằm đáp ứng được những nguyên tắc và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường.
Có thể thấy hơn 60 năm qua, hệ thống tòa án Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân; duy trì trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong môi trường ổn định, lành mạnh; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự... Tuy nhiên, việc tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân theo đơn vị hành chính hiện nay không còn phù hợp; chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các Tòa án còn nhiều bất hợp lý. Chất lượng xét xử chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, hành chính, lao động còn nhiều thiếu sót làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Tòa án. Do vậy, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, vấn đề cải cách tư pháp được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm.