, (OC OA uuuur uuuur 1 1)
trình hình học
2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập mở trong dạy học hình học
Trong sách giáo khoa có nhiều nội dung, nhiều phần các bài tập thờng có cấu trúc dạng đóng. Việc biến đổi hoặc bổ sung thêm bài tập mở là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học.
Câu hỏi, bài tập mở có quan hệ chặt chẽ với các câu hỏi, bài tập đóng tơng ứng. Nếu biết khai thác khía cạnh này giáo viên có thể biến đổi bài tập trong sách giáo khoa thành dạng mở. Điều này rất quan trọng vì nhiều học sinh làm nhiều bài tập theo mẫu, nếu không biến đổi thành bài tập mở thì học sinh sẽ giảm hứng thú học tập, nhất là đối với học sinh khá. Vì thế việc biến đổi bài tập đóng thành bài tập mở là rất thú vị đối với học sinh.
Sử dụng câu hỏi, bài tập mở cần căn cứ vào trình độ chung của đối tợng học sinh, để có cách chế biến phù hợp. Đồng thời cần lu ý phối hợp một cách hợp lí giữa dạy bài tập mở và các dạng khác. Không nên đẩy việc dạy học bài tập mở lên một cách cực đoan bất chấp đối tợng học sinh, bất chấp các yêu cầu rèn luyện kĩ năng, thực hành, v.v…Mỗi loại bài tập có vai trò của nó. Thực ra câu hỏi, bài tập mở chỉ phát huy tác dụng khi học sinh có đợc các kiến thức cần thiết đối với nội dung tơng ứng. Việc chuyển cấu trúc bài toán sang dạng mở phù hợp với đối tợng là hết sức quan trọng. Nếu tính “mở” ở phạm vi kiến thức rộng, giải bài toán đòi hỏi phát huy tính sáng tạo thì bài toán đó thờng chỉ dành cho học sinh giỏi. ở mức độ chung chỉ nên “mở” trong phạm vi kiến thức hẹp hơn, mức độ vừa sức thì vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức sẽ có hiệu quả.