Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 79)

Nhật Bản, đất nước được mệnh danh “xứ mặt trời mọc” đã có một cuộc “xuất dương” để rồi sau 15 năm đã cách tân được đất nước Nhật. Ngay từ năm 1872, triều đình Nhật đã cử Hữu đại thần Iwakura Tomoni, 47 tuổi với cương vị Đại sứ dẫn đầu một phái đoàn gồm 48 người và 54 LHS đi thăm 12 nước Châu Mỹ, Châu Âu trong 01 năm 10 tháng (nước ở lâu nhất là Mỹ – 205 ngày và ít nhất là Đan Mạch – 5 ngày). Sau cuộc khảo sát nói trên, từ sứ giả, họ đã trở thành học giả và cuối cùng trở thành nhà chính trị và góp phần xây dựng sự nghiệp CNH&HĐH đất nước này.

Số sinh viên được cử ra nước ngoài tăng vọt. Năm 1873 có 373 sinh viên Nhật đi du học ở các nước phương Tây. Hai nước có nhiều sinh viên Nhật du học nhất là Hoa Kỳ và Anh Quốc. Nhà nước đặc biệt quan tâm và giúp đỡ LHS đang học tập tại nước ngoài bằng các chính sách hỗ trợ về kinh phí và

73

tinh thần để LHS luôn yên tâm trong học tập, không lo lắng về tương lai sau khi tốt nghiệp. Một trong những chính sách của Nhật Bản đã đạt được thành tựu to lớn là những người tốt nghiệp nước ngoài về nước làm việc cùng với chuyên gia nước ngoài được Chính phủ trả ngang với chuyên gia nước ngoài. Như vậy, họ có lương ngang với lương của Bộ trưởng trong Chính phủ. Thành công của người Nhật là tập hợp được những người có tài năng và nhiệt huyết vào ban lãnh đạo. Sự kết hợp tài tình giữa những người trong chính quyền và ngoài chính quyền. Trong khi làm việc, họ đã chuẩn bị người kế tiếp sự nghiệp của mình, đó là những LHS được đào tạo từ nước ngoài và là những người then chốt trong cuộc cách tân Nhật Bản. Nhờ biết đầu tư vào chiến lược con người đã giúp Nhật Bản trở thành một đất nước cường quốc về kinh tế không chỉ ở Châu á mà còn trên khắp thế giới.

74

Tiểu kết chương 2

Từ những kết quả khái quát của chương 2, trong đó bao gồm giới thiệu các chương trình học bổng du học theo ngân sách nhà nước như: Đề án phối hợp đào tạo; Chuyển tiếp sinh; Học bổng dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học; Học bổng dành cho sinh viên xuất sắc và sinh viên thuộc diện ưu tiên; Học bổng cho sinh viên chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Pháp – Việt (PFIEV); Học bổng bán phần và tổng quan du học tự túc.

Bên cạnh đó, tác giả cũng nói đến tình trạng quản lý lưu học sinh ở nước ngoài hiện nay như:

Tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh;

Xây dựng và ban hành chính sách quản lý lưu học sinh;

Tổ chức chỉ đạo triển khia các chính sách quản lý lưu học sinh; Kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý lưu học sinh;

Xây dựng hệ thống thông tin lưu học sinh

Những yếu tố tác động và điều kiện cho việc quản lý công tác lưu học sinh để thấy rõ việc triển khai cơ chế, chính sách các văn bản quy định của Nhà nước về công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN. Đánh giá chung về những ưu điểm mà cơ quan chủ quản Cục Đào tạo với nước ngoài đang làm tốt vai trò của mình trong việc quản lý lưu học sinh và những khó khăn mà đội ngũ quản lý lưu học sinh đang gặp phải.

75 CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Các biện pháp đưa ra trong những thời điểm nhất định sẽ có tầm ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vì vậy, việc xây dựng và thiết lập các biện pháp cần được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý thực hiện trong thời điểm hiện tại để phù hợp với thực tế song vẫn cần phải đảm bảo tính kế thừa. Các biện pháp trước đây cũng đều mang tính kiểm chứng cao và có hoạt động thực tiễn. Vì vậy, dù bất cứ áp dụng biện pháp mới nào cũng cần chọn lọc các biện pháp có hiệu quả để đảm bảo kết hợp một cách hài hòa giữa các biện pháp trước đây với các

biện pháp mới

3.1.2. Đảm bảo tính bến vững

Các biện pháp quản lý giáo dục phải đảm bảo tính bền vững, lâu dài. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững để đảm bảo các biện pháp quản lý luôn gắn liền với các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo cho quá trình quản lý chặt chẽ

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính hiệu quả để nhằm giải quyết được các nguyên nhân tồn tại để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, cải tạo nhằm nâng cao chất lượng của các biện pháp quản lý

3.1.4. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp đưa ra phải trên cơ sở đã được kiểm chứng khoa học, thực nghiệm thực tế. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của quản lý. Quản lý đảm bảo tính khoa học thể hiện sự đảm bảo tính kế hoạch trong hoạt động quản lý. Kế hoạch thể hiện chiến lược, sách lược phát

76

triển và thực hiện bằng hành động. Nó định rõ các mục tiêu cần đạt và cả các biện pháp thực hiện. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tăng cường tính chủ động trong quá trình điều hành và thực hiện nhiệm vụ của chủ thể và khách thể quản lý, giảm bớt độ bất định trong QL và tạo khả năng thực hiện công việc

một cách kinh tế. Quản lý không khoa học thì hiệu quả quản lý sẽ rất hạn chế

3.2. Các biện pháp quản lý lưu học sinh ở nước ngoài

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác tổ chức có vai trò tạo ra môi trường điều chỉnh các quan hệ và cơ chế hoạt động của các tác nhân trên “ sân chơi”. Từ phân tích hiện trạng tổ chức bộ máy hiện nay, chúng ta thấy rằng trước đây chưa có sơ quan làm đầu mối thống nhất cho công tác quản lý đào tạo nhân lực trình độ cao.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác này liên quan đến nhiều đơn vị chức năng trong Bộ, như Vụ Kế hoạch tài chính, Phòng Kế toán – Văn phòng Bộ, Vụ Giáo dục đại học, Vụ Hợp tác Quốc tế, Ban Điều hành các Đề án Đào tạo ở nước ngoài. Vì vậy, để thống nhất tổ chức quản lý công tác đào tạo ngoài nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Đào tạo với nước ngoài. Đây là cơ quan mới thành lập, vừa có quyết định phê duyết chức năng nhiệm vụ và cơ cấu gồm có các phòng ban và trung tâm trực thuộc bao gồm: Văn phòng Cục, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Lưu học sinh, Phòng Quản lý Đề án, Phòng phát triển giáo dục quốc tế, Trung tâm tư vấn Giáo dục Quốc tế, Trung tâm Sinh viên Quốc tế, Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài, Phân viện Puskin. Tuy nhiên việc quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể chưa được thực hiện. Do tầm quan trọng của công tác tổ chức, xin kiến nghị một số biện pháp cải tiến như sau:

- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và cơ quan trực thuộc trong đó có bộ phận chuyên trách quản lý tài chính.

77

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

- Rà soát lại toàn bộ cơ chế và bộ máy tổ chức đang làm các nhiệm vụ có liên quan đến công tác quản lý lưu học sinh.

- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn cử cán bộ chuyên trách về quản lý lưu học sinh cho từng nước.

- Xây dựng chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, đơn vị chức năng của Cục Đào tạo với nước ngoài, trong đó xây dựng chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý lưu học sinh như sau:

Phòng Quản lý lưu học sinh giúp Cục trưởng về phương hướng, xây dựng kế hoạch, biện pháp, quy chế quản lý lưu học sinh, thực hiện các quyết định liên quan đến quản lý lưu học sinh và tổ chức thực hiện công tác quản lý lưu học sinh như quản lý công tác tuyển chọn lưu học sinh, công tác lựa chọn quốc gia và cơ sở đào tạo cho lưu học sinh, công tác cấp phát kinh phí cũng như hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, chính trị cho lưu học sinh trước khi gửi đi nước ngoài. Bên cạnh đó, phòng quản lý lưu học sinh còn phải thực hiện các hoạt động quản lý tình hình học tập của lưu học sinh ở nước ngoài, kế hoạch hoạt động điều chỉnh kế hoạch hàng năm về đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài cũng như quản lý hoạt động tiếp nhận và bố trí nới làm việc cho lưu học sinh sau khi tốt nghiệp.

3.2.1.3. Cách tiến hành

a) Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm, các quy định, hướng dẫn thực hiện

- Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng và ban hành các văn bản, quy chế, quy trình thực hiện về công tác quản lý lưu học sinh, quy trình phối hợp giữa phòng Lưu học sinh với các phòng khác như Phòng Kế hoạch – tài chính, Phòng quản lý Đề án, Phòng phát triển Giáo dục quốc tế và các phòng ban khác; Quy trình tuyển sinh, cấp phát kinh phí, chuyển trả lưu học sinh.

78

- Hướng dẫn, giám sát, đôn đôc các phòng chức năng của Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện nghiêm túc, đúng quy định liên quan đến công tác này.

b) Công tác lập kế hoạch

- Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh hàng năm của Cục, lập kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch cấp phát kinh phí, kế hoạch chuyển trả sau khi lưu học sinh tốt nghiệp.

- Phối hợp với phòng Kế hoạch – Tài chính để lập kế hoạch phân bổ tài chính hàng năm

- Lập kế hoạch, phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý lưu học sinh cùng với phòng Kế hoạch – Tài chính cải tiến quản lý tài chính, cấp phát kinh phí hàng năm, nhiều năm

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc về kế hoạch quản lý lưu học sinh trong công tác tuyển sinh, cấp phát tài chính và chuyển trả lưu học sinh.

c) Công tác quản lý lưu học sinh

- Thực hiện công tác quản lý lưu học sinh, công tác tuyển sinh, công tác cấp phát tài chính, công tác chuyển trả bố trí công việc theo đúng quy định của nhà nước.

