Một số vụ việc cụ thể

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 52)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2. Một số vụ việc cụ thể

Để làm rõ hơn những chỗ chưa hoàn thiện của pháp luật sở hữu trí tuệ về khía cạnh quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình và từ đó có những hướng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật trong vấn đề này. Sau đây người viết xin phân tích về 2 vụ việc về tranh chấp quyền lợi của những chủ thể nắm giữ quyền phát sóng chương trình truyền hình.

 Vụ việc thứ nhất: Tóm tắt vụ việc:

Khoảng giữa tháng 7/2010, kênh truyền hình K + ( “công ty con của đài truyền hình VTV/VCTV và Hãng truyền hình Canal + Canal Overseas) tuyên bố đã có trong tay bản hợp đồng với nhà cung cấp để độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật trên lãnh thổ Việt Nam. Sau khi K + tuyên bố, rất nhiều nhà đài đã phản ứng và xem đây là hành vi thể hiện sự độc quyền của K +. Nhiều người hâm mộ cũng lên tiếng phản đối vì phải tốn khá nhiều chi phí (Mua đầu thu và trả phí hàng tháng cho K +) để xem được các trận đấu ngày Chủ nhật. Bộ công thương đã yêu cầu K+ đàm phán với các đài khác để giải quyết, nhưng khi việc đàm phán giữa các đài truyền hình theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT &TT) chưa tiến triển được bao nhiêu thì K + lên tiếng tố một số nhà đài đã vi phạm bản quyền khi phát sóng các trận đấu của giải Ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật khi đơn vị này đang giữ độc quyền, đặc biệt là Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV). Phía HCTV lại cho biết, họ đã mua được bản quyền từ kênh truyền hình True Sport (Thái Lan) để phát.

Ngày 26/8, Bộ Thông tin - Truyền thông đã tổ chức cuộc họp giữa đại diện K+, MP & Silva. Đại diện HCTV không tới dự. Tại cuộc họp, K+ và MP & Silva đã công khai bản hợp đồng hai bên đã kí. Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - ông Lưu Vũ Hải - đã xác nhận, bản hợp đồng độc quyền phát sóng gói Super Sunday của K+ với đối tác MP & Silva là hợp pháp, đồng thời yêu cầu các đài trong nước dừng việc phát sóng các trận đấu EPL ngay ở lượt trận thứ ba.

Trong công văn mới nhất mà lãnh đạo True Vision - đơn vị sở hữu kênh True Sport- gửi cho Bộ TT&TT đã khẳng định: "Các kênh True Sports chỉ để phục vụ khán giả tại Thái Lan. Tuy nhiên, có thể xảy ra việc tràn tín hiệu sang lãnh thổ cận kề Thái Lan. True Vision chưa bao giờ bán thuê bao hay đầu thu để xem các kênh True Sport tại Việt Nam ". Ngày 27- 8, ban tổ chức giải ngoại hạng Anh cũng đã gửi đi thông cáo nhằm ngăn chặn việc phát sóng trái phép EPL tại Việt Nam.Thông cáo nêu rõ: "Việc các đài truyền hình ở Việt Nam thu sóng từ True Sports rồi phát trên hệ thống của mình là vi phạm bản quyền giải ngoại hạng Anh tại cả Thái Lan và Việt Nam. Bất kì đài truyền hình nào phát sóng EPL tại Việt Nam mà chưa được sự đồng ý của K+ đều là không hợp lệ". Tới thời điểm đó, K+ vẫn là đơn vị duy nhất có bản quyền phát sóng EPL ngày chủ nhật. Hiện tại HCTV đã ngừng phát sóng các trận đấu ngoại hạng Anh từ True Sports.

Nhận xét: Đây là một vụ việc tranh chấp bản quyền phát sóng.

Trước hết, Khoản 3 Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ có quy định, hành vi “Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng” là một hành vi vi phạm quyền liên quan được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ.

Trong vụ việc trên có thể khẳng định các đài khác không mua hợp pháp tín hiệu phát sóng mà vẫn thực hiện việc thu phát giải bóng đá ngoại hạng Anh là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, việc các đài truyền hình ở Việt Nam thu sóng từ True Sports rồi phát trên hệ thống của mình là vi phạm bản quyền giải ngoại hạng Anh tại cả Thái Lan và Việt Nam, do vậy,các kênh này phải dừng việc thu phát chương trình này là hoàn toàn hợp lí.Về phía K+, theo như thông báo của ban tổ chức giải bóng đá ngoại hạng Anh, K+ là đơn vị duy nhất có bản quyền phát sóng EPL ngày chủ nhật.

