Khả năng phân bố (Throwing power)

Một phần của tài liệu Ăn mòn và bảo vê vật liệu (Trang 118 - 119)

2 David Talbott, James Talbott, Corrosion Science and Technology, CRC Press, USA, 1998.

9.2.3.4.Khả năng phân bố (Throwing power)

Ngoại trừ các chi tiết cĩ dạng hình học rất đơn giản (tấm phẳng), ít khi tồn bộ các phần trên bề mặt cĩ cùng khoảng cách đến anốt. Do đĩ mật độ dịng và bề dày của kết tủa khơng thể đồng đều trên tồn bề mặt mà sẽ thay đổi từ vị tri này đến vị trí khác do sự khác nhau về điện trở ohm của con đường từ catốt đi qua dung dịch đến anốt. Sự phân bố của cường độ dịng kết tủa do yếu tố này gọi là phân bố sơ cấp. Anốt sẽ được chế tạo và phân bố xung quanh chi tiết mạ

sao cho càng đồng đều càng tốt.

Sự phân bố dịng thực tế thường đồng đều hơn phân bố sơ cấp do các ảnh hưởng của sự phân cực. Điện thế tổng ngang qua bình điện phân là tổng của ba thành phần:

• Chênh lệch điện thế cân bằng của phản ứng ở anốt và catốt

• Điện thế rơi do điện trở ohm của dung dịch

• Phân cực ở anốt và catốt (phân cực hoạt hĩa, phân cực nồng độ …)

Trong phân bố thứ cấp (chỉ xét ảnh hưởng của phân cực hoạt hĩa), độ phân cực khơng phụ thuộc vào dạng hình học của điện cực mà phụ thuộc vào động học của phản ứng điện cực. Do đĩ, điện thế giữa anốt và catốt sẽ là như nhau trên điểm lồi và điểm lõm của bề mặt trong khi phân bố sơ cấp làm cho mật độ

dịng trên điểm lồi cao hơn trên điểm lõm. Phân bố thứ cấp làm cho lớp phủ bề

mặt đồng đều hơn phân bố sơ cấp.

Tính chất của một dung dịch mạ thúc đẩy sự đồng đều được gọi là khả

năng phân bố. Dung dịch cĩ khả năng phân bố cao rất cần thiết để tạo kết tủa cho các chi tiết cĩ hình dáng phức tạp.

9.2.3.5. Phụ gia

Phụ gia trong dung dịch mạ cĩ thể chia làm bốn nhĩm chính:

• Chất tinh chế hạt (grain refiners) làm giảm kích thước hạt, ví dụ thêm Ni hoặc Co với hàm lượng nhỏ trong mạ vàng để chúng đồng kết tủa với vàng.

• Chất ức chế tạo nhánh và tạo nhám (dendrite & roughness inhibitors) sẽ hấp phụ trên bề mặt và tạo một màng mỏng ức chế sự tạo nhánh cây.

• Chất san bằng bề mặt (leveling agents) cải thiện khả năng san bằng bề mặt bằng cách gia tăng độ dốc đường cong phân cực.

• Chất thấm ướt hoặc chất hoạt động bề mặt (wetting agents hoặc surfactants) ngăn ngừa sự tạo rỗ hoặc lỗ xốp.

Một phần của tài liệu Ăn mòn và bảo vê vật liệu (Trang 118 - 119)