Biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 26 - 27)

1.8.4.1 Biện pháp dinh dưỡng

Lê Thị Khỏe và ctv,. (2004) cho rằng phân bón có thể giúp cây khắc phục được tình trạng cây thiếu dinh dưỡng do khả năng hấp thu của bộ rễ hạn chế, làm tăng phẩm chất trái. Theo nghiên cứu của (Nguyễn An Đệ và ctv, 2004 trích dẫn bởi Lê Đình Tấn Tài, 2011) cho thấy sử dụng phân bón lá (Grwmore 15-30-15) có tỷ lệ trái bị cơm trong và xì mủ thấp hơn đối chứng.

Pechkeo et al. (2005) cũng cho rằng hiện tượng mủ trái và cơm trong trên măng cụt là do sự không cân bằng hoặc thiếu dinh dưỡng cảu cây gây ra. Vỏ trái măng cụt bình thường có hàm lượng N, P, K, Ca và B cao hơn trái bị cơm trong. Trong khi đó, thịt trái có hàm lượng K, Ca, S và B ở thịt trái bình thường

13

cao hơn trái bị cơm trong. Theo FAO (2004), hiện tượng cơm trong của trái liên quan đến sự thiếu boron trên măng cụt

1.8.4.2 Biện pháp quản lí ẩm độ đất

Theo Sdoodee và Chiarawipa (2005), hiện tượng xì mủ và sượng trái có thể hạn chế nếu thế năng nước của đất được duy trì ở mức -70 kPa (ở lớp đất sâu 30 cm). Hơn nữa, khi ẩm độ nước trong đất giảm xuống -100 kPa và sau đó tưới nước trở lại đột ngột sẽ làm tăng hiện tượng mủ trái (Sdoodee và Limpun- Udom, 2002). Vì vậy, hiện tượng xì mủ và sượng trái có thể hạn chế bằng cách quản lý chặt chẽ chế độ nước trong giai đoạn tiền thu hoạch, hạn chế sự theo đổi đột ngột ẩm độ đất đặt biệt trong mùa mưa (Sdoodee và Chiarawipa, 2005).

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)