Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 43 - 44)

5. Bố cục của đề tài

3.1.Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình

3.1.1. Tình hình chung

Những năm gần đây, pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả nói chung, về khía cạnh bảo vệ các quyền tài sản của các chủ thể liên quan đến bản quyền truyền hình nói riêng ngày càng được quan tâm và bổ sung, hoàn thiện. Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ được thông qua cũng trong năm đó là những văn bản pháp lý nền tảng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong nhân dân và đặc biệt là đội ngũ các văn nghệ sĩ và những cá nhân, tổ chức liên quan. Tiếp đó là Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan đã tạo điều kiện cho việc thực thi các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Tiếp theo nữa, Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, chỉ thị này đã thể hiện thái độ kiên quyết trong việc đưa các quy định pháp luật về quyền liên quan vào thực tiễn một cách hiệu quả. Trong thời gian qua, việc thực thi các quy định quyền liên quan đã có chuyển biến tích cực, các tổ chức phát sóng và cá nhân những người liên quan đã và đang từng bước nhận thức rõ ràng, đúng đắn hơn về của họ. Nhìn chung, quyền của người biểu diễn đã được tôn trọng và bảo vệ; quyền của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng như các tổ chức phát sóng đã được nhìn nhận, quan tâm đúng mức hơn.

Theo báo cáo số 158/BC-BVHTT-DL về tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, theo thống kê của Cục Bản quyền (Bộ VHTT&DL) hoạt động nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật có những tiến bộ quan trọng. Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể từng bước được bảo hộ. Nhiều chủ thể đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả, với tổng lượng Giấy chứng nhận đăng ký đã cấp từ năm 2008 đến 2013 là 26.347 Giấy chứng nhận. Các chủ thể cũng đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối và đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm quyền của mình - những vụ việc này cũng thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Đây là những biểu hiện tích cực cho thấy các quy định pháp luật về quyền liên quan đã và đang ngày càng được nhận thức đúng đắn và thực thi một cách nghiêm túc, hiệu quả trong thực tiễn, điều này thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực truyền hình của các chủ thể nắm giữ quyền liên quan cũng phát triển mạnh mẽ theo đúng nhịp độ và càng cần được sự quan tâm hơn từ phía các cơ quan quản lí có những biện pháp thắt chặt hơn giúp họ bảo vệ quyền lợi to lớn của mình.

Tuy nhiên, quyền liên quan vẫn là một vấn đề khá mới mẻ, phức tạp và lại đang phát triển nhanh chóng. Việc thực thi các quy định pháp luật về quyền liên quan trên thực tế vẫn bộc lộ không ít những khó khăn và tồn tại.

Ở nước ta, trong những năm gần đây, vấn đề bản quyền truyền hình đang từng bước được chú ý. Những vi phạm về bản quyền truyền hình đang đặt ra nhiều vấn đề cho bản thân các đơn vị truyền hình đồng thời đặt ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Các chương trình truyền hình bị vi phạm bản quyền không chỉ là các chương trình truyền hình được mua bản quyền từ nước ngoài mà vấn đề vi phạm bản quyền cả những chương trình được sản xuất trong nước. Tính chất tinh vi của những vi phạm bản quyền đòi hỏi vấn đề bản quyền các chương trình truyền hình cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và có những định chế pháp luật cụ thể để quản lý lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 43 - 44)