- Thực hiện công tác quản lý lưu học sinh trong đó bao gồm cả công tác tuyển chọn cán bộ tham gia các đề án, công tác phối hợp với các tổ chức giáo dục, các trường học và điều chỉnh các hoạt động quản lý lưu học sinh.

- Tổ chức công tác kiểm tra nội bộ phòng quản lý lưu học sinh, giám sát và đôn đốc các đơn vị sự nghiệp của Cục thực hiện đúng quy định theo quy chế quản lý lưu học sinh hiện tại.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, công tác phối hợp với các phòng ban khác như quyết toán, kiểm toán quy định, công tác cấp phát kinh phí. Tổ chức kiểm tra, xét duyệt, tổng hợp các báo cáo từ phòng Quản lý lưu học sinh và các phòng ban khác.

79

- Quản lý cập nhật số liệu lưu học sinh tuyển chọn, cấp phát kinh phí, chuyển trả cũng như giải quyết sự vụ. Triển khai sử dụng phần mềm tài chính kế toán.

d) Phối hợp với phòng Kế hoạch – Tài chính thực hiện công tác cấp phát kinh phí:

- Trên cơ sở số liệu của Phòng Lưu học sinh cung cấp, Phòng Kế hoạch - Tài chính lập dự toán chi theo đúng quy định của nhà nước, lập lệnh chi (giấy rút dự toán và lệnh chi của ngân hàng).

- Trên cơ sở theo dõi tình hình học tập của lưu học sinh, cấp phát kinh phí cho lưu học sinh theo quy trình

- Phòng quản lý lưu học sinh nhập cơ sở dữ liệu cấp phát từ phòng Kế hoạch – Tài chính để đối chiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện các báo cáo liên quan đến công tác giữa hai phòng Quản lý lưu học sinh và Phòng Kế hoạch – Tài chính

e) Công tác khác

- Tổ chức, lập kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn cho cán bộ, nhân viên Phòng Quản lý lưu học sinh

- Hướng dẫn, phổ biến và thì hành kịp thời các chế độ và quy định mới về quản lý lưu học sinh

- Công tác khác, đột xuất được lãnh đạo Cục phân công

3.2.1.4 . Điều kiện thực hiện

- Cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành

- Có phương pháp khoa học

- Có quy trình, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, khảo sát

- Đội ngũ chuyên gia, cán bộ giỏi, chuyên trách, có năng lực và phương tiện làm việc hiện đại, đánh giá thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời có phẩm chất tốt, trung thực khách quan.

80

Cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý lưu học sinh dự kiến Trưởng phòng, 2 phó phòng, 12 chuyên viên phụ trách các nước theo Đề án 322, Đề án 911, Hiệp định và Xử lý nợ. Học sinh tự túc.

3.2.2. Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh tác quản lý lưu học sinh

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Hiện nay việc quản lý lưu học sinh đi học tại nước ngoài bằng NSNN chủ yếu vẫn dựa trên các quy định bất thành văn, chưa có một quy trình quản lý cụ thể mang tính pháp lý. Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải nhanh chóng xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm để chuẩn hóa các quy định về quản lý. Đây chính là công cụ để đảm bảo cơ sở vững chắc cho việc thực thi và là yếu tốt để đảm bảo cho quá trình quản lý được vận hành, hoạt động đúng yêu cầu và đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Thực tế cho thấy, việc xây dựng và hoàn thiện để ban hành các văn bản pháp quy cho phù hợp với tình hình thực tế và các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện là công việc rất phức tạp. Đây chính là quy trình cần đảm bảo tính khả thi nhất, muốn vậy cần phải có sự thực nghiệm, đánh giá tổng kết tình hình và tổng hợp thành các quy định mang tính chỉ đạo chung. Chính vì vậy, đây là một khâu quan trọng cần được đầu tư xây dựng để làm tiền đề cho các hoạt động cụ thể của công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN cũng như du học tự túc.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Rà soát lại toàn bộ các văn bản hiện tại Cục Đào tạo với nước ngoài đang áp dụng để quản lý sinh viên du học như: Công tác lập kế hoạch, công tác tuyển sinh, công tác quản lý, công tác cấp phát tài chính… Trên cơ sở trưng cầu ý kiến của các Bộ, ngành, các cơ quan, các Vụ liên quan trong Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường ĐH trong nước để xây dựng một quy chế quản lý chung đối với công tác quản lý LHS nói chung và sinh viên du học nói riêng.

81

Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các Bộ, Ngành, địa phương và các cấp quản lý giáo dục nhằm đảm bảo điều kiện, tính chủ động cho ngành giáo dục và đào tạo các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước định hướng xây dựng chỉ tiêu, cân đối ngành nghề đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 79)