2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU
2.3. Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ
* Cơ sở xây dựng giải pháp
Trong cơ chế thị trường hiện nay, khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hoá trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Những năm qua, do máy móc thiết bị không theo kịp nhu cầu thị trường nên chất lượng sản phẩm của công ty chưa được cao, số lượng sản phẩm hỏng và hàng bán bị trả lại nhiều. Vài năm trở lại đây, công ty đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất và đã mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, do số vốn dùng cho đổi mới công nghệ còn hạn hẹp, nên công ty tiến hành đổi mới công nghệ từng phần dẫn đến máy móc thiết bị của công ty thiếu đồng bộ, hạn chế hiệu suất tài sản cố định. Cho đến nay, phần giá trị TSCĐ còn lại của công ty chiếm khoảng 1/3 nguyên giá và một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng chưa có điều kiện đổi mới.
Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của công ty là đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học- công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
* Nội dung giải pháp
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới công nghệ nhằm góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, công ty cần chú ý đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng đến nâng cao trình độ, kỹ năng kỹ xảo của người lao động, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý. Ttong thời gian tới, công
ty nên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như:
- Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yếu trước. Từng bước thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù hợp với nhu cầu thị trường bằng việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ hiện đại hơn. Việc đổi mới công nghệ phải đảm bảo cân đối giữa phần cứng và phần mềm để phát huy hiệu quả của công nghệ mới. Khi mua các thiết bị máy móc cũng như bí quyết công nghệ công ty có thể thương lượng với các đối tác để được thanh toán theo phương thức trả chậm.
- Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố thì công ty mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa như hiện nay nhằm đảm bảo các trục trặc được sửa chữa kịp thời giúp cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục và tiếp kiệm thời gian và công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất.
- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.
- Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.
- Tích cực đào tạo độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công nhân lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưởng vật chất thoả đáng cho họ. - Nâng cao trình độ quản lý, trong đó chú trọng đến vai trò của quản lý kỹ thuật.
- Tiến hành các nghiên cứu, phân tích về thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù
hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
Hiệu quả đổi mới công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình tài chính của công ty nói riêng rất khó định lượng. Bởi lẽ cơ cấu sản phẩm của công ty đa dạng, giá trị các loại sản phẩm chênh lệch nhau nhiều, hơn nữa một loại thiết bị công nghệ không thể áp dụng cho hầu hết các loại sản phẩm của công ty. Nhưng thực tế đã chứng minh từ khi thực hiện việc nâng cấp đồng bộ hệ thống trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính từ năm 2006 đến năm 2007 giá trị tài sản cố định giảm khoảng 500 triệu đồng, trong khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại tăng từ 1,164 lên 1,506. Đó cũng chính là những con số phản ánh hiệu quả của việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong công ty.
Qua đó ta thấy rõ được hiệu quả của đối mới công nghệ đối với hoạt động của công ty: Quy mô sản xuất tăng lên, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Do đó khả năng hoạt động của công ty cũng được cải thiện, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao hơn nên tiêu thụ tốt hơn vì vậy khả năng sinh lợi của công ty cũng tăng lên. Ngoài ra đổi mới công nghệ còn làm cho cơ cấu vốn của công ty hợp lý hơn, và để thực hiện được tốt hơn nữa giải pháp này, công ty cần:
- Công ty phải tiến hành những nghiên cứu, phân tích đánh giá xem đầu tư vào một thiệt bị công nghệ cụ thể nào đó có khả thi không, có thật sự cần thiết không, có đem lại hiệu quả không.
- Công ty có đủ khả năng huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho hoạt động đổi mới thiết bị công nghệ của mình.
- Công ty phải thiết lập được mối quan hệ với các công ty tư vấn về công nghệ để lựa chọn được thiết bị hiện đại phù hợp giá cả phải chăng.
- Công ty cần tăng cường nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật để có đủ kiến thức điều khiển, làm chủ công nghệ mới.
* Tổ chức thực hiện
- Dùng nguồn vốn ngân sách và các biện pháp huy động vốn (vốn đầu tư, vốn vay) để đổi mới tài sản cố định
- Đổi mới dây chuyền băng tải cao su trước, đây là một trong những dây chuyền quan trọng để sản xuất các sản phẩm của công ty.
- Tiến hành đổi mới đồng bộ, xây dựng nhà luyện ...
