Các hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 37 - 39)

5. Bố cục của đề tài

2.6.1. Các hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình

Tình trạng vi phạm bản quyền hiện diễn ra ở hầu hết các loại hình được bảo hộ. Ví dụ đối với Đài Truyền hình Việt Nam: Các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và Chỉ thị 36/2008/CT-TTg nói riêng đã từng bước phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, đánh giá khách quan trong lĩnh vực truyền hình, thực trạng là bản quyền

29 Các quyền này nằm trong các quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

chương trình truyền hình của Đài THVN đang bị vi phạm khá phức tạp và nghiêm trọng. Sự vi phạm diễn ra ở nhiều dạng thức khác nhau như: tự ý lấy chương trình VTV mà không xin phép, thỏa thuận; tiếp sóng chương trình VTV nhưng đến phần quảng cáo thì cắt sóng để chèn quảng cáo của mình hoặc tự ý chèn banner quảng cáo trong chương trình…

Việc ăn cắp bản quyền diễn ra ở tất cả các châu lục. Một ví dụ điển hình là Hồng Kông, nơi ngành công nghiệp điện ảnh phát triển mạnh đã bị ảnh hưởng ghê gớm bởi nạn ăn cắp bản quyền đến nỗi một vài năm trước đây người ta dự đoán rằng Hồng Kông sẽ không giữ được ngành công nghiệp điện ảnh nữa. Hiện nay, ngành công nghiệp này ở Hồng Kông đang khởi sắc trở lại và khán giả khắp nơi trên thế giới được thưởng thức những bộ phim cũng như những chương trình truyền hình, gameshow mới rất hay do chính quyền Hồng Kông đã mạnh tay xử lý nạn ăn cắp bản quyền. Các xưởng phim trong ngành công nghiệp điện ảnh của Băng- la-đét “Dhaliwood” đã đình công vào tháng 3 năm 2004 nhằm phản đối tình trạng ăn cắp bản quyền và yêu cầu chính phủ phải hành động31.

Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định các hành vi nào được gọi là hành vi xâm phạm quyền liên quan, các hành vi này cũng đồng thời là những hành vi vi phạm quyền liên quan của những người sở hữu bản quyền truyền hình, bao gồm: Mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; Sao chép, trích ghép, công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lí quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan; Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình; Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Tất cả các quốc gia châu Á đều có Luật bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng, nhiều điều ước quốc tế đã có hiệu lực tại các quốc gia này. Nhưng châu Á là khu vực có thị trường truyền hình phức tạp nhất thế giới. Thiệt hại trong năm 2006 là 1,13 tỷ USD tại khu vực này. Theo Hiệp hội phát sóng truyền hình cáp và vệ tinh châu Á (CASBAA) thì hoạt động xâm

31 E. Anthony Wayne, Tại sao bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lại quan trọng, link:

phạm quyền phát sóng đã xuất hiện tội phạm có tổ chức với quy mô thương mại ở một số quốc gia. Hoạt động thu trái phép tín hiệu vệ tinh, giải mã rồi phân phối đến thuê bao là hành vi ăn cắp phổ biến, thường được thực hiện từ các Công ty truyền hình cáp của các quốc gia; đấu trộm vào đường truyền cáp, phân phối bất hợp pháp bộ giải mã tín hiệu vệ tinh, các bộ thu tín hiệu vệ tinh bị làm giả và buôn bán trái phép, tách thẻ cho nhiều đầu thu, dùng chung đường truyền internet, vệ tinh, nhân bản thẻ, sao thẻ phụ là các hành vi diễn ra với mức độ khác nhau tại hầu khắp các quốc gia trong khu vực, gây thiệt hại cho các chủ đầu tư chương trình phát sóng, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Dưới con mắt của các nhà đầu tư thì Việt Nam được coi là thị trường không thân thiện vì các hành vi trên diễn ra phổ biến.

Hành vi xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng hạn chế tăng trưởng, gây thiệt hại đến môi trường đầu tư, môi trường sáng tạo, môi trường pháp luật, tài chính của Chính phủ và sự phát triển của môi trường kỹ thuật số. Chính vì thế, những mối đe dọa này cần có biện pháp xử lý mạnh và đẩy lùi nhanh chóng.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)