5. Bố cục của đề tài
2.5. Chuyển giao quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình
Chuyển giao quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình có nghĩa là những cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của bản quyền một chương trình truyền hình thì có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển cho cá nhân, tổ chức khác quyền sử dụng một, một số
26 Khoản 2 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
27 Khoản 3 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
hoặc toàn bộ các quyền tài sản29 theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Quyền này được quy định tại điều 45 và 47 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trong trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở những cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Hợp đồng chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng ban hành theo quy định cụ thể theo mẫu của Chính phủ30. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Một diễn biến gần đây của vụ việc mua quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh (EPL) giai đoạn 2013-2016 tại Việt Nam là các quan chức liên quan nói rằng Canal+ (đối tác với Đài Truyền hình Việt Nam VTV/VCTV trong liên doanh Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV)) sẽ “chuyển giao” gói bản quyền cho VSTV để VSTV phát sóng.
“Chuyển giao” không phải là một hành vi pháp lý được pháp luật dân sự Việt Nam (cũng như quốc tế) định danh và thiết lập hậu quả (pháp lý và tài chính). Pháp luật dân sự có quy định về hành vi “chuyển giao quyền” và “chuyển giao nghĩa vụ” (assignment). Tuy nhiên, những hành vi chuyển giao nêu trên chỉ khái quát hóa các hành vi pháp lý cụ thể dưới nó. Trong khuôn khổ của giao dịch Canal+ và VSTV, các hành vi cụ thể khả dĩ bao gồm: góp vốn, tặng cho, trao đổi và chuyển nhượng (mua bán).
Suy cho cùng thì đó là hành vi chuyển nhượng. Nói cách khác là Canal+ bán lại quyền phát sóng cho VSTV. Nếu hợp đồng mua quyền phát sóng giữa IMG và Canal+ cho phép, đây là quyền giữa Canal+ và VSTV. Điểm tò mò là giá chuyển nhượng mà thôi.
2.6. Các hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình và các biện pháp xử lí
2.6.1. Các hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình
Tình trạng vi phạm bản quyền hiện diễn ra ở hầu hết các loại hình được bảo hộ. Ví dụ đối với Đài Truyền hình Việt Nam: Các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và Chỉ thị 36/2008/CT-TTg nói riêng đã từng bước phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, đánh giá khách quan trong lĩnh vực truyền hình, thực trạng là bản quyền
29 Các quyền này nằm trong các quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
chương trình truyền hình của Đài THVN đang bị vi phạm khá phức tạp và nghiêm trọng. Sự vi phạm diễn ra ở nhiều dạng thức khác nhau như: tự ý lấy chương trình VTV mà không xin phép, thỏa thuận; tiếp sóng chương trình VTV nhưng đến phần quảng cáo thì cắt sóng để chèn quảng cáo của mình hoặc tự ý chèn banner quảng cáo trong chương trình…
Việc ăn cắp bản quyền diễn ra ở tất cả các châu lục. Một ví dụ điển hình là Hồng Kông, nơi ngành công nghiệp điện ảnh phát triển mạnh đã bị ảnh hưởng ghê gớm bởi nạn ăn cắp bản quyền đến nỗi một vài năm trước đây người ta dự đoán rằng Hồng Kông sẽ không giữ được ngành công nghiệp điện ảnh nữa. Hiện nay, ngành công nghiệp này ở Hồng Kông đang khởi sắc trở lại và khán giả khắp nơi trên thế giới được thưởng thức những bộ phim cũng như những chương trình truyền hình, gameshow mới rất hay do chính quyền Hồng Kông đã mạnh tay xử lý nạn ăn cắp bản quyền. Các xưởng phim trong ngành công nghiệp điện ảnh của Băng- la-đét “Dhaliwood” đã đình công vào tháng 3 năm 2004 nhằm phản đối tình trạng ăn cắp bản quyền và yêu cầu chính phủ phải hành động31.
Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định các hành vi nào được gọi là hành vi xâm phạm quyền liên quan, các hành vi này cũng đồng thời là những hành vi vi phạm quyền liên quan của những người sở hữu bản quyền truyền hình, bao gồm: Mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; Sao chép, trích ghép, công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lí quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan; Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình; Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Tất cả các quốc gia châu Á đều có Luật bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng, nhiều điều ước quốc tế đã có hiệu lực tại các quốc gia này. Nhưng châu Á là khu vực có thị trường truyền hình phức tạp nhất thế giới. Thiệt hại trong năm 2006 là 1,13 tỷ USD tại khu vực này. Theo Hiệp hội phát sóng truyền hình cáp và vệ tinh châu Á (CASBAA) thì hoạt động xâm
31 E. Anthony Wayne, Tại sao bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lại quan trọng, link:
phạm quyền phát sóng đã xuất hiện tội phạm có tổ chức với quy mô thương mại ở một số quốc gia. Hoạt động thu trái phép tín hiệu vệ tinh, giải mã rồi phân phối đến thuê bao là hành vi ăn cắp phổ biến, thường được thực hiện từ các Công ty truyền hình cáp của các quốc gia; đấu trộm vào đường truyền cáp, phân phối bất hợp pháp bộ giải mã tín hiệu vệ tinh, các bộ thu tín hiệu vệ tinh bị làm giả và buôn bán trái phép, tách thẻ cho nhiều đầu thu, dùng chung đường truyền internet, vệ tinh, nhân bản thẻ, sao thẻ phụ là các hành vi diễn ra với mức độ khác nhau tại hầu khắp các quốc gia trong khu vực, gây thiệt hại cho các chủ đầu tư chương trình phát sóng, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Dưới con mắt của các nhà đầu tư thì Việt Nam được coi là thị trường không thân thiện vì các hành vi trên diễn ra phổ biến.
