5. Bố cục của đề tài
2.2.3. Tổ chức phát sóng
Tổ chức phát sóng nói chung được hiểu là tổ chức thực hiện việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh, để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn. Như vậy hiểu theo cách chung này thì tổ chức phát sóng bao gồm có: tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng; tổ chức tái phát sóng; và tổ chức tiếp sóng, mà không xét đến việc chương trình có phải do tổ chức đó là người đầu tiên thực hiện việc truyền đến công chúng bằng các phương tiện hữu tuyến, vô tuyến hay không.
Quyền liên quan chỉ dành sự bảo hộ cho những chủ thể là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng, bao gồm các tổ chức phát thanh, tổ chức truyền hình, phát tín hiệu vệ tinh. Bởi chỉ có tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng mới là chủ thể có quyền lợi cần được bảo hộ trong việc chống lại việc phát sóng lại, tái tạo, nhân bản, và truyền đạt tới công chúng những chương trình phát sóng tốn kém của họ. Việc phát sóng lại hay việc ghi thu các chương trình vô tuyến tại những nơi công cộng có thể đem lại rất nhiều lợi nhuận, đặc biệt là khi chủ đề của chương trình phát sóng gốc là một sự kiện nổi bật. Thông thường, nhà tổ chức của các sự kiện như vậy chỉ cho phép phát sóng tại những khu vực nhất định hoặc với điều kiện không có điểm ghi thu công cộng gần nơi diễn ra sự kiện mà có thể làm giảm sút đáng kể lượng khán giả. Vì vậy, tổ chức thực hiện chương trình phát sóng gốc phải có khả năng ngăn cấm việc tiếp sóng, tái phát sóng đối với các chương trình của họ. Một điều cần làm rõ liên quan đến vấn đề này, đó là: việc xác định tổ chức khởi xướng, thực hiện việc phát sóng hay tổ chức tiếp sóng, tổ chức tái phát sóng là dựa trên mối quan hệ của tổ chức đó đối với từng chương trình phát sóng cụ thể - một tổ chức có thể là tổ chức khởi xướng, thực hiện
việc phát sóng đối với chương trình này trong khi là tổ chức tiếp sóng hay tái phát sóng đối với một chương trình khác.
Tuy nhiên, cũng tương tự như loại chủ thể quyền liên quan thứ hai là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng không luôn luôn là chủ sở hữu chương trình phát sóng. khoản 3 điều 44 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan”, và Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định tại điều 36: “Chủ sở hữu chương trình phát sóng quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát sóng”. Như vậy vẫn có thể tồn tại khả năng tổ chức phát sóng và chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng là hai chủ thể riêng biệt, nhưng trên thực tế trường hợp này không nhiều.
Ở nước ngoài, việc tuân thủ bản quyền trong lĩnh vực truyền hình rất nghiêm ngặt xuất phát từ tác động của hệ thống luật pháp và thực thi luật pháp, việc bảo vệ thương hiệu của những nhà sản xuất chương trình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cơ chế bảo vệ quyền tác giả, tác phẩm chưa rõ ràng, thực thi luật pháp trong vấn đề bản quyền truyền hình nói riêng, bản quyền báo chí xuất bản nói chung, không đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, ở nước ta, mặc dù cạnh tranh thông tin nhưng báo chí cũng có nhiệm vụ quảng bá, tuyên truyền nên việc hợp tác, chia sẻ giữa các cơ quan báo chí luôn được bảo đảm. Khó có cơ quan báo chí nào hoạt động độc lập về mặt nghiệp vụ, không dựa trên các yếu tố chung trong đời sống báo chí, đặc biệt là thông tin, dư luận. Tuy nhiên, trong những năm tới, các quy định và chế tài liên quan bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Việc thực thi những quy định này cũng sẽ nghiêm ngặt hơn. Tranh chấp bản quyền báo chí xuất bản nói chung, trong lĩnh vực truyền hình nói riêng, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Có những trường hợp phải nhờ đến sự phân xử của cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí tòa án. Bài toán đặt ra cho các nhà đài trong thời điểm hiện nay cần linh hoạt giữa cái chung, chia sẻ thông tin, hình ảnh và mặt khác là thực hiện các quy định pháp lý về bảo vệ bản quyền tác giả, tác phẩm.
Thực trạng vi phạm quyền liên quan của tổ chức phát sóng vẫn còn nhiều bức xúc, mặc dù các quy định bảo hộ của pháp luật tương đối đầy đủ, điển hình như năm 2012 ở nước ta hàng chục tỷ đồng đang bị ngang nhiên đút túi từ việc khai thác trái phép một chương trình gameshow (The Voice) và số tiền này có thể thể tăng theo cấp số nhân với những chương trình có số lượng lớn. Có thể nói, ăn cắp bản quyền truyền hình đang là một hành vi quá phổ biến tại Việt Nam21.
21 Việt Hoàng, Vi phạm bản quyền ngày càng công khai và trắng trợn, http://vtv.vn/trong-nuoc/vi-pham-ban-quyen-