ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ÀNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1 Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cao su 75 (Trang 36 - 38)

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CAO SU

2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ÀNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1 Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1 Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cao su 75 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ quốc phòng, thành lập ngày 26/4/1968, chuyên sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ quốc phòng và các ngành kinh tế trong cả nước.Trụ sở chính của công ty tại xã Xuân Sơn, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

Tiền thân của công ty là xưởng ắc quy, lấy phiên hiệu là 9033, được thành lập ngày 26/4/1968 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại ắc quy đáp ứng yêu cầu chiến đấu của quân đội. Địa điểm đóng quân ở xã Xuân Sơn, Ba Vì, Hà Tây.

Ngày 23/3/1970, xưởng ắc quy sáp nhập với xưởng đắp lốp ô tô, phiên hiệu 179, đóng quân ở thị trấn Văn Điển, Hà Nội thành nhà máy Q175 thuộc Tổng cục Hậu Cần (BQP). Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty đã nhiều lần đổi tên thành A175 rồi Z175 thuộc Tổng cục CNQP.

Đến năm 1993, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, công ty được xếp hạng doanh nghiệp công ích nhà nước mang tên cao su 75 – Tổng cục CNQP – BQP.

Kể từ ngày thành lập đến nay, trải qua sự phát triển của cách mạng Việt Nam, các đơn vị trong quân đội nói chung và công ty cao su 75 nói riêng luôn có những thay đổi xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự của Đảng. Từ năm 1968 đến năm 1972, công ty tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Đến tháng 4/1972, công ty đã tổ chức đưa hàng ngàn tấn máy móc, thiết bị đắp lốp từ thị trấn Văn Điển về nơi sơ tán ở xã Xuân Sơn, Ba Vì, Hà Tây,

tiếp tục tổ chức sản xuất đảm bảo phục vụ kịp thời cho chiến trường.

Những năm sau chiến tranh, mặc dù còn muôn vàn khó khăn nhưng cán bộ công nhân viên đã nhanh chóng xây dựng lại cơ sở hạ tầng, từng bước ổn định cuộc sống và đi vào sản xuất.

Những năm 1980 đến 1989, nằm trong tình hình chung của các xí nghiệp trong nước, do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại, cùng với cơ chế bao cấp của nền kinh tế đã đưa công ty vào tình trạng vô cùng khó khăn, thiếu công ăn việc làm, thiết bị công nghệ lạc hậu, vật tư sản xuất còn thiếu thốn.

Công ty cao su 75 đầu những năm 1990 đã nhanh chóng đi vào công cuộc đổi mới. Công ty lấy công tác khoa học, kỹ thuật, công nghệ làm khâu then chốt, đẩy mạnh công tác đầu tư, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất.

Từ những năm 1993 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công ty, với sự giúp đỡ, đầu tư của BQP, Tổng cục CNQP và tinh thần chủ động sáng tạo, phát huy nội lực, công ty đã mạnh dạn đầu tư các thiết bị, công nghệ tiên tiến, nghiên cứu chế thử và đưa vào sản xuất nhiều sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp, đặc chủng trước kia phải nhập ngoại, cung cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như: ngành dầu khí, khai thác mỏ, xi măng, dệt, vận tải biển, điện...

Để đáp ứng được nhiệm vụ quốc phòng và yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay, theo quyết định số 216 QĐ-BQP, ngày 1/12/2007 Nhà máy đổi tên thành Công ty cao su 75 trực thuộc TCCNQP-BQP.

Tên giao dịch Việt Nam : Công ty cao su 75 Tên giao dịch Nước ngoài : 75 Rubber Factory Mã số đăng ký kinh doanh: 0306000015 Mã số thuế : 0500238515

Trụ sở chính : Công ty cao su 75 - Xuân Sơn - Sơn Tây - Hà Nội. Như vậy, trải qua 40 năm hình thành và phát triển, công ty cao su 75 đã

lớn mạnh không ngừng cả về quy mô, số lượng cũng như chất lượng. Quan trọng hơn là công ty đã đứng vững trong cuộc cạnh tranh của nền kinh tế thị trường cũng như tạo được uy tín với khách hàng gần xa.

Những khó khăn và thuận lợi của nhà máy trong những năm gần đây.

Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất đã ổn định.

- Máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất đã được đổi mới.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã quen dần và có kinh nghiệm với cơ chế thị trường.

- Sản phẩm của nhà máy ngày càng được nâng cao chất lượng và hình thức, có uy tín trên thị trường.

- Bạn hàng của nhà máy ngày một lớn mạnh, hầu hết các bạn hàng lâu năm vẫn gắn bó với nhà máy.

- Thị trường tiêu thụ phát triển rộng hơn. Khó khăn.

Mặc dù sản phẩm của nhà máy có uy tín trên thị trường, song việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập và hàng của một số doanh nghiệp lớn trong nước như Công ty Cao su Sao Vàng, Công ty Cao su Đà Nẵng vẫn ngày một gay gắt. Lượng vốn của nhà máy hạn hẹp không đủ đáp ứng cho sản xuất và cho sự cấp bách của thị trường. Địa bàn sản xuất xa các trung tâm, giao thông đi lại không thuận tiện làm tăng chi phí trong việc vận tải cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cao su 75 (Trang 36 - 38)