Vì thế, việc K+ yêu cầu các đài khác không được tiếp tục phát giải bóng đá ngoại hạng Anh là một yêu cầu hợp pháp. Tuy nhiên, vẫn còn những khúc mắc xoay quanh vấn đề hợp đồng giữa bên K+ và MP&Silva về mua-bán bản quyền phát sóng ngày chủ nhật giải EPL không được công khai nên khó xác định hợp đồng này có đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lí luật định hay không cũng như vấn đề cần bàn ở đây là liệu K+ có vi phạm các quy định của Luật cạnh tranh hay không, và K+ có được tiếp tục giữ độc quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh hay không? Tuy nhiên, xét trên phương diện sở hữu trí tuệ, ý kiến chủ quan của người viết cho rằng trong vụ việc tranh chấp này, nếu kiện ra Tòa thì phía được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ là K+.

Cần phải nói thêm, cũng từ góc độ pháp luật Sở hữu trí tuệ: Nhằm giới hạn sự lạm dụng quyền độc quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ, luật sở hữu trí tuệ đã đưa ra quy định đối với trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ

chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp. Trong trường hợp của K+, căn cứ theo Điều 15 của Luật Cạnh tranh, vì phát thanh, truyền hình là lĩnh vực độc quyền Nhà nước. Theo mục a, khoản 1, Điều 15 Luật cạnh tranh: “Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước bằng các biện pháp sau đây: Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước”. Vì vậy, giá mua bán chương trình của K +, VTV, kể cả của liên doanh VSTV cũng phải do Nhà nước quyết định. Từ đó, có thể khẳng định Cơ quan quản lý nhà nước, đại diện cho nhà nước có quyền yêu cầu K + buộc phải chia sẻ sự độc quyền của mình cho các đài truyền hình khác, nếu việc khai thác của K + gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội. Tóm lại, từ vụ việc kể trên, có thể thấy pháp luật sở hữu của nước ta vẫn còn rất nhiều những thiếu xót, bất cập cần sớm có những điều chỉnh chi tiết, cụ thể và đúng đắn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lí nhà nước cần có sự quản lí tốt hơn để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người dân.

 Vụ việc thứ hai:

Thời gian đầu năm 2012, trên các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận trên cả nước xôn xao về bản hợp đồng của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) với Công ty cổ phần tập đoàn An Viên (AVG) và có khá nhiều ý kiến về bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V – Leaguae, nay có tên là Super Leaguae) giữa các chủ thể tham gia hợp đồng nói trên với Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

Theo tác giả có thể tóm tắt vụ việc như sau:

Trước khi VPF ra đời, VFF đã ký hợp đồng về bản quyền truyền hình Super Leaguae với AVG( hợp đồng có hiệu lực 20 năm), theo đó AVG có toàn quyền khai thác bản quyền truyền hình.

Do sức ép của các nhà tài trợ, các Câu lạc bộ bóng đá và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam, VFF buộc phải cải tổ bằng việc tham gia góp vốn thành lập Công ty cổ phần VPF và giao quyền quản lý, tổ chức điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF.

Khi VPF ra đời và đi vào hoạt động thì xuất hiện bản Hợp đồng về bản quyền truyền hình Super League của VFF với AVG và xảy ra tranh chấp bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.Công ty VPF cho rằng VPF không có nghĩa vụ phải kế thừa các hợp đồng mà VFF đã ký với các đối tác là AVG.

Sáng ngày 12-01-2012, Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng sau khi thống nhất ý kiến với các thành viên HĐQT đã ký công văn số 38, kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng số 08/HĐ2010/VFF-AVG ngày 08-12-2010. Sau đó, VPF tiếp tục trình bày Nghị quyết số 426/QN-LĐBĐVN ngày 28-1-2011 của Liên đoàn Bóng đá

Việt Nam (VFF) về việc giao quyền quản lý, tổ chức, điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho Công ty VPF.

Công văn yêu cầu xem xét tính hợp pháp của bản hợp đồng nói trên bởi các lí lẽ:

- Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 và Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký Hợp đồng nói trên VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.

- Căn cứ điều 6 Luật Báo chí năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí năm 1999, Nghị định 51/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí và Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 07/2011/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình quy định: "Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá...", thìvào thời điểm ký hợp đồng ngày 08/12/2010, AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luật được nêu trên.

