Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: Phần trăm
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Hoạt động cá nhân và công
cộng 23% 31% 35% 24% 30%
Thương nghiệp 28% 34% 28% 24% 23%
Công nghiệp chế biến 15% 9% 9% 14% 11%
Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản 1% 6% 6% 12% 10%
Xây dựng 7% 7% 7% 8% 8%
Tài chính tín dụng 1% 1% 2% 2% 3%
Khách sạn, nhà hàng 3% 3% 3% 3% 2%
Kinh doanh tài sản, dịch vụ
tư vấn 3% 1% 1% 1% 1%
Vận tải, kho bãi, thông tin 3% 2% 3% 1% 1%
Các ngành nghề khác 16% 6% 6% 11% 11%
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa vào báo cáo thường niên Eximbank các năm)
Cơ cấu cho vay của Eximbank trải rộng ở khắp các ngành nghề cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng khá đa dạng và dàn trải. Ngành nghề cho vay chính của Eximbank là hoạt động cá nhân và thương nghiệp chiếm tỷ trọng trên 50%. Đặc biệt, trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, tỷ trọng cho vay công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp thủy sản khá cao, đây là những lĩnh vực ngân hàng có thể kết hợp cho vay và thực hiện các hoạt động tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, phát huy thế mạnh là một ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam.
Tỷ lệ cho vay kinh doanh, dịch vụ tư vấn bất động sản của ngân hàng chiếm rất nhỏ (khoảng 1%), giảm mạnh so với năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 làm cho thị trường bất động sản đóng băng, giá bất động sản xuống ở mức thấp, vì vậy ngân hàng đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực này.
Cơ cấu cho vay hiện tại hoàn toàn phù hợp với chiến lược cho vay của ngân hàng và chính sách của NHNN là tập trung vào lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, hạn chế vốn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, đầu tư, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng.
Hình 2.9: Cơ cấu cho vay theo đối tượng của Eximbank giai đoạn 2008-2012(%)
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa vào báo cáo thường niên Eximbank các năm)
Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng trong năm 2012 của Eximbank cũng có sự thay đổi. Ngân hàng đang chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp (từ 75% xuống 65%), tăng tỷ trọng cho vay cá nhân (từ 25% lên 35%). Trong thời điểm hiện tai, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất bị đình trệ nên lĩnh vực cho vay doanh nghiệp bị thu hẹp. Tuy nhiên nhu cầu cho vay tiêu dùng, mua nhà ở, mua ô tô vẫn ở mức cao. Đây là những lĩnh vực có mặt bằng lãi suất cao và rủiro thấp hơn so với cho vay doanh
19% 20% 19% 21% 18% 7% 5% 4% 4% 3% 31% 35% 31% 34% 27% 5% 5% 9% 12% 14% 1% 1% 0.50% 2% 1% 34% 30% 36% 25% 35% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Cá nhân Tổ chức khác
Doanh nghiệp nhà nước
Công ty TNHH
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp tư nhân
nghiệp. Trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm dần, các ngân hàng hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động này để thúc đẩy thêm nguồn thu nhập lãi.
Kết quả của việc thay đổi cơ cấu này đã làm cho thu nhập lãi từ hoạt động cho vay của ngân hàng tăng 11% (từ 9.296 tỷ đồng lên 10.435 tỷ đồng) so với năm 2011 và thu nhập lãi thuần tăng 8,3%, mặc dù dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng 0,5% (từ 74.663 tỷ đồng lên 74.992 tỷ đồng).
Hình 2.10: Cơ cấu cho vay theo thời hạn của Eximbank giai đoạn 2008-2012 (%)
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa vào báo cáo thường niên Eximbank các năm)
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Eximbank tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, chiếm khoảng 70% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, kỳ hạn dưới 3 tháng chiếm 34%, từ 3-12 tháng chiếm 30%, từ 1 năm trở lên chiếm 36% (báo cáo tài chính 2012 ). Ngân hàng đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn (từ 23% năm 2008 lên 32% năm 2012). Trong thời gian gần đây, thanh khoản của Eximbank là khá tốt, ngân hàng đang chuyển dịch cơ cấu sang cho vay các kỳ hạn dài nhằm thu lợi nhuận cao hơn.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 77% 72% 67% 68% 68% 11% 10% 12% 9% 11% 12% 18% 21% 23% 21% Nợ dài hạn Nợ trung hạn Nợ ngắn hạn
Nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank tăng đột biến lên 4,7% năm 2008, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, ngoài ra ngân hàng cũng gặp vấn đề bởi các khoản cho vay liên quan đến bất động sản, các tài sản thế chấp bằng bất động sản được định giá quá cao trong khoảng thời gian trước ảnh hưởng đến khả năng thanh lý để xử lý nợ khi khách hàng không có khả năng chi trả . Tuy nhiên với sự hợp tác, hỗ trợ của cổ đông chiến lược nước ngoài SMBC (Sumimoto Mitsui Banking Corporation) trong công nâng cao hoạt động lập kế hoạch và hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, Eximbank đã hoàn thiện chính sách tín dụng và mô hình quản lý tín dụng tập trung và tăng cường quản lý rủi ro đối với hoạt động cấp tín dụng, kinh doanh vốn, kinh doanh vàng và kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank đã giảm xuống còn 1,4% năm 2010. Trong năm 2011 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, hàng tồn kho gia tăng dẫn đế tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cao báo động trong năm 2012. Tuy nhiên, so với mức trung bình nợ xấu 8,8% của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank vẫn rất thấp. So với các ngân hàng thương mại có quy mô vốn lớn khác, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của Eximbank ở mức thấp nhất, điều này cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng tốt, khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng được đánh giá khá cao.
Phân tích chất lượng nợ cho vay theo nhóm của Eximbank vào thời điểm cuối năm 2012, nợ nhóm 3 giảm xuống 7 lần, trong khi nợ nhóm 4,5 của ngân hàng tăng 20%, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn tăng đến 82%. Điều này cho thấy nợ xấu của ngân hàng đang có dấu hiệu chuyển sang nhóm cao hơn, có khả năng mất vốn, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Eximbank cần có những
biện pháp để tái cơ cấu nợ, xử lý nợ xấu kịp thời để đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Hình 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank giai đoạn 2008-2012 (%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank và NHNN các năm)
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng.
Bảng 2.5: Dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Dự phòng rủi ro tín
dụng khách hàng 376,291 378,769 628,097 606,337 618,812
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank các năm) Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của Eximbank tính đến cuối năm 2013 là 618,812 tỷ đồng. Ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm cả
4,70% 1,80% 1,40% 1,60% 1,30% 2,10% 2,20% 2,10% 3,30% 8,80% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu Eximbank
dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng yêu cầu của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam. Trong giai đoạn 2010-2012 dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng của ngân hàng tăng cao. Đây là tình hình chung của các ngân hàng, đặc biệt là năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng lên cao ở mức báo động. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một điều hết sức cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng không bị ảnh hưởng nhiều nếu xảy ra rủi ro. Tuy nhiên cần phải biết là dự phòng rủi ro sẽ được hạch toán vào chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần chú trọng đến chất lượng tín dụng, giải quyết tốt vấn đề nợ xấu có như vậy mới có thể tăng lợi nhuận, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.