3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
2.2.4.3. Phân tích các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
* Vòng quay tiền.
Hệ số vòng quay tiền cho biết đồng vốn được sử dụng trong năm có hiệu quả không (quay vốn được bao nhiêu vòng). Theo số liệu của công ty ta tính được vòng quay tiền năm 2006 là 31,997 lần và năm 2007 là 11,61 lần.
Như vậy, so với năm 2006 vòng quay tiền năm 2007 thấp hơn rất nhiều, chứng tỏ có một lượng tiền rất lớn bị ứ đọng, không sử dụng hiệu quả, gây lãng phí vốn. Lượng tiền này chủ yếu nằm trong giá trị hàng tồn kho làm cho một luợng vốn lớn chưa sử dụng hiệu quả.Vì vậy, công ty cần có chiến lược sử dụng vốn sao cho có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
* Vòng quay hàng tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ trong năm và giá trị hàng tồn kho (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá) bình quân.Theo số liệu ta tính được, vòng quay hàng tồn kho năm 2006 là 4,259 lần và năm 2007 là 3,244 lần. Nhìn vào kết quả này ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2007 thấp hơn năm 2006, đây là một kết quả tốt. Tuy nhiên, xét về các thành phần cấu tạo của tỷ số này ta thấy rằng lượng hàng tồn kho năm 2007 cao
hơn rất nhiều so với năm 2006 (gần 1,67 lần) đây lại là một kết quả không tốt. Bởi lẽ lượng ống cao su và băng tải cao su sản xuất ra nhưng chưa tiêu thụ được, còn tồn ở trong kho, do chưa tìm được bạn hàng. Mặt khác, nhờ chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ năm 2007 cao hơn năm 2006 nên tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2007 đã thấp hơn năm 2006. Như vậy, trong hoạt động quản lý hàng hoá công ty đã tiến hành đẩy mạnh bán hàng làm tăng doanh thu đáng kể. Đây là những nhân tố quan trọng góp phần hạ thấp vòng quay hàng tồn kho.
* Vòng quay toàn bộ vốn.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem thì sẽ đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
So với năm 2006 thì năm 2007 vòng quay toàn bộ vốn cao hơn (một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,701 đồng doanh thu tiêu thu hàng hoá), chứng tỏ đồng vốn được sử dụng có hiệu quả cao hơn. Năm 2007, doanh thu tiêu thụ của công ty đạt 63 757 407 761 đồng, cao hơn 1,17 lần so với năm 2006. Mặt khác, tổng số vốn của công ty năm 2007 cũng tăng lên đáng kể do đã được ngân sách nhà nước bổ sung một lượng lớn nguồn vốn xây dựng cơ bản. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần làm cho chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn của công ty tăng lên, hay có thể nói đồng vốn của công ty đã được sử dụng hiệu quả.
* Kỳ thu tiền trung bình
Phân tích tài chính còn sử dụng tỷ số kỳ thu tiền trung bình trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày để đánh giá khả năng thu hồi trong thanh toán. Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân tỷ lệ nghịch với vòng quay các khoản phải thu. Theo số liệu của công ty cao su 75, ta tính được kỳ thu tiền trung bình năm 2006 là 142,51 ngày và của năm 2007 là
77,33 ngày
Như vậy, công ty cũng đã có những biện pháp để rút ngắn thời gian thu hồi các khoản phải thu bởi vì do tốc độ hàng hoá tiêu thụ chưa cao, công ty cần vốn sản xuất kinh doanh nên phải tăng cường thu hồi các khoản tiền bị chiếm dụng. Mặt khác, do thực hiện chính sách tín dụng hợp lý : Với bạn hàng lâu năm công ty chấp nhận đề nghị chậm thanh toán của đơn vị đối tác để giữ mối quan hệ làm ăn dài hạn, với những bạn hàng mới công ty đề nghị đơn vị bạn thanh toán trước một phần tiền để hưởng một số ưu đãi trong quá trình mua hàng, nên các khoản phải thu nhỏ và kỳ thu tiền trung bình năm 2007 giảm hơn rất nhiều so với năm 2006.
* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Nguồn hình thành tài sản cố định của công ty chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp. Chính vì vậy, phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định để đánh giá xem đồng vốn đầu tư vào tài sản đem lại doanh thu cho công ty như thế nào. Theo số liệu ta tính được, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2006 là 1,164 lần và năm 2007 là 1,506 lần. Nhìn vào kết quả tính toán này có thể nói rằng, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2007 tốt hơn năm 2006 (một đồng tài sản cố định tạo ra được 1,506 đồng doanh thu, năm 2006 là 1,164 đồng).
Tuy nhiên tốc độ tăng chưa cao, giá trị tài sản cố định năm 2007 thấp hơn năm 2006, bởi vì một lượng tài sản đã khấu hau nhiều, số lượng tài sản cố định là dây chuyền máy móc cũ, sử dụng lâu năm chiếm tỷ trọng lớn, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty.
Trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định, để nâng cao năng suất sử dụng tài sản, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp như: bảo dưỡng máy móc, nâng cấp hay đầu tư mới dây chuyền công nghệ…
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Bên cạnh việc đánh giá hiệu suất sử dụng của tài sản cố định, ta còn có thể đánh giá hiệu suất sử dụng của tổng tài sản của công ty để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sử dụng tài sản trong công ty.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2006 là 0,654 lần hay 65,4%; tức là trong năm 2006 cứ một đồng tài sản tạo ra được 0,654 đồng doanh thu. Đến năm 2007, hiệu suất sử dụng tổng tài sản cao hơn năm 2006 (0,777 lần). Như vậy, từ kết quả tính toán của chỉ tiêu này cũng cho thấy, hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong doanh nghiệp năm 2007 có hiệu quả hơn so với năm 2006. Đây cũng là một kết luận trùng với các kết quả đã tính toán ở trên.
