Biện pháp xử lí

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 43)

5. Bố cục của đề tài

2.6.2. Biện pháp xử lí

Cũng giống như các biện pháp xử lí các hành vi xâm phạp quyền sở hữu trí tuệ, xử lí vi phạm quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình được chia thành ba biện pháp xử lí, đó là biện pháp dân sự, hành chính và hình sự như theo điều 199- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

 Các biện pháp dân sự:

“Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để

sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi Việt Nam có luật sở hữu trí tuệ mới chỉ có 108 vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ được tòa án giải quyết tính đến năm 2013. Đây là một con số qúa khiêm tốn so với cả trăm nghìn vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ hay ăn cắp bản quyền diễn đang diễn ra. Và theo các chuyên gia, chính sự im lặng của các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu bản quyền (nói chung) là nguyên nhân khiến cho nạn xâm hại bản quyền càng lúc càng trắng trợn.

 Các biện pháp hành chính:

Theo điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 02/2011 NĐ/CP Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, tại điều 3 về các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định:

“1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, thẻ nhà báo;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong các điều của Nghị định này.”

Điều 4 Nghị định 02/2011 NĐ/CP cũng quy định sẽ bị tịch tang vật và phương tiện vi phạm nếu “Phát sóng chương trình phát thanh, chương trình truyền hình mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định”.

Đối với điều 15 (Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh) và 16 (Vi phạm các quy định về liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình) của Nghị định 02/2011, mức phạt cao nhất có thể lên đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi và kèm theo cả hình phạt bổ sung như: tịch thu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và thực hiện một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử lí thuộc về Thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông theo điều 30 và một số chủ thể thuộc điều 31, 32. 33 của Nghị định 02/2011 (Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Thanh trakhoa học công nghệ, Tòa án, Hải quan).

Về thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250 triệu đồng, đối với tổ chức là 500 triệu đồng.

Theo điều 30 của Nghị định này, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình mà chưa được phép của chủ sở hữu quyền phát sóng của tổ chức phát sóng. Đồng thời, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm sẽ buộc phải dỡ bỏ bản sao trái phép dưới hình thức điện tử, môi trường Internet và kỹ thuật số. Cũng theo Nghị định, hành vi phân phối tới công chúng bản sao chương trình phát sóng mà chưa được phép của chủ sở hữu sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng. Đối với hành vi vi phạm quyền định hình chương trình phát sóng sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng; Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng bị phạt từ 15 triệu đến 35 triệu đồng; Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng mà chưa được phép của chủ sở hữu sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Với những quy định chi tiết cụ thể trên nhưng số vụ vi phạm được giải quyết so ra chỉ như muối bỏ biển. Những vụ việc vi phạm vẫn xảy ra mỗi ngày, ví dụ như đầu năm 2010, Ngay khi phát hiện Trung tâm Truyền hình cáp VCTV tại thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang tự ý thu và phát sóng các kênh chương trình truyền hình của HTV mà chưa được sự đồng ý của HTV, Đài Truyền hình TPHCM đã có công văn gửi các đơn vị liên quan và cơ quan cấp trên yêu cầu Trung tâm Truyền hình cáp VCTV tại thị xã Châu Đốc: “Nghiêm túc thực hiện theo quy định của nhà nước và pháp luật về bản quyền các kênh chương trình truyền hình”. Trong lúc đó, khi HTV vi phạm bản quyền, lại yêu cầu đơn vị có bản quyền chỉ nên “nhắc nhở” để HTV rút kinh nghiệm với lập luận: “Thực tế ở Việt Nam, ý thức chấp hành bản quyền còn nhiều hạn chế, cần phải có lộ trình để hội nhập với quốc tế”.

Điều này nói lên rằng không những các cơ quan, tổ chức thực thi pháp luật cần cố gắng hơn nữa trong quá trình thi hành pháp luật, cũng như có những biện pháp và chiến lược mà những chủ thể tham gia quan hệ liên quan đến bản quyền truyền hình và tài sản trí tuệ đều phải có ý thức cao về việc chấp hành pháp luật để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình như hiện nay.

 Các biện pháp hình sự:

Theo điều 212 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”

Trên thực tế, chưa có vụ việc tranh chấp hay xâm phạm quyền liên qaun đối với bản quyền truyền hình nào được xử lý bằng biện pháp hình sự mà thông thường chỉ là các biện pháp dân sự và hành chính.

Những phân tích bên trên đã góp phần làm rõ nội dung các quy định về quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình trong pháp luật hiện hành tại Việt Nam, tập trung trong các quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 và một số văn bản dưới luật. Theo đó, quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình dành sự bảo hộ cho ba nhóm đối tượng chính có liên quan là: cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Tương ứng, chủ thể có liên quan cũng bao gồm ba nhóm cơ bản là: người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; và tổ chức phát sóng - mỗi loại chủ thể này được pháp luật bảo hộ với những nội dung riêng về quyền liên quan của họ đối với các chương trình truyền hình do họ sản xuất, phù hợp với đặc điểm của mình cũng như với đối tượng quyền liên quan tương ứng. Nhìn chung, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề là tương đối toàn diện và phù hợp với các điều ước quốc tế, tuy nhiên cũng không tránh khỏi còn nhiều lổ hỏng và việc thực thi các quy định này trên thực tế một cách hiệu quả vẫn là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH- NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)