Năng lực quản trị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 64)

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng được đánh giá cao về năng lực quản trị trong hoạt động ngân hàng. Một vài ưu điểm lớn của bộ máy quản trị ngân hàng là:

 Các thành viên của ban điều hành đã có thời gian làm việc lâu dài trong lĩnh vực ngân hàng với trung bình hơn 20 năm. Vì vậy những kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực tài chính cũng như sự hiểu biết tường tận của ban điều hành về ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sự ổn định hiện tại cũng như sự phát triển vững chắc của ngân hàng sau này.

 Eximbank hợp tác chiến lược với SMBC (ngân hàng lớn thứ 3 của Nhật Bản). SMBC đã tư vấn và giúp đỡ cho Eximbank trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, nâng cao hoạt động lập kế hoạch và hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Với sự giúp đỡ và tư vấn của một trong những ngân hàng nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp cho hoạt động quản trị của Eximbank hiệu quả hơn.

 Trong năm 2012 Eximbank nhận được đánh giá xếp hạng tín nhiệm từ Moody và S&P. Hiện tại xếp hạng của ngân hàng luôn được xem là tích cực nếu so sánh với các ngân hàng khác trong nước. Eximbank đã nhận được hàng loạt các danh hiệu do các tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn: “Ngân hàng nội địa tốt

nhất Việt Nam 2012” do tạp chí AsiaMoney bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2013” do tạp chí EuroMoney bình chọn, “Ngân hàng được quản trị tốt nhất 2013” và “Thành tựu lãnh đạo năm 2013” do tạp chí Asia Banker bình chọn. Những điều này đã chứng minh năng lực quản trị rất tốt của ban điều hành Eximbank.

2.5. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.5.1. Mô tả khảo sát:

Thực hiện quan sát trên số liệu công bố trên báo cáo thường niên của NHTMCP Eximbank các chỉ tiêu tài chính quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng (Tổng tài sản, Dư nợ cho vay khách hàng, Huy động vốn tiền gửi khách hàng, Lợi nhuận sau thuế) trong giai đoạn 2005-2008 và giai đoạn 2009-2012 để lượng hóa mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đồng thời nghiên cứu mức độ liên hệ giữa 2 giai đoạn để làm cơ sở rút ra các bài học, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Eximbank trong thời gian sắp tới.

Eximbank chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE vào ngày 27/10/2009.Việc giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE giúp cho ngân hàng tiếp cận nguồn vốn huy động dài hạn, tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, khuyếch trươnguy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng đòi hỏi ngân hàng phải đáp ứng những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh …Sau 3 năm kể từ thời điểm niêm yết trên sàn chứng khoán, ngân hàng Eximbank đã có nhiều sự thay đổi về hoạt động kinh doanh. Lấy mốc thời gian là thời điểm niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2009, tác giả sử dụng công cụ định lượng SPSS để kiểm tra mối tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính trước và sau thời điểm niêm yết trên sàn chứng khoán đến nay (giai đoạn 2005-2008 và 2008-2012), từ đó rút ra bài học để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.

2.5.2. Mô tả phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng công cụ định lượng SPSS để kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: tổng tài sản, vốn điêu lệ, dư nợ cho vay khách hàng, huy động vốn tiền gửi khách hàng, lợi nhuận sau thuế.

Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn của SPSS để kiểm tra mối tương quan của các chỉ tiêu tài chính. Trong đó hệ số tương quan giữa hai chỉ tiêu có mối quan hệ: R=0 (không tương quan), R<0,3 (tương quan thấp), 0,3 R<0,5 (tương quan trung bình), 0,5 R<0,7 (tương quan khá chặt chẽ), 0,7 R<0,9(tương quan chặt chẽ), 0,9 R<1(tương quan rất chặt chẽ), R 1 (tương quan hoàn toàn).