- Đối với các dây chuyền máy móc cũ, công ty tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên, nâng cấp phần mềm công nghệ cho các dây chuyền…
* Tính khả thi của giải pháp - Về kinh tế
• Giảm số lượng sản phẩm hỏng, nâng cao chất lượng sản phẩm • Dự tính chi phí đầu tư (ban đầu)
TT Nội dung Dự kiến chi phí (triệu đồng)
1 Dây chuyền băng tải 17000
2 Xây dựng nhà luyện 2000
3 Chi phí liên quan 500
Tổng 19 500
• Theo kế hoạch phê duyệt cấp vốn cho các doanh nghiệp thuộc bộ quốc phòng, năm 2007 công ty cao su được bộ hỗ trợ số vốn đầu tư đổi mới công nghệ là 18 tỷ đồng. Như vậy, số vốn để đầu tư thực hiện bước đầu đổi mới công nghệ là gần đủ. Với số vốn thiếu còn lại công ty có thể lấy từ quỹ dự trữ và vay ngân hàng để thực hiện giải pháp này.
- Về kỹ thuật
• Dây chuyền băng tải phải nhập từ nước ngoài (Trung Quốc), công ty mua qua nhà cung cấp Ngô Hoàng, có chuyên gia nước bạn sang lắp đặt, chạy thử và hướng dẫn vận hành.
khoảng 8 tháng, do công ty xây dựng 36 Bộ quốc phòng đảm nhiệm, đảm bảo về mặt kỹ thuật, an toàn của công ty.
- Về nhân lực
Với lượng nhân lực hiện tại công ty vẫn có thể tiến hành thực hiện giải pháp này. Tuy nhiên để giải pháp thực hiện hiệu quả hơn công ty cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
• Hiện nay đội ngũ kỹ sư của công ty còn thiếu nhiều, số lượng kỹ sư của công ty năm 2007 là 33 người, theo tính toán của phòng nhân sự công ty thì trong năm tới sẽ tuyển thêm 15 cán bộ nữa.
• Để thực hiện giải pháp này, nhà máy có thể tiến hành đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử kỹ sư đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiếp cận và cập nhật công nghệ hiện đại.
• Trong năm tới, nhà máy tuyển thêm số lượng cán bộ kỹ sư, nhưng chủ yếu là kỹ sư hóa chất, bởi vì tại công ty các kỹ sư phục vụ cho việc chế thử sản phẩm và kiểm tra công đoạn lưu hóa cao su thiếu rất nhiều.
* Lợi ích thu được khi thực hiện giải pháp
- Đổi mới tài sản cố định, dây chuyền công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu suất làm việc và nâng cao chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, góp phần cải thiện tình hình tài chính của công ty.
- Đổi mới công nghệ góp phần mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
- Đổi mới công nghệ là cơ cấu giữa vốn lưu động và vốn cố định trong công ty cân đối hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
KẾT LUẬN
Trước những thách thức và cơ hội mới trong nền kinh tế thị trường, Ban lãnh đạo Công ty cao su 75 cần nhận thức đầy đủ những thế mạnh cũng như những điểm cần khắc phục trong hoạt động quản lý tài chính của mình,
cần phải xác định cụ thể những việc cần làm ngay trước mắt cũng như định hướng những chiến lược kế hoạch lâu dài cho sự phát triển của công ty.
Vấn đề cải thiện tình hình tài chính là một vấn đề cần thiết ngay trước mắt vì đây là vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông qua nội dung của đề tài, tác giả muốn khái quát và đưa ra một số ý kiến về tình hình tài chính tại Công ty cao su 75 để Ban lãnh đạo công ty tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý tài chính của công ty.
Những nội dung cơ bản được giải quyết trong đề tài:
1. Đề tài đã đề cập tầm quan trọng của phân tích hoạt động tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đối với công ty cao su 75 nói riêng, trên cơ sở phân tích những tác động của tài chính doanh nghiệp trong điều kiện có một cơ chế quản lý tài chính hợp lý.
2. Phân tích những đặc điểm tài chính mang tính đặc thù của công ty cao su 75 làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về quản lý tài chính của công ty.
3. Đề tài đã phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cao su 75, nêu lên những tác động tích cực, những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính hiện nay của Công ty. Những hạn chế đó là:
- Chưa có sự phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của công ty - Còn nhiều điểm bất cập giữa các thành phần cấu tạo nên các chỉ tiêu tài chính và cần phải được cải thiện.
- Đề tài đã nêu lên những phương hướng cơ bản nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tính khả thi cao nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tài chính tại công ty cao su 75.
4. Đề tài có tính thời sự cấp thiết với quá trình đổi mới doanh nghiệp vì trong tương lai Công ty sẽ được bộ quốc phòng chuyển mô hình hoạt
động thành công ty cổ phần hoạt động trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Do giới hạn về thời gian, phạm vi luận văn và kiến thức người viết, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô để luận văn được hoàn chỉnh và có tính thực tiễn cao./.