Hành vi xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng hạn chế tăng trưởng, gây thiệt hại đến môi trường đầu tư, môi trường sáng tạo, môi trường pháp luật, tài chính của Chính phủ và sự phát triển của môi trường kỹ thuật số. Chính vì thế, những mối đe dọa này cần có biện pháp xử lý mạnh và đẩy lùi nhanh chóng.
2.6.2. Biện pháp xử lí
Cũng giống như các biện pháp xử lí các hành vi xâm phạp quyền sở hữu trí tuệ, xử lí vi phạm quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình được chia thành ba biện pháp xử lí, đó là biện pháp dân sự, hành chính và hình sự như theo điều 199- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Các biện pháp dân sự:
“Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để
sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi Việt Nam có luật sở hữu trí tuệ mới chỉ có 108 vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ được tòa án giải quyết tính đến năm 2013. Đây là một con số qúa khiêm tốn so với cả trăm nghìn vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ hay ăn cắp bản quyền diễn đang diễn ra. Và theo các chuyên gia, chính sự im lặng của các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu bản quyền (nói chung) là nguyên nhân khiến cho nạn xâm hại bản quyền càng lúc càng trắng trợn.
Các biện pháp hành chính:
Theo điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 02/2011 NĐ/CP Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, tại điều 3 về các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định:
“1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, thẻ nhà báo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong các điều của Nghị định này.”
Điều 4 Nghị định 02/2011 NĐ/CP cũng quy định sẽ bị tịch tang vật và phương tiện vi phạm nếu “Phát sóng chương trình phát thanh, chương trình truyền hình mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định”.
Đối với điều 15 (Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh) và 16 (Vi phạm các quy định về liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình) của Nghị định 02/2011, mức phạt cao nhất có thể lên đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi và kèm theo cả hình phạt bổ sung như: tịch thu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và thực hiện một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền xử lí thuộc về Thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông theo điều 30 và một số chủ thể thuộc điều 31, 32. 33 của Nghị định 02/2011 (Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Thanh trakhoa học công nghệ, Tòa án, Hải quan).
Về thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250 triệu đồng, đối với tổ chức là 500 triệu đồng.
Theo điều 30 của Nghị định này, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình mà chưa được phép của chủ sở hữu quyền phát sóng của tổ chức phát sóng. Đồng thời, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm sẽ buộc phải dỡ bỏ bản sao trái phép dưới hình thức điện tử, môi trường Internet và kỹ thuật số. Cũng theo Nghị định, hành vi phân phối tới công chúng bản sao chương trình phát sóng mà chưa được phép của chủ sở hữu sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng. Đối với hành vi vi phạm quyền định hình chương trình phát sóng sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng; Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng bị phạt từ 15 triệu đến 35 triệu đồng; Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng mà chưa được phép của chủ sở hữu sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Với những quy định chi tiết cụ thể trên nhưng số vụ vi phạm được giải quyết so ra chỉ như muối bỏ biển. Những vụ việc vi phạm vẫn xảy ra mỗi ngày, ví dụ như đầu năm 2010, Ngay khi phát hiện Trung tâm Truyền hình cáp VCTV tại thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang tự ý thu và phát sóng các kênh chương trình truyền hình của HTV mà chưa được sự đồng ý của HTV, Đài Truyền hình TPHCM đã có công văn gửi các đơn vị liên quan và cơ quan cấp trên yêu cầu Trung tâm Truyền hình cáp VCTV tại thị xã Châu Đốc: “Nghiêm túc thực hiện theo quy định của nhà nước và pháp luật về bản quyền các kênh chương trình truyền hình”. Trong lúc đó, khi HTV vi phạm bản quyền, lại yêu cầu đơn vị có bản quyền chỉ nên “nhắc nhở” để HTV rút kinh nghiệm với lập luận: “Thực tế ở Việt Nam, ý thức chấp hành bản quyền còn nhiều hạn chế, cần phải có lộ trình để hội nhập với quốc tế”.
Điều này nói lên rằng không những các cơ quan, tổ chức thực thi pháp luật cần cố gắng hơn nữa trong quá trình thi hành pháp luật, cũng như có những biện pháp và chiến lược mà những chủ thể tham gia quan hệ liên quan đến bản quyền truyền hình và tài sản trí tuệ đều phải có ý thức cao về việc chấp hành pháp luật để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình như hiện nay.
Các biện pháp hình sự:
Theo điều 212 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm