Tính thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 55 - 60)

Bảng 2.6: Các tỷ lệ thanh khoản của Eximbank giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Phần trăm Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 VCSH/Tổng tài sản 26,62% 20,40% 10,30% 8,88% 9,29% Nợ phải trả/VCSH 2,76 3,90 8,70 10,26 9,76

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa vào báo cáo thường niên Eximbank các năm)

Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Theo lý thuyết, quy mô tài sản ngày càng mở rộng, tốc độ tăng trưởng của VCSH kh ông theo kịp tốc độ tăng của tài sản, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ không được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế cần phải xem xét cơ cấu tổng tài sản và chất lượng tài sản Có của ngân hàng thì mới có được đánh giá khách quan.

Tỷ lệ Nợ phải trả/VCSH của ngân hàng lại có xu hướng tăng dần, tỷ lệ càng tăng cho thấy xác suất rủi ro mất khả năng thanh toán các khoản nợ cao. Vì vậy ngân hàng

cần phải có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế tối đa khả năng mất thanh khoản của các khách hàng vay vốn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn.

Tài sản thanh khoản

Tài sản thanh khoản của ngân hàng bao gồm: tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác, có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt một cách nhanh chóng, đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Khả năng thanh khoản của Eximbank đang có xu hướng tăng dần qua các năm và luôn ở được đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ở mức khá cao (42,9%), cao nhất so với các ngân hàng các ngân hàng có quy mô vốn lớn khác trong năm 2012. Như vậy, khả năng Eximbank gặp vấn đề thanh khoản là không cao. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản thường tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời, do đó khả năng thanh khoản cao cũng chưa hẳn là một tín hiệu tốt đối với hoạt động của ngân hàng.

Tỷ số chứng khoán thanh khoản (Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản Có, chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản Có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Theo kết quả tính toán, tỷ lệ chứng khoán thanh khoản của Eximbank ở mức rất thấp, đặc biệt có xu thế sụt giảm từ năm 2010.Điều này có thể giải thích vì năm 2009 đã chứng kiến sự sụp giảm đáng kể trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngân hàng đã cơ cấu lại danh mục đầu tư, giảm bớt tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán nhằm giảm bớt thiệt hại trên thị trường chứng khoán. Tỷ trọng chứng khoán thanh khoản của ngân hàng trên tổng tài sản là không cao, đa số tài sản thanh khoản của ngân hàng nắm giữ là tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác chiếm đến gần 80% tổng tài sản thanh khoản. Trong bối cảnh giai đoạn 2010-2011, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng lên mức cao kỷ lục: lên gần 30%- 40%/năm. Việc Eximbank giảm bớt tỷ lệ chứng khoán thanh khoản sang tiền gửi và

cho vay tại thị trường liên ngân hàng trong giai đoạn này là hợp lý, tăng thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần xem xét vào thời điểm gần đây, lãi suất đang ở mức khá thấp, Eximbank nên chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho vay khách hàng trên cơ sở chọn lọc đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh để đem lại mức tỷ suất sinh lời cao hơn so với cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

Hình 2.12: Tỷ lệ tài sản thanh khoản và chứng khoán thanh khoản của Eximbank giai đoạn 2008-2012 (%)

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa vào báo cáo thường niên Eximbank các năm)

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh từ 69% năm 2008 đến 106% năm 2012. So với các ngân hàng có quy mô vốn lớn khác, tỷ lệ này của Eximbank thuộc loại cao nhất (chỉ đứng sau Vietinbank, BIDV và SCB). Tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng đã chuyển hóa được lượng vốn huy động sang cho vay nhằm tăng thu nhập. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng, chỉ tiêu cho vay/tiền gửi ở ngưỡng khoảng 80% và trong bối cảnh hệ thống ngân hàngvẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn như hiện nay, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng

36% 24,30% 30,60% 40,30% 42,90% 16,80% 2,60% 0,50% 1,20% 0,60% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 2008 2009 2010 2011 2012

Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

Chỉ số chứng khoán thanh khoản

thanh toán của Eximbank. Để khắc phục vấn đề này, ngân hàng nên xem xét lại khả năng huy động vốn tiền gửi khách hàng của mình. Trong năm 2012, huy động vốn tiền gửi khách hàng của ngân hàng chỉ đạt 70.458 tỷ đồng, một con số khá khiêm tốn so với các NHTMCP khác có quy mô tương đồng. Tăng lượng huy động vốn tiền gửi, đặc biệt là các kỳ hạn dài sẽ đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc mở rộng quy mô cho vay nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Hình 2.13: Tỷ lệ cho vay /tiền gửi Eximbank giai đoạn 2008-2012 (%)

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa vào báo cáo thường niên Eximbank các năm)

Nhìn vào cơ cấu tiền gửi theo loại tiền của Eximbank (xem phụ lục)chiếm tỷ trọng lớn nhất là nội tệ. Ngoài ra, huy động vốn bằng ngoại tệ là một trong những thế mạnh của ngân hàng, chiếm khoảng 30% tổng huy động vốn. Tuy nhiên tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng có xu hướng giảm, từ 39% năm 2008 xuống 16% năm 2012, nguyên nhân do lãi suất huy động ngoại tệ thấp do trong giai đoạn này thiếu hụt nguồn ngoại tệ phục cho hoạt động nhập khẩu nên nhà nước không khuyến khích người dân gửi ngoại tệ cùng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, cung cầu ngoại tệ bị giảm sút.

69% 99% 107% 139% 106% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 2008 2009 2010 2011 2012

Tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng và có sự biến đổi qua các năm. Tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đáng kể trong những năm gần đây. Do Eximbank có lợi thế về hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, nên các doanh nghiệp gửi ngoại tệ tại ngân hàng để thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của ngân hàng chủ yếu tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn, chiếm 89% trong năm 2012. Cơ cấu tiền gửi đang có xu hướng giảm tiền gửi không kỳ hạn và tăng tiền gửi có kỳ hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường hiện nay khi lạm phát tăng cao, lãi suất giảm mạnh thì khách hàng có xu hướng gửi các kỳ hạn dài hạn để hưởng lãi suất cao. Mặt khác, do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp tận dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh nên gián tiếp giúp cho tỷ trọng vốn có kỳ hạn của ngân hàng tăng lên. Trong bối cảnh các ngân hàng các NHTM đang cạnh tranh gây gắt thu hút tiền gửi khách hàng, Eximbank cần có những giải pháp cụ thể tăng cường huy động vốn tiền gửi, đặc biệt là các tiền gửi cá nhân, các kỳ hạn dài, điều đó sẽ giúp cho ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản:

Nhìn vào cơ cấu huy động và cho vay của Eximbank, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng chiếm 47% tổng số dư tiền gửi, trong khi cho vay trong hạn dưới 1 tháng chỉ chiếm 17% nên chênh lệch thanh khoản ròng dưới 1 tháng luôn bị âm. Các kỳ hạn còn lại có chênh lệch thanh khoản ròng dương. Với tình hình chênh lệch thanh khoản ròng dưới 1 tháng âm, rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn là mối lo ngại của Eximbank. Tuy nhiên, với tình hình lãi suất trên thị trường đang giảm, kỳ vọng tiền gửi kỳ hạn dài sẽ tăng lên trong thời gian tới nên rủi ro thanh khoản của ngân hàng có thể sẽ giảm bớt.

Bảng 2.7: Rủi ro thanh khoản của ngân hàng Eximbank trong năm 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Thời hạn Chỉ tiêu Quá hạn Trong hạn Trên 3 tháng Dưới 3 tháng Dưới 1 tháng 1-3 tháng 3-12 tháng Trên 1 năm Tiền gửi khách hàng 34.432.329 6.763.589 19.513.492 9.748.900 Cho vay khách hàng 987.624 2.023.190 12.574.555 15.732.144 22.111.497 21.493.279 Chênh lệch ròng -21.857.774 8.968.555 2.598.005 11.744.379

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2012)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 55 - 60)