Thực trạng quản lý lưu học sinh Việt Na mở nước ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 48 - 60)

Đào tạo tại nước ngoài bằng NSNN được thực hiện thông qua 02 Đề án được Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT quản lý và thực hiện từ năm 2000 đến năm 2014.

Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2000 trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 (gọi tắt là Đề án 322), sau đó Đề án được điều chỉnh và đổi tên Đề án thành “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng NSNN” thực hiện đến hết năm 2014 tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án “Cử cán bộ đi đào tạo tại Liên Bang Nga theo Hiệp định xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 536/CP-QHQT ngày 15 tháng 6 năm 2001 (gọi tắt là Đề án xử lý nợ).

Kết quả đạt được của các Đề án: Đã hoàn thành kế hoạch về số lượng tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh tốt đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn; Việc chuẩn bị cho LHS đi học nước ngoài thực hiện tốt, tạo điều kiện thuân lợi cho LHS đi học; Công tác quản lý đã đi vào nề nếp, việc đào tạo tại nước ngoài đã được khôi phục thành một hoạt động quan trọng trong ngành giáo dục và đào tạo; Đa số LHS học giỏi, xuất xắc sau khi kết thúc khóa học đã về nước, bước đầu đã phát huy được hiệu quả của công tác đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên công tác này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: số thí sinh đăng ký học những chuyên ngành kỹ thuật ưu tiên chưa nhiều, trình độ ngoại ngữ chưa cao, tỷ lệ phân bổ chưa đồng đều giữa các đại phương trong cả nước; Công việc tuyển chọn và xem xét hồ sơ thực hiện chậm, kéo dài do sự phối hợp chưa thật tôt giữa các đơn vị chức năng trong Bộ.

Việc quản lý hai đề án này tập trung vào một đầu mối là Ban Điều hành các đề án đào tạo tại nước ngoài. Toàn bộ các công việc từ tuyển sinh, xác định cơ sở đào tạo hoặc chương trình đào tạo ở nước ngoài, giải quyết thủ tục

42

đi học, thanh toán tài chính đều do Ban Điều hành các đề án thực hiện. Tuy nhiên, vì Ban điều hành các đề án không phải là một cơ quan quản lý nhà nước, nhiều vấn đề giải quyết cần có sự phối hợp và hỗ trợ về quản lý nhà nước của các Vụ liên quan. Đây là một lý do khiến cho việc giải quyết nhiều công việc thuộc các đề án không được chủ động và chậm.

Trước yêu cầu về đào tạo với nước ngoài ngày càng phát triển việc thành lập Cục ĐTVNN giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực hiện các dịch vụ công trong lính vực đào tạo với nước ngoài, khuyến khích người nước ngoài tham gia đào tạo ở Việt Nam, hợp tác chuyên gia, quản lý và phục vụ sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập là rất cần thiết.

Hiện nay, đối với riêng các lưu học sinh đi du học bằng ngân sách cá nhân tự túc, Cục Đào tạo với nước ngoài đã đề xuất phương án quản lý thông qua các công ty tư vấn du học. Hàng năm, các công ty tư vấn du học phải báo cáo số lượng học sinh đi du học bằng con đường tự túc, nước đến, thời gian học, khóa học…vào ngày 15 tháng 1 hàng năm cho Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời gửi báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để thống kê. Song thực tế cho thấy, số lượng thống kê chính xác của các công ty du học là chưa chính xác. Mặc dù trong thời gian gần đây, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 về việc Quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập. Trong nội dung quyết định cũng đã có đề cập đến chính sách, pháp luật về tổ chức dịch vụ tư vấn du học. Đây là một trong các đơn vị phải có trách nhiệm báo cáo số liệu học sinh đi học tự túc cho cơ quan quản lý cấp trên. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BGDĐT ngày 29/01/2013 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài.

Bên cạnh đó, Cục Đào tạo với nước ngoài cũng đã cố gắng xây dựng mạng lưới quản lý lưu học sinh tại nước ngoài, bằng cách thông qua các tổ chức giáo dục, các cơ sở giáo dục tại nước ngoài để có thể cử mỗi một nước có một đại diện quản lý lưu học sinh ở nước ngoài. Song đối chiếu với tình hình

43

thực tế, ngân sách cho việc chi trả người quản lý ở nước ngoài chỉ có một số nước có lượng học sinh lớn, còn lại hầu hết kiêm nhiệm từ Đại sứ quán hoặc Lãnh Sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại. Chính vì vậy, Cục Đào tạo với nước ngoài đang muốn đề xuất một số giải pháp về quản lý lưu học sinh trong thời gian tới bằng các văn bản chính sách mới nhưng vẫn còn đang trên hệ thống văn bản nghiên cứu.

