Khảo sát tính cần thiết

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 102 - 124)

Để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý lưu học sinh, phương pháp chuyên gia đã được sử dụng để hỏi ý kiến. Trong phương pháp chuyên gia, điều quan trọng là việc lựa chọn các chuyên gia để xin họ đưa ra các ý kiến chủ quan của mình. Tuy là các ý kiến chuyên gia còn mang tính chủ quan, nhưng nhờ vào năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác của mình, các chuyên gia có thể cho các ý kiến đánh giá có giá trị về

96

lĩnh vực nghiên cứu. Để có được số liệu thực tế mang tính khách quan, xác thực và tin cậy từ phía những người làm công tác quản lý giáo dục và công tác thanh tra nhằm bổ sung cho cơ sở lỷ luận, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến thăm dò của 75 cán bộ quản lý về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý lưu học sinh thông qua phiếu khảo sát

- Mục tiêu của khảo sát chủ yếu tập trung vào vấn đề chính sau: Dựa trên phương pháp định lượng, thu thập ý kiến của các cán bộ quản lý giáo dục và những người trực tiếp làm công tác quản lý lưu học sinh để thăm dò tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đổi mới.

- Phạm vi, số phiếu hỏi và số phiếu nhận được:

+ Phạm vi, cán bộ quản lý Đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng NSNN, cán bộ công tác tại Phòng Du học, Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài – Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cán bộ công tác tại Trung tâm Sinh viên Quốc tế - Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo)

+ Số người được khảo sát: 75 + Số người trả lời khảo sát: 75

Chúng tôi đã xin ý kiến đánh giá của các đối tượng trên về 6 biện pháp cụ thể:

97

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp

Mức độ

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Hoàn thiện cơ

cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh 69 92% 6 8% 0 0 2 Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh 65 86,66% 10 13.34% 0 0 3 Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh 71 94.6% 4 5.4% 0 0 4 Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh 65 86.6% 10 14.4% 0 0 5 Tăng cường 67 89.33% 8 10.67% 0 0

98 công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh 6 Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh

73 97.33% 2 2.67% 0 0

Kết quả như sau: Biện pháp 6: Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh và Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh có tỷ lệ ủng hộ cao nhất từ 94.6% đến 97.33%. Xếp thứ 3 là biện pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh. Biện pháp 2: Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh và biện pháp 4: Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh có tỷ lệ bằng nhau là 86.66 %. Hai biện pháp này có tỷ lệ đứng thứ 5 bằng nhau trong bảng kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp. Và biện pháp 5: Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh đứng 4.

Nhìn chung, thông qua bảng khảo sát cho thấy, việc áp dụng các biện pháp đều đạt cần thiết và cũng không có sự chênh lệch nhau quá nhiều. Điều đó chứng tỏ cho thấy, các biện pháp sẽ đan xen và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý lưu học sinh.

99

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 3.3.2. Kháo sát tính khả thi

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp

Mức độ

Khả thi Ít khả thi Không khả

thi Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Hoàn thiện cơ

cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh 69 92.00 6 8% 0 0 2 Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh 68 90.66% 7 9.34% 0 0

100 3 Xây dựng kế

hoạch quản lý lưu học sinh 71 94.66% 4 5.34% 0 0 4 Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh 63 84% 12 16% 0 0

5 Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh

66 88% 9 12% 0 0

6 Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

74 98.6% 1 1.4% 0 0

Biện pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh. Có 69 người chiếm 92% ý kiến đánh giá là rất khà thi.

Biện pháp 2: Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh. Có 68 người chiểm 90.66 % ý kiến đáng giá là khả thi.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh. Có 71 người chiếm 94.66% đánh giá là khả thi.

Biện pháp 4: Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh. Có 63 người chiếm 84% ý kiến đánh giá là Khả thi

101

Biện pháp 5: Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh. Có 66 người chiếm 88 % ý kiến đánh giá là khả thi

Biện pháp 6: Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh. Có 74 người chiếm 98.6 % ý kiến đánh giá là khả thi.

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 3.3.3. Đánh giá chung

Biện pháp 1: có 68/75 (92%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và có 69/75 (92.00%) người trả lời là khả thi.

Biện pháp 2: có 65/75 (86.66%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và có 68/75 (90.66%) người trả lời là khả thi.

Biện pháp 3: có 71/75 (94.66%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và 71/75 (94.66%) người trả lời là khả thi.

Biện pháp 4: có 65/75 (86.66%) người hỏi trả lời là rất cần thiết và 63/75 (84%) trả lời là khả thi.

Biện pháp 5: có 67/75 (89.3%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và cũng có 66/75 (88%) người trả lời là khả thi.

Biện pháp 6: có 73/75 (97.33%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và chỉ có 74/75(98.6%) người trả lời là khả thi.

102

Biểu đồ 3.3. Đánh giá chung tính rất cần thiết và khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng trên cho thấy rõ sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Nhìn chung các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là rất cần thiết, nếu được tổ chức tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ tăng cường được công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài. Tuy nhiên mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cần thiết và không phải tất cả các biện pháp cần thiết đều có tính khả thi. Tuy nhiên, mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đều khá cao (trên 70%). Các ý kiến cho rằng các

biện pháp “không cần thiết/không khả thi” là không có. Vì vậy, việc đưa ra

các biện pháp quản lý sinh viên du học tại nước ngoài của Cục Đào tạo với nước ngoài hiện nay là rất cần thiết và khả thi.