Cụ thể, nếu giả định chỉ tiêu Vốn điều lệ là chỉ tiêu độc lập và chỉ tiêu Dư nợ là cho vay khách hàng là chỉ tiêu phụ thuộc thì sau khi chạy mô hình hồi quy tuyến tính số liệu này vào giai đoạn 2005-2008 (thời điểm trước khi Eximbank niêm yết trên sàn HOSE) thì ta thấy được hai chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với hệ số tương quan là 0,875 và cho ra kết quả phương trình hồi quy như sau: Y3 = 9.270 + 3,201*X (X là biến

Vốn điều lệ, Y là biến Dư nợ cho vay khách hàng).

Thực tế biến phụ thuộc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên mô hình khảo sát tuyến tính trong bài nghiên cứu bằng công cụ SPSS chỉ kiểm định mối liên hệ phụ thuộc giữa hai chỉ tiêu (hồi quy đơn) chứ không phải là mối quan hệ đa biến với nhiều chỉ tiêu khác nhau (hồi quy bội) nên mô hình vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy. lợi thế của mô hình hồi quy tuyến tính đơn này là tính đơn giản, dễ kiểm định và dựa vào những đối chiếu thực tế và những phân tích định tính ở phần trước, tác giả vẫn có thể đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank trong hai giai đoạn để từ đó rút ra bài học đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.5.3. Kết quả nghiên cứu:

2.5.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012 Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012

Bảng 2.9: Kết quả mô hình hồi quy đơn giữa các chỉ tiêu tăng trưởng vốn điều lệ với các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động chung của Eximbank trong giai đoạn 2009-2012

Chỉ tiêu Y Chỉ tiêu X Phương trình hồi quy Hệ số tương quan

Tổng tài sản (Y1) Vốn điều lệ Y1 = -201.602 + 30,786*X 0,99 Dư nợ(Y2) Vốn điều lệ Y2 = -46.829 + 9,93*X 0,985 Huy động vốn(Y3) Vốn điều lệ Y3 = -12.372 + 6,138*X 0,799

Lợi nhuận(Y4) Dư nợ Y4 = -470 + 0,04*X 0,865

Dư nợ(Y2) Huy động vốn Y1 = 1.663 + 1,102*X 0,841

(Nguồn: Tính toán của tác giả) Theo bảng số liệu 2.9, hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu tổng tài sản, dư nợ cho vay khách hàng, huy động vốn tiền gửi khách hàng và chỉ tiêu vốn điều lệ cũng như chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và dư nợ, dư nợ cho vay khách hàng và huy động vốn tiền gửi có hệ số tương quan rất cao, nằm ở mức 0,799 đến 0,99. Điều đó cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa các chỉ tiêu trên.

Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, so với vốn điều lệ, tổng tài sản ước lượng gấp 31lần (30,786), dư nợ ước lượng gấp 10 lần (9,93), huy động vốn ước lượng gấp 6 lần (6,138). Trong đó, chỉ tiêu dư nợ và lợi nhuận, dư nợ và huy động vốn có mối quan hệ khá chặt chẽ (lần lượt là 0,865 và 0,841). Lợi nhuận ước lượng gấp khoảng 0,04 lần so với dư nợ, dư nợ ước lượng gấp khoảng 1,102 lần so với huy động vốn.

Bảng 2.10: Kết quả mô hình hồi quy đơn giữa các chỉ tiêu tăng trưởng vốn điều lệ với các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động chung của Eximbank trong giai đoạn 2005-2008

Chỉ tiêu Y Chỉ tiêu X Phương trình hồi quy Hệ số tương quan

Tổng tài sản (Y1) Vốn điều lệ Y1 = 12.070 + 5,311*X 0,956 Dư nợ(Y2) Vốn điều lệ Y2 = 7.984 + 2,044*X 0,875 Huy động vốn(Y3) Vốn điều lệ Y3 = 9.270 + 3,201*X 0,942

