Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 27)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Khái niệm “nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình” có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, đó là các tổ chức, cá nhân sản xuất ra các băng, đĩa hoặc các dụng cụ khác là phương tiện kỹ thuật dùng cho việc ghi âm, ghi hình. Với cách hiểu này, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình chỉ đơn thuần là người sản xuất các vật mang tin chứa đựng nội dung là các tác phẩm, cuộc biểu diễn… Thứ hai, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là các tổ chức, cá nhân sử dụng băng, đĩa ghi âm, ghi hình hoặc các vật dụng kỹ thuật khác để ghi thu, lưu định lại các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh của một tác phẩm nhất định.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì, với tư cách chủ thể quyền liên quan, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hiểu theo nghĩa thứ hai, đó là “tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác”. Bởi dễ dàng nhận thấy theo cách định nghĩa thứ nhất thì khái niệm nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình bao hàm cả những tổ chức, cá nhân không phải người đầu tiên định hình âm thanh, hình ảnh trên các phương tiện ghi thu, trong đó có thể có cả những “nhà sản xuất” băng đĩa sao chép lại bản định hình đã có mà không đảm bảo quyền lợi thỏa đáng cho nhà sản xuất sở hữu quyền định hình cũng như những chủ thể khác liên quan đến cuộc biểu diễn mà

bản ghi thu của nó đã bị sao chép bất hợp pháp. Những tổ chức, cá nhân này không những không thể là chủ thể quyền liên quan mà trên thực tế còn là người đã thực hiện những hành vi xâm phạm tới quyền này.

Một điểm cần lưu ý là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình không đồng nhất với chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó. Theo khoản 2 điểu 44, “tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan”. Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân là người “định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh cuộc biểu diễn hoặc âm thanh, hình ảnh khác” nhưng công việc này của họ được tiến hành trên cơ sở một hợp đồng với chủ thể khác, họ chỉ thực hiện việc định hình với các thao tác mang tính chất kỹ thuật và được nhận thù lao từ việc định hình của mình theo hợp đồng đó, thì không được coi là chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình đó - chủ sở hữu ở đây chính là đối tác đã thuê và trả thù lao cho việc định hình nói trên.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền liên quan đối với bản quyền truyền hình theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)