Đặc điểm liên quan đến vấn đề sử dụng câu hỏi, bài tập mở

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi, bài tập mở và vận dụng vào giảng dạy một số nội dung trong chương trình hình học 11 (Trang 33 - 35)

, (OC OA uuuur uuuur 1 1)

2.1.2.Đặc điểm liên quan đến vấn đề sử dụng câu hỏi, bài tập mở

trình hình học

2.1.2.Đặc điểm liên quan đến vấn đề sử dụng câu hỏi, bài tập mở

Sách giáo khoa mới đợc biên soạn theo tinh thần đổi mới phơng pháp dạy học.

+ Chú trọng việc xây dựng cho học sinh môi trờng học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, chú trọng hình thành ở học sinh năng lực tự học, tự tìm tòi khám phá. “Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh,

dạy học sinh tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, dạy phơng pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học” [25, tr. 30].

+ Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học làm cho việc học của học sinh trở nên lí thú, gắn bó với thực tiễn, gắn với cuộc sống. Kết hợp việc dạy học cá nhân và việc học theo nhóm, tăng cờng sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong quá trình giáo dục.

+ Gợi ý cấu trúc bài soạn, cụ thể: phải xác định đúng mục tiêu bài học, xác lập mục tiêu học cho trò trên cơ sở chơng trình chuẩn và năng lực của học sinh.

+ Thực hiện đổi mới đánh giá đối với học sinh: Đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học, trong toàn bộ giờ học. Nội dung đánh giá theo mục tiêu yêu cầu mà chuẩn đặt ra, có đánh giá về thực hành toán.

+ Tích cực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, phát huy tính trực quan trong dạy học để tăng hiệu quả giờ học.

Trên cơ sơ tinh thần đổi mới đó sách giáo khoa hình học mới cơ bản vẫn giữ nguyên các nội dung nh trớc, tuy nhiên việc giảm tải đợc thể hiện trong việc trình bày các vấn đề về lí thuyết. Sách giáo khoa bỏ qua nhiều khía cạnh lí thuyết mang tính hàn lâm thay vào đó là các hình ảnh mang tính trực quan để rút ra các kết luận, chú trọng liên hệ các kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là các hình không gian. Điều đó tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng câu hỏi bài tập mở để dẫn dắt học sinh tìm tòi khám phá ra các kiến thức mới hoặc đi đến các kết luận.

Sách giáo khoa có nêu lên những câu hỏi và các hoạt động. Các câu hỏi đã xuất hiện nhiều hơn dới dạng mở nhằm định hớng cho học sinh chú ý vào một khía cạnh nào đó trong quá trình nhận thức, hoặc có thể là để học sinh nhớ lại một kiến đã học có liên quan tới bài mới, có thể là để học sinh hiểu thêm một chi tiết nào đó trong vấn đề đang xét, các câu hỏi đợc cấu trúc vừa tầm và giáo viên cũng có thể thay đổi các câu hỏi đó, tuỳ theo năng lực của học sinh.

Các hoạt động nhằm yêu cầu học sinh phải thực hiện sự động não và làm việc trên giấy nháp. Các hoạt động có thể yêu cầu học sinh suy ra hệ quả từ một định lí vừa nêu, hoặc để củng cố kiến thức vừa học và cũng có thể yêu cầu học sinh suy ra, phát hiện cái mới từ những kiến thức vừa có. Các hoạt động có thể đợc tổ chức theo từng cá nhân, từng nhóm hoặc cả

lớp. Đây cũng là hình thức giúp học sinh xây dựng bài học một cách tích cực. Các câu hỏi và hoạt động cũng chỉ mang tính gợi ý. Chơng trình cũng khuyến khích giáo viên đa ra các câu hỏi hoặc hoạt động phù hợp với nội dung và năng lực của học sinh.

Việc giảm tải cũng đợc thể hiện trong các bài tập, sách giáo khoa chú trọng đến các bài tập cơ bản để đảm bảo tính vừa sức cho học sinh và cũng tạo điều kiện cho giáo viên có thể phát triển thành các bài toán khó hơn phù hợp với đối tợng học sinh.

Nhìn chung sách giáo khoa mới tạo thuận lợi và cơ hội cho giáo viên sử dụng câu hỏi, bài tập mở trong dạy học khái niệm, định lí,… Đặc biệt với đối tợng học sinh khá và giỏi có thể sử dụng câu hỏi, bài tập mở để các em đợc tìm tòi và khám phá kiến thức.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi, bài tập mở và vận dụng vào giảng dạy một số nội dung trong chương trình hình học 11 (Trang 33 - 35)