Tóm lại, các biện pháp được đề xuất ở trên là kết quả nghiên cứu và thăm dò của các chuyên gia, những người đã có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn quản lý giáo dục.

103

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài trong bối cảnh Hội nhập Quốc tế hiện nay gồm: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh; Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh; Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh; Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh; Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh; Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh.

Các biện pháp này tập trung khắc phục tồn tại, giải quyết những vấn đề này sinh từ thực tế công tác quản lý sinh viên du học đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích quản lý với thực trạng của việc quản lý.

Tuy mỗi biện pháp đều có chức năng, vai trò, tác dụng riêng về một mặt nào đó nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ vơi nhau. Mỗi biện pháp đều là tiền đề, điều kiện để thực hiện các biện pháp khác.

Mỗi biện pháp chúng tôi đều đưa ra cơ sở lý luận, cách thức và điều kiện thực hiện, đặc biệt là các tác động quản lý trong tổ chức thực hiện biện pháp, nhằm đảm bảo tính khoa học và tính khách quan. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải phối kết hợp các biện pháp với nhau một cách chặt chẽ, linh hoạt thì chắc chắn hoạt động quản lý lưu học sinh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế sẽ đạt kết quả tốt.

Các biện pháp đều đã được khảo nghiệm và khẳng định về tính cần thiết cũng như tính khả thi.

104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ cơ sở lý luận và thực trạng của công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài, tác giả cũng đã nêu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý lưu học sinh.

Từ thực trạng về công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài, tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện này với mục đích và mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam.

Biện pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh.

Biện pháp 2: Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh .

Biện pháp 4: Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh.

Biện pháp 6: Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh.

Các biện pháp được lựa chọn nhằm hoàn thiện việc thực hiện các chức năng quản lý gồm chức năng lập kế hoạch, dự báo, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo và chức năng kiểm tra đánh giá. Mỗi biện pháp có tác dụng và ảnh hưởng riêng tới đối tượng quản lý và toàn xã hội. Việc thực hiện các biện pháp có những điều kiện ràng buộc riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau. Tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ một biện pháp nào sẽ làm hạn chế kết quả chung.

105

Các biện pháp đề xuất trong luận văn đã được đội ngũ cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan và một số cán bộ quản lý LHS ở NN đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Chính phủ

Nhà nước cần có chủ trương, cơ chế đồng bộ để thực hiện đổi mới về tài chính đầu tư đối với giáo dục nói chung và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao tại nước ngoài nói riêng.

Tăng cường đầu tư NSNN cho việc đào tạo cán bộ tại nước ngoài Đối với công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài:

- Chính phủ ban hành hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao tại cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác quản lý LHS trong tình hình mới.

- Bộ Nội Vụ, Bộ Ngoại giao có văn bản tạo điều kiện cho việc bổ sung cán bộ chuyên trách về quản lý LHS tại các Đại sử quán Việt Nam ở những nước có từ 100 LHS trở lên.

- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Rà soát lại toàn bộ cơ chế và bộ máy tổ chức đang đảm nhiệm công tác quản lý LHS. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn, quan hệ công việc và bố trí nhân sự để tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý sinh viên du học tại nước ngoài.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lưu học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý lưu học sinh.

Phối hợp với các Bộ, ngành thành lập các phòng Quản lý Lưu học sinh tại các nước có học sinh đến học.

Phối hợp với các Bộ, ngành khác trong việc hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy định về công tác quản lý đối với việc đào tạo sinh viên tại nước ngoài bằng NSNN.

106

2.2. Đối với các Bộ, Nghành có liên quan

Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện phân cấp đầy đủ theo chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Cục Đào tạo với nước ngoài (tự xác định nhiệm vụ chính trị gắn với khả năng đội ngũ, CSVC, tài chính, tuyển dụng đội ngũ CBQL…)

Ban hành các cơ chế kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện sự công khai, minh bạch trước xã hội và Nhà nước.

- Thực hiện sửa dổi những mục chưa hợp lý tại Thông tư liên tịch số 144, ký ngày 5 tháng 12 năm 2007 giữa Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn quản lý và cấp phát kinh phí cho các cán bộ đi học tập và nghiên cứu tại nước ngoài bằng NSNN.

- Tạo cơ chế và điều kiện để Cục Đào tạo với nước ngoài thuận lợi tiếp cận, hợp tác với các trường ĐH lớn và có uy tín ở khu vực và thế giới.

2.3. Đối với Cục Đào tạo với nước ngoài

Tiếp tục triển khai và tuyên truyền phổ biến với LHS về Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài (sau đây gọi là Quy chế). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28/5/2014 và thay thế Quyết định số23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triển khai các quy định công tác quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, bao gồm: quyền lợi và trách nhiệm của công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, khen thưởng và xử lý vi phạm, chế độ báo cáo và việc tổ chức thực hiện. Quy chế áp dụng đối với công dân Việt Nam học tập ở nước

Một phần của tài liệu Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 102 - 124)