Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cao su 75 (Trang 38 - 43)

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường nên bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến,bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng.

lý và khối sản xuất.

* Khối quản lý bao gồm: + Lãnh đạo nhà máy:

-Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp điều hành doanh nghiệp qua sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng và các phó giám đốc.

-Phó giám đốc kỹ thuật: có chức năng tư vấn cho giám đốc về mặt kỹ thuật, lựa chọn thiết bị phục vụ đầu tư và sản xuất, nghiên cứu phát triển KHCN phục vụ sản xuất, điều hành các công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật của nhà máy.

-Phó giám đốc sản xuất: là người điều hành về kế hoạch sản xuất của nhà máy, cùng giám đốc xây dựng các kế hoạch hàng năm của nhà máy trong tất cả các chương mục của hệ thống kế hoạch của nhà máy, cùng các PGĐ khác giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất.

-Phó giám đốc kinh doanh: xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ, duy trì và phát triển thị phần… đề ra các mục tiêu thực hiện nhằm tạo ra sự ổn định, tăng trưởng, hợp tác giữa nhà máy và các đối tác, các khách hàng có quan hệ kinh doanh với nhà máy.

+ Các phòng ban chức năng được phân chia nhiệm vụ, quyền hành cụ thể trong từng lĩnh vực nhằm giúp giám đốc trong việc ra quyết định một cách chính xác, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy mang lại hiệu qủa cao. Nhà máy gồm có 7 phòng ban chức năng:

-Phòng Kế hoạch- Vật tư : đây là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong khâu lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ, điều độ sản xuất và quản lý toàn bộ việc mua bán vật tư nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra,chuẩn bị các điều kiện xây dựng hợp đồng kinh tế, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, mặt hàng quốc phòng được cấp trên phê duyệt. Quản lý dự án đầu tư,

triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ bản của nhiệm vụ theo kế hoạch.

-Phòng Tổ chức- lao động: Có nhiệm vụ quản lý lao động, quản lý và tổ chức tiền lương, an toàn bảo hộ lao động và phụ trách công tác đào tạo huấn luyện, đảm bảo chế độ chính sách, quyền lợi cho người lao động đúng với chính sách chế độ của Nhà nước và bộ quốc phòng ban hành.

-Phòng Tài chính: Giúp cho giám đốc quản lý toàn bộ khâu tài chính của nhà máy, đảm bảo và cung cấp tiền vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

-Phòng công nghệ: Có nhiệm vụ quản lý công nghệ, ban hành quy trình sản xuất, thiết kế khuân mẫu, chế thử sản phẩm, ban hành các định mức vật tư. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cho những sản phẩm mới và lập biểu tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm mới đồng thời cùng phòng Tổ chức lao động hướng dẫn đào tạo công nhân theo kế hoạch năm và các sản phẩm mới được đưa vào sản xuất. Quản lý kỹ thuật, hệ thống máy móc thiết bị, cung cấp năng lượng động lực. Cải tiến nâng cao chất lượng sử dụng hiệu quả năng lực thiết bị hiện có trong sản xuất của nhà máy.

-Phòng Phát triển sản xuất : là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất sản phẩm mới với độ phức tạp, tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi cao. Tổ chức triển khai nhiệm vụ nghiên cứu chế thử các sản phẩm mới mang tính chiến lược đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của nhà máy. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao cho nhà máy.

-Phòng KCS : Xây dựng hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn nghành, nhà nước và quốc tế. Kiểm tra chất lượng toàn bộ nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư mua vào và các sản phẩm nhà máy sản xuất ra trước

khi nhập kho. Giám sát các cung đoạn, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm trên các dây chuyền sản xuất đã ban hành. Tham gia cùng phòng Công nghệ, phòng Phát triển sản xuất xây dựng các tiêu chuẩn kiểm chọn sản phẩm. Đồng thời cùng các phòng ban phân xưởng khác tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn đã ban.

-Phòng Hành chính Quản trị : Có chức năng bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị, an toàn xã hội trong nhà máy, quản lý văn thư lưu trữ, đánh máy, tiếp khách, nhà trẻ mẫu giá, hậu cần v,v…

-Ban chính trị : Là cơ quan tham mưu việc cho Đảng uỷ và giám đốc về công tác Đảng, công tác chính trị của nhà máy.

* Khối sản xuất:

Bao gồm 3 phân xưởng: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc nhà máy, sự giám sát của các PGĐ và các phòng ban chức năng. Nhà máy có 3 phân xưởng:

-Phân xưởng cơ điện ( A1): là phân xưởng phục vụ cho 2 phân xưởng chính, bao gồm cung cấp điện, hơi, nước, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị và sửa chữa máy móc sản xuất.

-Phân xưởng A3: là một trong 2 phân xưởng chính có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm cao su, công việc như sau:

+ Cung cấp bán thành phẩm : luyện cao su, cán tráng mành bạt… đây là những bán thành phẩm cung cấp cho các bộ phận sản xuất sản phẩm trong nội bộ phân xưởng và phân xưởng bạn.

+ Sản xuất sản phẩm: dây đai, băng tải, lốp ô tô, bạt cán tráng…

-Phân xưởng A4: có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm cao su như phụ tùng cao su, ống cao su, cáp cao su…

Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý của nhà máy:

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cao su 75 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w