Lợi nhuận(Y4) Dư nợ Y4 = -219 + 0,041*X 0,975

Dư nợ(Y2) Huy động vốn Y2 = 1.316 + 0,678*X 0,986

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

2.5.3.2. So sánh diễn biến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu qua hai giai đoạn 2005-2008 và 2009-2012 2005-2008 và 2009-2012

Dựa vào kết quả hồi quy giữa các chỉ tiêu tài chính của Eximbank qua hai giai đoạn 2005-2008 và 2009-2012 kết hợp với quan sát diễn biến thực tế, tác giả rút được một vài nhận xét sau:

- So với giai đoạn trước khi niêm yết trên sàn chứng khoàn (2005-2008), mối tương quan giữa các chỉ tiêu vẫn là chặt chẽ tuy nhiên có vài sự khác biệt: có sự tăng lên về hệ số tương quan giữa vốn điều lệ với tổng tài sản (từ 0,956 tăng lên 0,99) và giữa vốn điều lệ với dư nợ cho vay khách hàng (từ 0,875 lên 0,985) nhưng có sự sụt giảm hệ số tương quan giữa vốn điều lệ với huy động vốn tiền gửi khách hàng (từ 0,942 xuống 0,799). Trong giai đoạn 2009-2012, tốc độ tăng trưởng của tài sản với tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của Eximbank có sự tương đồng hơn. Tiêu biêu trong giai đoạn 2005-2008 năm 2008, Eximbank tăng vốn điều lệ gần gấp 3 lần (từ 2.800 tỷ đồng lên 7.220 tỷ đồng) thì tổng tài sản chỉ tăng lên 43% (từ 33.710 tỷ đồng lên 48.247 tỷ đồng), tổng tài sản tăng lên chủ yếu là do vốn điều lệ tăng, hoạt động cho vay và đầu tư tăng không đáng kể. Trong giai đoạn này, Eximbank chưa

tận dụng được việc tăng vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, ngân hàng tăng vốn nhằm mục đích đảm bảo hệ số CAR vì thế tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn này không cao. Trong giai đoạn 2009-2012, cùng với vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên thì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là cao hơn, đặc biệt là vào các năm 2009-2010 và 2010-2011. Trong khoảng thời gian này, ngoài vốn điều lệ tăng lên thì tổng tài sản tăng lên đáng kể là do khoản mục huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và huy động từ các TCTD khác tăng. Eximbank đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng huy động vốn: nghiên cứu đưa ra các sản phẩm huy động mới phù hợp với nhu cầu khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng thông qua trung tâm chăm sóc khách hàng Call center…và đồng thời ngân hàng đã linh hoạt sử dụng nguồn vốn huy động này nhằm đẩy mạnh cho hoạt động tín dụng và đầu tư với mục đích nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. So với giai đoạn 2005-2008, ngân hàng đã đẩy mạnh quy mô hoạt động kinh doanh, chính điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của ngân hàng cao hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là điểm khác biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2005-2008 so với giai đoạn 2009-2012. Tuy nhiên cần xem xét, vào giai đoạn 2009- 2012 hoạt động huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng khá cao, trong đó tỷ lệ huy động vốn tiền gửi từ khách hàng lại có dấu hiệu chững lại (năm 2011 huy động tiền gửi giảm), kết quả hồi quy cũng cho thấy hệ số tương quan giữa huy động vốn tiền gửi với các chỉ tiêu vốn điều lệ và dư nợ cho vay khách hàng đều giảm trong giai đoạn này. Nếu ngân hàng quá phụ thuộc việchuy động vốn trên thị trường liên ngân hàng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, lãi suất biến động có thể gây ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của ngân hàng và có thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong thời gian sắp tới, Eximbank nên đưa ra các giải pháp nhằm tăng thêm lượng huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng, giảm bớt tỷ trọng huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng.

