Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 100 - 102)

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa

Biện pháp đổi mới phương pháp, tăng cường kiểm tra đánh giá quản lý lưu học sinh được xem là công tác thường trực có vai trò quan trọng đảm bảo hoạt động quản lý lưu học sinh trong khâu quản lý giáo dục. Khối công việc lớn cộng với việc lực lượng tham gia quản lý mòng nên hầu như trong khâu công tác kiểm tra, thanh tra đánh giá chưa được thực hiện đều đặn, có phần bị buông lòng. Trước yêu cầu đề ra của phương hướng phát triển mới, công tác đổi mới phương pháp, tăng cường kiểm tra, thanh tra, đánh giá cần được coi trọng và hoàn thiện.

Kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh quá trình quản lý lưu học sinh đặc biệt trong quá trình quản lý lưu học sinh đang thời điểm học tại nước sở tại. Công tác cấp phát tài chính để đảm bảo nguồn NSNN nhằm đảm bảo tính cân đối, tính hợp lý của sự phân bổ, tính hiệu quả của việc sử dụng theo tinh thần tiết kiệm, công khai, minh bạch.

Kiểm tra, giám sát, đánh giá quy trình quản lý lưu học sinh ở dạng vĩ mô và đảm bảo tính công khai.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh hoạt động quản lý lưu học sinh phải dựa vào kế hoạch hàng năm, dựa vào quy trình thực hiện và chế độ chính sách mới với học sinh đi học ở nước ngoài.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh quá trình quản lý lưu học sinh từ quy trình tuyển chọn học sinh đi học bổng, quy trình cấp phát tài chính, quy trình chuyển trả về đơn vị… Từ khi xây dựng các kế hoạch, xét duyệt, quyết định, thực hiện kế hoạch đến khi kế hoạch được thực hiện xong.

94

- Việc kiểm tra được thực hiện ở trạng trái tĩnh, trong một giới hạn thời gian và thường mang tính một chiều.

- Việc giám sát thường được thực hiện ở trạng thái động, trong cả quá trình hoặc một giai đoạn của quá trình và thường mang tính hai chiều.

- Việc đánh giá cần được phân tích cụ thể, đầy đủ trên nhiều khía cạnh: các nhiệm vụ cần thực hiện, các nhiệm vụ thu, chi cho các hoạt động của nhà trường, đúng sai trong từng quy trình, so sánh kết quả với các năm trước, xem xét các điểm mạnh, yếu, các điểm còn tồn tại. Cần có sự đầu tư thời gian, trí tuệ trong việc đánh giá quản lý lưu học sinh ở từng quy trình bởi những người có trách nhiệm và có đủ năng lực quản lý.

- Kiếm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh quá trình của các quy trình quản lý như quy trình tuyển sinh, quy trình cấp phát tiền, quy trình chuyển trả về đơn vị có quan hệ gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình quản lý lưu học sinh.

- Xây dựng các văn bản quy định về kiểm tra và tự kiểm tra ở các cấp, Xây dựng hệ thống thông tin thống kê quy trình tuyển chọn lưu học sinh, quy trình cấp phát phí, quy trình chuyển trả….. các chỉ số này sẽ phản ảnh hiệu quả của quá trình quản lý, chú trọng đến công tác tuyển chọn và cấp phát tài chính.

3.2.6.3. Cách tiến hành

- Cách tiến hành, đánh giá cần được tiến hành đồng bộ theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quản lý lưu học sinh ở nước ngoài;

+ Kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý công tác tuyển chọn;

+ Kiểm tra, đánh giá quy trình quản lý việc người học lựa chọn quốc gia và cơ sở đào tạo;

+ Kiểm tra, đánh giá quy trình việc huy động, phân bổ và cấp phát kinh phí;

95

+ Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, chính trị lưu học sinh trước khi gửi đi nước ngoài;

+ Kiểm tra, đánh giá quy trình quản lý hoạt động học tập của LuHS khi họ học tập ở nước ngoài;

+ Kiểm tra, đánh gia quy trình hoạt động điều chỉnh kế hoạch hàng năm về đào tạo cán bộ tại cơ sở nước ngoài;

+ Kiểm tra, đánh giá quy trình hoạt động tiếp nhận và bố trí nơi làm việc cho LHS sau khi tốt nghiệp về nước;

+ Kiểm tra, đánh giá về sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý lưu học sinh và việc thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của cán bộ chức trách thực hiện công tác quản lý lưu học sinh.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, sự hợp tác và phối hợp

chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan.

- Hoàn chỉnh cơ chế thanh tra, kiểm tra. Đây là cơ sở để thực hiện quá trình kiểm soát quá trình quản lý lưu học sinh.

- Cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng phương pháp, tiêu chí và làm công tác kiểm tra, đánh giá phải là các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính, không có quyền và lợi ích liên quan đến cơ sở hay lĩnh vực được kiểm tra, thanh tra.

- Bổ sung nhân lực và kinh phí cho công tác này 3.3. Khảo sát các biện pháp quản lý lưu học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 100 - 102)