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh

Tại Việt Nam, Bộ máy quản lý sinh viên du học của Cục ĐTVNN – Bộ GD&ĐT là một đội ngũ cán bộ, chuyên viên chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm với công việc và với hệ thống phương tiện hiện đại quản lý lưu học sinh, từ hồ sơ trúng tuyển, số liệu về kết quả học tập, nghiên cứu của sinh viên và tiếp tục bảo quản số liệu khi sinh viên đã tốt nghiệp. Cục ĐTVNN đã xây dựng quan hệ hợp tác, đối tác với nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài. Điều này không những có tác dụng tiết kiệm chi phí đào tạo cho Nhà nước, mà còn có thể hỗ trợ cho lưu học sinh tự túc. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ giữa Bộ GD&ĐT với các Bộ ngành khác, với cơ sở đào tạo ngoài nước chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đội ngũ cán bộ quản lý lại thiếu cả về số lượng và chất lượng, cán bộ quản lý chưa được đào tạo và chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý sinh viên du học. Do không có kinh phí quản lý chi cho việc tổ chức khóa học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý sử dụng NSNN cho cán bộ chuyên trách, các cán bộ tự tìm hiểu và trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Trong quản lý tài chính chưa đẩy mạnh triệt để công tác ứng dụng công nghệ thông tin, việc thực hiện sổ sách theo dõi tài chính được thực hiện thủ công, công việc nhiều khi chồng chéo ảnh hưởng đến tiến độ cấp phát và chưa khoa học.

Ở nước ngoài, cùng với một số phòng, bộ phận quản lý LHS đã hoạt động từ nhiều năm nay tại Đại sứ quán LB Nga, Đức, Ucraina, Sec, Ba Lan… đã phát triển thêm 2 đơn vị quản lý tại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

44

và Anh Quốc, mỗi nơi có 01 cán bộ thuộc Bộ GD&ĐT, trực tiếp liên hệ với Cục Đào tạo vơi nước ngoài. Đó là tiền đề cho việc phát triển hệ thống cơ quan quản lý LHS tại nước ngoài trong bối cảnh mở của và hội nhập. Việc phối hợp quản lý LHS bao gồm LHS học bổng và LHS tự túc sẽ có triển vọng phát triển và đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhiều phòng LHS không còn nữa. Trong các nước chỉ còn Nga là còn phòng quản lý LHS. Vì vậy, một số ĐSQ Việt Nam tại các nước sở tại cử cán bộ kiêm nhiệm công tác này. Từ năm 2000, Nhà nước quyết định cử mỗi năm khoảng 500 LHS đi đào tạo ở nước ngoài. Do đó, cán bộ quản lý LHS thực sự đang rất thiếu ở nhiều nước, nhiều địa bàn. Đây cũng là vấn đề đang được bàn cãi và đưa ra trong nhiều cuộc họp liên quan đến tổng kết Đề án hàng kỳ, hàng năm.

Để đánh giá thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ chúng tôi đã tiến hành khảo sát và gửi bảng hỏi (phụ lục 1, phiếu khảo sát 1) đến 49 người (trong đó bao gồm: lãnh đạo, cán bộ các Vụ chức năng liên quan thuộc Bộ GD&ĐT và kết qủa thu được cụ thể như sau:

Câu 1. Đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý sinh viên Việt Nam du học: 0 phiếu đánh giá là đủ; 30 phiếu (chiếm 61.22 %) đánh giá là chưa đủ; 15 phiếu (chiếm 30.61%) đánh giá tạm đủ.

Câu 2. Đánh giá về năng lực của đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài: 12 phiếu (chiếm 24.49%) đánh giá cao; 37 phiếu (chiếm 75.51%) đánh giá là chưa cao.

Câu 3. Đánh giá về công tác bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ cho những người làm công tác quản lý: 16 phiếu (chiếm 32.65%) đánh giá là thường xuyên; 33 phiếu (chiếm 67.34%) đánh giá là không thường xuyên.

Câu 4. Đánh giá về việc phối kết hợp với các đơn vị khác để triển khai thực hiện công việc: 4 phiếu (chiếm 8.16%) đánh giá là tốt; 38 phiếu (chiếm 77.55%) đánh giá là khá; 7 phiếu (chiếm 14.29%) đánh giá là kém.

45

Dựa vào thông số thông qua bảng khảo sát và gửi bảng hỏi thì 61.22% đánh giá là chưa đủ và 30.61% đánh giá là tạm đủ. Điều đó cho thấy rằng đội ngủ cán bộ quản lý lưu học sinh vẫn còn đang thiếu khá nhiều và cần phải bổ sung kịp thời. 75.51% ý kiến cho rằng năng lực đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài là chưa cao và 24.49% đánh giá cao. Thông số cho thấy, việc tăng cường năng lực đội ngũ những người làm công tác quản lý lưu học sinh cần phải được cải thiện về cả chất lẫn lượng. Để từ đó, với đội ngũ mạnh mới đủ khả năng giải quyết số lượng lớn lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài.

Muốn tăng cướng được cả chất và lượng của đội ngũ quản lý lưu học sinh lại đòi hỏi việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho người làm công tác quản lý. Có 67.34% ý kiến cho rằng việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ là không thường xuyên và 32.65% ý kiến là thường xuyên. Trong thời gian tới, đây cũng là thách thức lớn để có kế hoạch, ngân sách triển khai trong thời gian tới. Công tác phối hợp với các đơn vị khác để triển khai thực hiện công việc cho thấy đến 14.29% ý kiến đánh giá là kém và chỉ có 8.16% là tốt.

2.2.2. Xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh

Rà soát lại toàn bộ các văn bản hiện tại Cục Đào tạo với nước ngoài đang áp dụng để quản lý sinh viên du học như: công tác lập kế hoạch, công tác tuyển sinh, công tác quản lý, công tác cấp phát tài chính…. Trên cơ sở trưng cầu ý kiến của các Bộ, ngành, các cơ quan, các Vụ liên quan trong Bộ Giáo dục và đào tạo và các trường ĐH trong nước để xây dựng một quy chế quản lý chung đối với công tác quản lý LHS nói chung và sinh viên du học nói riêng.

Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các Bộ, Ngành, địa phương và các cấp quản lý giáo dục nhằm đảm bảo điều kiện, tính chủ động cho ngành giáo dục và đào tạo các địa phương: cơ quan quản lý nhà nước định hướng xây dựng chỉ tiêu, cân đối ngành nghề đào tạo.

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy định về hướng dẫn tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, sử dụng kinh phí, hướng dẫn việc phối hợp và các nguyên tắc thoả thuận hợp tác với các cơ sở đào tạo nước ngoài.

Hoàn thiện quy định về báo cáo định kỳ học tập, xây dựng mẫu báo cáo cho các sinh viên đồng thời thiết lập quy chế báo cáo khoa học đối với các sinh viên đã tôt nghiệp nhằm kiểm tra được chất lượng học tập nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học tập.

Tạo dựng hành lang pháp lý vững chắc để triển khai thuận lợi công tác quản lý nguồn tài chính cho đào tạo, trên cơ sở gấp rút ban hành đầy đủ các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các nội dung công việc, các chế độ thu - chi tài chính và thường xuyên rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản này cho phù hợp với thực tế, phù hợp với những biến đổi môi trường kinh tế - xã hội.

Hoàn thiện các quy định và chế tài về công tác khen thưởng sinh viên học tập tốt xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ học tập trước hạn và xử lý kỷ luật những ứng viên vi phạm nghĩa vụ của LHS khi học tập ở NN, có chế tài xử lý bồi hoàn cụ thể.

Hoàn thiện các văn bản quy định về công tác tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp về nước và phân công đơn vị công tác trên cơ sở nguyện vọng của sinh viên phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước.

Một số văn bản Cục Đào tạo với nước ngoài với tư cách là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nằm trong Ban soạn thảo và tổ chức thực hiện như:

Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010

47

- 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;

Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án : “ Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nướ giai đoạn 2013 - 2020”;

Thông tư số 23/2013/TT-BGDĐT ngày 28/6/2013 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học;

Thông tư số 29/2013/TT-BGDĐT ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học;

Thông tư Liên tịch số 130/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 19/9/2013 hướng dẫn chế độ tài chính thực hiện quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về đề án” đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020;

Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/8/2014 quy định về quản lý tài chính, kế toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Tác giả cũng đã lập bảng khảo sát để đánh giá việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý lưu học sinh Việt Nam với 70 đối tượng quản lý lưu học sinh:

48

Bảng 2.9. Đánh giá việc xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh Việt Nam

TT Nội dung đánh giá Tỷ lệ đánh giá

Tốt Trung

bình

Chưa tốt

01 Công tác xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh Việt Nam 45 (64.28%) 23 (32.85%) 2 (2.85%)

02 Công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy định đối với công tác quản lý lưu học sinh

48 (68.57%)

22 (31.43%)

0

03 Xây dựng và ban hành các quy định về báo cáo định kỳ học tập của lưu học sinh Việt Nam

46 (65.71%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24 (34.29%)

0

04 Xây dựng và ban hành các quy định và chế tài về công tác khen thưởng cho sinh viên có thành tích xuất sắc

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 48 - 60)