2.2.4.4. Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lãi của doanh nghiệp
Các bước phân tích trên chỉ tiến hành phân tích từng khía cạnh và chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt chứ không phản ánh tổng hợp được hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Để phục vụ cho mục đích trên cần phân tích các hệ số khả năng sinh lời đồng thời kết hợp với báo cáo kết quả kinh doanh để có được sự đánh giá chính xác nhất
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đây là hệ số phản ánh số lợi nhuận (trước hoặc sau thuế) có trong 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ.
Từ số liệu của công ty, ta tính được tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2006 là 0,044 lần và năm 2007 là 0,047 lần.Vậy, đến năm 2007, cứ 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ tạo ra được 0,047 đồng lợi nhuận trước thuế và cao hơn so với năm 2006. Tương tự, ta tính được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2006 là 0,032 lần và năm 2007 là 0,035 lần. Như vậy, khi phân tích đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng cho ta kết quả tương tự như vậy, cứ một đồng doanh thu thuần năm 2007 sẽ tạo ra 0,035 đồng lợi nhuận sau thuế và cao hơn so với năm 2006 là 9,375%
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tại công ty cao su 75, ta tính tỷ suất sinh lời của tài sản thông qua chỉ tiêu thu nhập trước thuế và lãi vay của công ty.
Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2006 là 0,028 lần Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2007 là 0,037 lần
Đến năm 2007, một đồng tài sản đã tạo ra 0,037 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, cao hơn năm 2006. Tuy nhiên, ta thấy rằng trong năm 2007 công ty có phải trả lãi vay là 355 133 345 đồng, còn trong năm 2006 công ty không phải trả lãi vay. Chính vì vậy để đánh giá chính xác, chúng ta cần đánh giá kết hợp nhiều tỷ số khác nữa.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lợi của đồng vốn. Nó phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận (trước hoặc sau thuế)
Tại công ty cao su 75, ta tính được: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh năm 2006 là 0,028 lần và năm 2007 là 0,033 lần. Kết quả của chỉ tiêu này cho biết, năm 2007 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,033 đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn năm 2006 là 17,86%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh năm 2006 là 0,021 lần và năm 2007 là 0,025 lần. Năm 2007 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể nói rằng, sang năm 2007 đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã được sử dụng hiệu quả hơn, công ty cần có các biện pháp để duy trì và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tăng lợi nhuận ròng từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Theo số liệu năm 2006 và 2007 của công ty, ta tính được chỉ tiêu này như sau: tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ
sở hữu năm 2006 là 0,033 lần và năm 2007 là 0,035 lần
Vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu là vốn góp của nhà nước. Chỉ tiêu này cho thấy, năm 2007 công ty đã sử dụng đồng vốn của nhà nước có hiệu quả hơn so với năm 2006 (tăng 1,06 lần). Tuy nhiên, trong thời gian tới, công ty phải huy động vốn từ các nguồn hình thành khác nữa, chính vì vậy việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng mà công ty phải tính toán trong thời gian tiếp theo.
2.2.5. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được thành lập để phản ánh trọng điểm của việc sử dụng vốn và những nguồn tài trợ cho việc sử dụng vốn đó. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn dưới đây sẽ dựng lên bức tranh hoạt động của công ty cao su 75 trong năm 2007 đồng thời sẽ là cơ sở để nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có những chính sách trong kỳ tới.
Trong năm 2007 công ty cao su 75 chủ yếu tìm nguồn vốn từ việc thu hồi các khoản phải thu 6 666 716 955 đồng chiếm 44,33% , giảm bớt tiền mặt tại quỹ 4,99%, giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 0,28%. Mặt khác, để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh công ty làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 1 483 315 427 đồng chiếm9,86%.
Vậy với tổng số vốn huy động được, công ty đã dùng vào những mục đích sau: dự trữ thêm vốn bằng tiền (tiền gửi ngân hàng 16,17%), đầu tư vào tài sản cố định, trả nợ ngắn hạn .
Diễn biến tăng giảm và sử dụng vốn được thể hiện một cách cụ thể thông qua bảng dưới đây:
Bảng kê phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Diễn biến nguồn vốn Số tiền % Sử dụng vốn Số tiền %
Giảm khoản ph thu KH 6 666 716 95544,33 Tăng NVL trong kho 1 817 762 947 12,09
Giảm hàng gửi bán 157 047 685 1,05 Tăng thành phẩm tồn kho 5 707 672 811 37,96
Giảm CP SXKD DD 41 745 868 0,28 Tăng NM trả tiền trước 1 394 034 810 9,27
Giảm phải trả người LĐ 217 993 247 1,45 Giảm quỹ đầu tư PT 260 809 200 1,73
Tính khấu hao 2 019 302 28713,43 Đầu tư TSCĐ 465 250 062 3,09
Tăng ng vốn CSH 1 483 315 427 9,86 Giảm vay ngắn hạn 2 961 348 144 19,69
Tăng quỹ dự phòng TC 223 047 589 1,48
Tăng quỹ khen thưởng 449 861 931 2,99
Tăng phải trả người bán 3 028 188 20220,14
Cộng 15 038 303 049 100 Cộng 15 038 303 049 100
Qua số liệu trên ta có đánh giá như sau: trong năm 2007, thực tế tổng giá trị tài sản tăng và công ty đã tăng quy mô sử dụng vốn lên điều đó chứng tỏ cán bộ tài chính kế toán đã không chỉ làm nhiệm vụ “giữ vốn” mà đã có sự chủ động tạo nguồn vốn để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh.