Những yếu tố và điều kiện cho việc quản lý công tác lưu học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 60 - 63)

Sự khác biệt về nền văn hóa, tổ chức xã hội và luật pháp của các nước sở tại

Trong thời gian học tập và đào tạo ở NN, lưu học sinh phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ những quy tắc ứng xử văn hóa của nước sở tại như những công dân của nước đó. Vì thế công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN phụ thuộc vào nền văn hóa, tổ chức xã hội và luật pháp của các nước sở

tại. Rào cản về ngôn ngữ, sự thiếu hiểu biết chu đáo về những yếu tố trên

không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của LHS trong những ngày sống và học tập ở nước ngoài mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN.

54

Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam và hệ thống

giáo dục đại học của các nước sở tại

Chủ trương của Nhà nước ta là gửi LHS đến học tập tại các trường ĐH có uy tín của các nước có nền kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật phát triển. Những cơ sở giáo dục đó có nhiều khác biệt với các trường ĐH của Việt Nam về môi trường giáo dục, chương trình đào tạo, phương pháp học và kiểm tra đánh giá. Quan trọng hơn nữa đó là sự khác biệt về phương thức quản lý và đánh giá người học.

Mặt khác, cũng có sự khác biệt rất lớn ngay trong chính hệ thống các trường ĐH của nước sở tại. Chẳng hạn như ở Mỹ, uy tín và chất lượng đào tạo của các trường ĐH là rất khác nhau, thậm chí có những trường ĐH hoàn toàn ở dạng “diploma mill” (bán bằng cấp). Trong khi đó yêu cầu đối với người học của một số trường ĐH lớn khác về những ngành khoa học cơ bản như Toán, Tin học, Vật lý... là rất cao. Điều đó thể hiện ở bảng điểm của học viên học ở đây thường thấp hơn những nơi khác.

Hiểu biết rành mạch về yếu tố trên đối với từng nước, thậm chí từng cơ sở đào tạo của nước ngoài, sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được những quy định chính xác về công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN.

Sự cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa về giáo dục đào tạo

Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại tất cả các quốc gia trên thế giới, xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục là tất yếu. Xu thế đó ảnh

hưởng đến chúng ta ở hai khía cạnh:

- Số lưu học sinh ra NN học tập ngày càng đông hơn, đa dạng hơn về ngành nghề đào tạo và nguồn tài chính, đa dạng hơn về năng lực học tập và năng lực chuyên môn.

- Nguồn học bổng cũng như số lượng học bổng ngày càng phong phú. - Thương hiệu thực sự của các cơ sở giáo dục ở NN (về chương trình đào tạo và sự thỏa mãn người học).

55

Những nhân tố đó làm giảm đi sự hấp dẫn của các Đề án Đào đào tạo cán bộ KHKT tại nước ngoài bằng NSNN, đồng thời tạo ra những khó khăn mới trong công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài.

Trào lưu du học trong học sinh và sinh viên Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục và sự yếu

kém của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam đã làm nảy sinh trào lưu du học trong học sinh và sinh viên Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có nhiều biện pháp định hướng đúng và kiểm soát trào lưu trên, chẳng hạn như: Tuyên truyền giải thích cho phụ huynh và học sinh thấy rõ về hệ thống giáo dục của các nước, hướng nghiệp trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho học sinh trước khi ra nước ngoài học tập... Vì thế, bên cạnh những yếu tố tích cực, trào lưu cũng tạo ra những khó

khăn mới trong công tác quản lý.

Các yếu tố chủ quan

Việc triển khai cơ chế, chính sách và các văn bản quy định của Nhà nước về công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN

Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương rất rõ ràng và nhất quán trong công tác quản lý. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ trong việc thực thi các chủ trương, đặc biệt việc chậm ban hành những văn bản pháp quy quy định đầy đủ công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài, đã ảnh hưởng nhiều đến công tác này. Vì thế, việc xây dựng và ban hành những văn bản pháp quy quy định đầy đủ công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài là một khâu then chốt trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài. Những văn bản pháp quy như thế được xây dựng và ban hành càng sớm càng tốt.

Sự phù hợp với thực tiễn sinh hoạt và học tập của lưu học sinh của cơ chế, chính sách đối với sinh viên du học tại nước ngoài

56

Do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính nên tình hình kinh tế xã hội của nhiều nước phát triển có những biến động theo chiều hướng xấu, chẳng hạn như: giá cả sinh hoạt leo thang ngày càng đắt đỏ, những ưu đãi hỗ trợ cho sinh viên ngày càng bị cắt giảm... Điều đó đòi hỏi các chính sách đối với sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài phải bám sát thực tiễn sinh hoạt và học tập của LHS. Chính sách về học bổng phải đảm bảo đời sống thực tế của lưu học sinh, thủ tục cấp học bổng phải nhanh gọn và đúng hạn.

Năng lực của đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài

Trình độ và năng lực của đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN đóng một vai trò then chốt và có ảnh hưởng quyết định đến công tác này. Họ vừa là những người thực thi các chính sách về quản lý lưu học sinh vừa là người đề xuất với các cấp lãnh đạo những nhân tố mới, những thay đổi trong chính sách sao cho phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.

So với những năm tháng trước đây khi còn quản lý lưu học sinh Việt Nam tại các nước xã hội chủ nghĩa thì công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài ngày nay đã có nhiều thay đổi. Nhiều khó khăn phức tạp nảy sinh. Trong lúc đó, đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài nhìn chung còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài là một công việc cấp bách và có tính chiến lược lâu dài.

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)