So với hai ngành quyền lực còn lại, Tòa án là một ngành quyền lực ít có nguy cơ lạm dụng quyền lực nhất trong việc xâm phạm đến quyền và

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 30 - 31)

lực ít có nguy cơ lạm dụng quyền lực nhất trong việc xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân

Tòa án là một nhánh quyền lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền, nhưng đây lại là nhánh quyền lực yếu hơn so với hai nhánh quyền lực còn lại lập pháp và hành pháp. Lập pháp là cơ quan có chức năng làm luật. Lập pháp có quyền ấn định cách hành xử của cả xã hội. Hành pháp là cơ quan thi hành, thực hiện pháp luật nên hàng ngày, hàng giờ tác động vào đời sống của con người hay nói như Hegel là “hành pháp có quan hệ một cách trực tiếp hơn với cái đặc thù trong xã hội công dân và thực hiện lợi ích phổ biến ở bên trong những mục đích đặc thù đó” [20, tr.367]. Hamilton thì nhận xét rằng: “Ngành hành pháp không những có quyền phân phối vinh dự mà lại có quyền sử dụng vũ lực. Ngành lập pháp không những kiểm soát tài chính mà lại có quyền quy định các luật lệ chi phối sự sinh hoạt của các công dân” [34]. Hamilton lập luận: “ngành tư pháp, trái lại, không có quyền sử dụng vũ lực hoặc quyền kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối tài sản lẫn sức mạnh của xã hội, và cũng

không có một quyền quyết định tích cực nào cả. Có thể nói rằng ngành tư pháp vừa không có lực lượng, lại không có ý chí, mà chỉ có phán đoán mà thôi, và cần phải dựa trên sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành được quyết định của trí phán đoán của mình” [34]. Điều đó cho thấy với vị trí của mình, Tòa án ít có nguy cơ lạm quyền và cũng ít nguy hiểm đối với các quyền, tự do của con người hơn so với quyền lập pháp và hành pháp. Nói như vậy không có nghĩa Tòa án là một ngành quyền lực vô hại trong bộ máy nhà nước. Ngược lại, Tòa án vẫn có khả năng gây tổn hại cho nền công lý quốc gia khi họ lạm dụng chính quyền lực của mình để mưu cầu lợi ích cá nhân. Tuy đối tượng xâm phạm chỉ là một bộ phận đặc biệt trong xã hội, đó là những đương sự, bị can, bị cáo ra trước công đường nhưng hậu quả của việc lạm dụng quyền lực này lại vô cùng nghiêm trọng, bởi lẽ nó sẽ làm trật tự xã hội suy giảm, công chúng sẽ đánh mất niềm tin vào công lý, vào bộ máy nhà nước. Do vậy, từ trước tới nay, người ta đã nghiên cứu tìm ra nhiều biện pháp đảm bảo cho Tòa án được hoạt động đúng với mục đích bảo vệ quyền con người, an ninh, trật tự của xã hội. Trong đó, luật thủ tục là một trong những biện pháp tốt nhất nhằm giới hạn sự lạm quyền của những người nắm quyền tư pháp.

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 30 - 31)