TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU 75
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động phân tích tài chính ở Công ty cao su 75 đã được triển khai trong thời gian qua nhưng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và có một hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp phân tích hoàn chỉnh. Điều này gây hạn chế cho cấp lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định quản lý phù hợp và kịp thời đối với mọi hoạt động của công ty. Mặc dù, trong quá trình hoạt động công ty đã đạt một số thành tích nhưng bên cạnh đó công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong công ty, đề tài sẽ tập trung đưa ra một số giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu đó.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀICHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU 75 CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU 75
1.1. Những kết quả công ty đã đạt được
Qua quá trình phân tích ta nhận thấy, các mặt hoạt động của công ty được quản lý tương đối chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt, phục vụ kịp thời cho công tác của đơn vị.
* Lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là 2,763 triệu đồng / tháng- đạt mức độ khá so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác
* Công ty đã huy động kịp thời một lượng vốn lớn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp làm giảm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng.
* Công ty đã tiến hành các biện pháp trong công tác thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng. Các bạn hàng đã tích
cực hoàn thành việc thanh toán với công ty tạo điều kiện cho công ty có một lượng vốn tiền mặt lớn đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả cho các hợp đồng kinh tế được thực hiện trong năm.
* Xuất phát từ mô hình của một doanh nghiệp sản xuất, tài sản cố định và tài sản lưu động đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, công ty đã luôn chú trọng đầu tư nâng cấp nhà xưởng thiết bị, điều kiện làm việc. Ngoài ra công ty còn tăng cường sử dụng các biện pháp bảo toàn vốn. Với tài sản cố định, công tác khấu hao được tiến hành linh hoạt đảm bảo cho giá trị thu hồi của tài sản cố định đủ tái sản xuất. Với tài sản lưu động, công ty đánh giá lại theo phương pháp kê khai thường xuyên, vật tư hàng hóa được kế toán tổng hợp lại, đưa lên bảng nhập xuất tồn đồng thời phòng tài vụ kiểm tra số thực tế ở kho cả về số lượng và chất lượng.
Tuy vậy doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại đòi hỏi phải nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.
1.2. Những mặt hạn chế
* Công tác kế toán chưa được thực hiện trên máy vi tính đồng thời kế toán viên chưa thường xuyên được nâng cao trình độ sử dụng. Chính vì vậy công tác kế toán tại công ty còn làm rất thủ công, gây khó khăn trong việc tính toán tập hợp số liệu và độ chính xác của số liệu. Mặt khác, tại công ty chưa có một hệ thống phân tích đánh giá các chỉ số tài chính.Các số liệu thu thập được mới chỉ ở dạng số liệu thô, chưa có sự tính toán, so sánh. Đây là tiền đề ảnh hưởng đến quá trình tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động tài chính trong công ty.
* Số lượng hàng tồn kho trong công ty năm 2007 tăng lên nhiều so với năm 2006 bởi một lượng lớn hàng chưa tìm được người mua. Tại công ty cao su 75 hoạt động marketing hầu như chưa được triển khai, các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tại các triển lãm, hội chợ chưa
được thực hiện. Đây cũng là một hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Mặc dù trong năm vừa qua, công ty đã chú trọng đến đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, nhưng như vậy là chưa đủ, số lượng máy móc dây chuyền cũ, lạc hậu còn rất nhiều, thậm chí có những máy móc đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn còn được dùng để sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, làm số lượng hàng bán bị trả lại tăng cao.
* Là công ty nhà nước, hoạt động trong cơ chế thị trường, tuy nhiên khả năng huy động vốn từ bên ngoài của công ty còn rất hạn chế. Nguồn vốn hoạt động của công ty chủ yếu vẫn trông chờ từ nguồn vốn ngân sách cấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự chủ nguồn vốn trong sản xuất của