- Trong mối quan hệ giữa dư nợ cho vay khách hàng và lợi nhuận của ngân hàng, hệ số tương quan có sự sụt giảm (từ 0,975 giảm xuống 0,865), hệ số gốc của 2 giai đoạn gần xấp xỉ nhau (0,04) thì hệ số chặn của giai đoạn 2008-2012 lại thấp hơn (-470 so với -219), cho thấy sự đóng góp của hoạt động cho vay khách hàng vào lợi nhuận đang giảm dần. Như phân tích ở cơ cấu tài sản của Eximbank thì tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp đang có xu hướng giảm. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức cao tiếp tục được dự báo sẽ tiếp diễn trong khoảng thời gian dài sắp tới, việc chuyển hướng kinh doanh, không hoàn toàn phụ thuộc vào tín dụng là một điều khá hợp lý. Ngân hàng nên xem xét tiếp tục phát huy để đưa ra các quyết định hợp lý nhằm tăng lợi nhuận và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

2.6. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Khẩu Việt Nam

2.6.1. Những ưu điểm và hạn chế trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Mức độ an toàn vốn

Trong 5 năm qua. Ngân hàng đã thực hiện khá tốt các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD do NHNN ban hành. Hệ số CAR của ngân hàng luôn được giữ ở mức an toàn trên 9%. Nhìn chung hệ số CAR của Eximbank có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, nhưng so với trung bình ngành thì hệ số vẫn khá cao. Điều này có thể đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong thời gian sắp tới, Eximbank nên mạo hiểm hơn, cơ cấu lại danh mục tài sản Có, đẩy mạnh đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời cao hơn nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Chất lượng tài sản Có

Dựa vào phân tích trên và so sánh với các NHTMCP lớn khác, cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư, cơ cấu cho vay của Eximbank là khá hợp lý đảm bảo cho khả năng

thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý trong thời gian sắp tới:

Tỷ lệ cho vay trên thị trường 2 ở mức cao so với trung bình hệ thống ngân hàng và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2012. Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang gặp vấn đề lớn về nợ xấu, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, việc hạn chế cho vay trên thị trường 1 và tăng cho vay trên thị trường 2 có thể là một hướng đi khá hợp lý của ngân hàng. Nhưng thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam còn tồn tại khá nhiều rủi ro, năm 2011, khi hàng loạt các ngân hàng nhỏ không đảm bảo được khả năng thanh toán, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng vọt buộc NHNN phải siết chặt hoạt động trên thị trường này. Hoạt động chính và sinh lời thường xuyên và chủ yếu của một NHTM là hoạt động cho vay khách hàng, vì thế dù muốn hay không, trong thời gian sắp tới Eximbank sẽ phải nổ lực cải thiện chất lượng hoạt động cho vay khách hàng, qua đó nâng dần tỷ trọng hoạt động cho vay trên thị trường 1.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp khó khăn, mức lãi suất hạ thấp, Eximbank nên tiếp tục chuyển hướng sang khách hàng cá nhân, đặc biệt các nhu cầu cho vay tiêu dùng, mua nhà ở. Đây là những lĩnh vực có lãi suất cao, rủi ro thấp hơn so với cho vay doanh nghiệp. Trong thời gian tới ngân hàng nên đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển các sản phẩm này.

Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank thấp hơn các ngân hàng khác nhưng vẫn là một vấn đề cần phải quan tâm. Eximbank phải chú ý nâng cao, hoàn thiện các quy trình, mô hình tín dụng nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu, cải thiện chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu ngoài ra, giải quyết vấn đề thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ nhóm 4,5, thu hồi vốn cho ngân hàng.

Tính thanh khoản

Nhìn chung, vấn đề thanh khoản không phải là một vấn đề khá lớn đối với Eximbank. Ngân hàng nên lưu ý một số vấn đề:

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi trong giai đoạn 2008-2012 của Eximbank là không cao, điều đó dẫn đến tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tiền gửi là khá cao. Vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)