Từ những vấn đề nêu ra trong công văn, VPF đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo các Bộ, ngành kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình nói trên của VFF và Công ty AVG.

Đặc biệt, trong thời gian chờ đợi các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét và kết luận, VPF đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VTV và VTC được phép đưa tin, truyền hình các trận đấu do VPF điều hành và quản lý để phục vụ đông đảo người hâm mộ trên cả nước. Đến ngày 16-02-2012, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Thanh tra Bộ VHTT&DL đã công bố kết luận thanh tra việc ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) năm 2011-2030. Kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định việc ký kết hợp đồng giữa VFF và An Viên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận.

Có thể thấy vụ việc sẽ không quá phức tạp nếu chúng ta áp dụng đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Trong vụ việc trên, tác giả có một số phân tích sau:

Thứ nhất, VPF không vi phạm bản quyền truyền hình như VFF đã cáo buộc khi VPF không thực hiện hợp đồng giữa VFF với AVG và cho phép VTV, VTC tiếp sóng trực tiếp các trận đấu của giải đấu Super League bởi vì:

- VFF đã đồng ý trao quyền quản lý tổ chức điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF bằng Nghị quyết số 426/QN-LĐBĐVN ngày 28/12/2011.

- VFF cũng là một pháp nhân, do vậy Công ty VPF không có nghĩa vụ phải kế thừa các hợp đồng mà VFF đã ký với các đối tác. Công ty VPF chỉ kế thừa các nghĩa vụ và quyền lợi của VFF khi VFF giải thể và chuyển đổi thành VPF.

Do đó, có thể khẳng định Công ty VPF không những không vi phạm bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam như VFF đã cáo buộc mà còn có toàn quyền quyết định về việc chuyển nhượng bản quyền khai thác truyền hình và các thương quyền khác cho những tổ chức cá nhân có khả năng, có chức năng thực hiện trong phạm vi giải do mình tổ chức, việc gây thiệt hại cho AVG phải do VFF chịu trách nhiệm.

Thứ hai, VFF vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với AVG.

Khi chuyển giao quyền quản lý, tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp cho Công ty VPF thì cũng đồng nghĩa với việc VFF từ bỏ công việc tổ chức và quản lý giải bóng đá chuyên nghiệp. Do vậy, đối với Hợp đồng đã ký với AVG thì VFF là đơn vị có nghĩa vụ phải tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam để AVG được quyền khai thác bản quyền truyền hình mà hai bên đã ký. Mặc dù VFF đang phải thực hiện nghĩa vụ với AVG nhưng VFF đã tham gia góp vốn và chuyển giao quyền tổ chức, quản lý giải cho Công ty VPF. Như vậy VFF đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với AVG. Do vậy, AVG muốn bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình do VFF vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (từ bỏ nghĩa vụ tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp) dẫn tới quyền lợi khai thác bản quyền của chủ thể sở hữu là AVG bị xâm phạm thì AVG phải yêu cầu VFF bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, VPF không nên yêu cầu các các cơ quan quản lý nhà nước xem xét tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình của VFF và AVG, bởi:

- Điều mà VPF cần không phải là tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG mà là ai sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền truyền hình giải Super League.

- Những cơ quan trên không phải là các cơ quan tài phán có thể phán quyết bằng một Bản án có hiệu lực của pháp luật.

Thứ tư, VPF có quyền khởi kiện VFF ra tòa án dân sự để khẳng định bản quyền truyền hình thuộc quyền sở hữu của mình.

Cuối cùng có thể rút ra kết luận cho vụ việc trên như sau:

Bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam thuộc quyền sở hữu của VPF, bởi đây là giải đấu do VPF tổ chức được VFF góp vốn bằng việc giao quyền quản lý tổ chức điều hành và khai thác thương quyền (VFF chiếm 35,4% tổng vốn Điều lệ). Nếu VFF

tiếp tục xâm phạm tới bản quyền truyền hình này thì VPF có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình chứ không nên yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp. Hơn nữa, hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG là Bản hợp đồng hợp pháp nhưng AVG mất quyền sở hữu bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam do VFF vi phạm không thực hiện nghĩa vụ tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam mà đem góp vốn và chuyển giao quyền tổ chức cho VPF. Các giải bóng đá khác do VFF tổ chức thì AVG vẫn còn nguyên quyền sở hữu bản quyền truyền hình. AVG muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải yêu cầu

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)