1.10.1 Sâu hại và côn trùng
1.10.1.1 Sâu vẽ bùa(Phyllocnistis citrella)
Đặc điểm hình thái và sinh học: Thuộc họ ngài đục lá (Phyllocnistidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu non phá hại bằng cách đào những đường ngoằn ngoèo, ăn biểu bì lá, thường tấn công mặt dưới lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mảng trên lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Chúng ăn lớp biểu bì của lá làm cho lá bị biến dạng, mặt trên của lá bị khô, lá bị rụng.
Biện pháp phòng trị: Để phòng trị sâu vẽ bùa trên lá măng cụt có thể cắt tỉa cành để cây ra đọt non đồng loạt và khi đọt non dài khoảng 2- 3 cm hoặc thấy sâu bắt đầu xuất hiện thì phun phun các loại thuốc như Vertimec, cyperan, polytrin, D.C. Tronplus, confidor.
1.10.1.2 Nhện đỏ (Tetranychus sp)
Đặc điểm hình thái và sinh học: Thuộc họ Tetranychidae, bộ Acarina. Ấu trùng màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, khi trưởng thành có màu đỏ. Nhện đỏ tấn công lên là và trái, chích cạp và hút nhựa lá và trái. Trên lá, vết thương tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá, khi bị nặng vết chấm lan rộng và có màu ánh bạc, sau đó là có thể bị khô và rụng. Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái và đáy trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì là vỏ trái bị sần sùi làm giảm chất lượng và thương phẩm của trái (Nguyễn Thị Thanh Mai 2005).
Biện pháp phòng trị: nhện đỏ thường lờn thuốc, do đó cần luân phiên các loại thuốc đặc trị nhện như: Comite, Trebon, Danitol,…
1.10.2 Bệnh hại
1.10.2.1 Bệnh đốm rong
Tác nhân gây bệnh: bệnh đốm rong do tảo Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh xảy ra trên là, thân, nhánh. Rong tấn công trên thân, nhánh tạo thành các đốm đồng tiền hay loang lổ màu xám xanh hoặc vàng, trên đó rong phát triển thành lớp nhung mịn. Phần lớn vết bệnh thường phát triển ở mặt trên lá, trong khi mặt dưới lá vẫn bình thường. Một số vết bệnh phát triển lâu, rong có thể làm mô lá bí huỷ hoại và mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt. Lá bị bệnh nặng có thể vàng và rụng (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Nhưng nói chung bệnh không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất cây, do thường chỉ phát
18
sinh trên lá già và ít ăn sâu vào trong mô tế bào lá. Tuy vậy, bệnh có thể ảnh hưởng phần nào đến sự quang hợp của 1á và làm cây kém xanh tươi.
Biện pháp phòng trị: Bằng cách nên trồng cây với mật độ vừa phải và tỉa bớt cành lá không hiệu quả để cây thông thoáng đồng thời bón phân đầy đủ cho cây Cũng có thể phun hoặc bôi các hỗn hợp thuốc chứa gốc đồng hoặc cũng có thể dùng vôi quét lên thân và các cảnh cây lớn của cây 2 lần năm vào đầu và cuối mùa mưa.
1.10.2.2 Bệnh đốm lá
Tác nhân gây bệnh: bệnh đốm lá do nấm Pestalotia sp gây ra. Bệnh này khá quan trọng trên măng cụt. Bệnh có thể làm rụng lá và ảnh hường đến năng suất cây trồng. Triệu chứng gây hại là đốm bệnh ban đầu thường có màu vàng cam, sau lan nhanh và chuyển sang màu nâu đỏ xung quanh vết bệnh có viền nâu sậm. Vết bệnh thường không có hình đạng nhất định. Kích thước vết bệnh có thể rất lớn hoặc nhiều vết bệnh nối liền với nhau làm cho lá bị khô và cháy. Trên bề mặt vết bệnh cũng có thể thấy những ổ nấm màu đen, đó là những bào tử nấm từ những ổ nấm này, chúng có thể là nguồn lây nhiễm tiếp theo. Bào tử của nấm gây bệnh có thể được lan truyền qua nước mưa, nước tưới phun ... từ những lá bệnh trên cây.
Biện pháp phòng trị: bệnh đốm lá trên măng cụt bằng cách sử dụng các loại thuốc như: Dipomate , Mexyl MZ , Zin, Thio-M.
1.10.2.3 Bệnh chết nhánh
Tác nhân gây bệnh: bệnh chết nhánh do nấm Pestaliotopsis sp gây ra. Triệu chứng là nấm tấn công gây cháy lá và làm chết từng nhánh nhỏ trên cây, bệnh có thể lây lan rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao, lúc mưa nhiều.
Biện pháp phòng trị: bệnh chết nhánh bằng cách tỉa bỏ các cành trong tán cho cây thông thoáng, có thể dùng các loại thuốc để phòng ngừa như sau: Carbenzim, Hải vàng Bendazol, Thio-M,... theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
1.10.2.4 Bệnh chảy mủ vàng trên trái
Là một hiện tượng tương đối phổ biến trên trái măng cụt, thường tỉ lệ trái bị bệnh là từ 15 - 20%, làm giảm hiệu qua thu hoạch một cách đáng kể. Do chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh chảy mủ vàng trên trái măng cụt.
19
(Theo Vũ Công Hậu. 2000) bị chảy mủ trên trái măng cụt do một con sâu miệng chích hút gây nên, cũng có thể nguyên nhân do sinh lý như mưa gió nhiều hoặc bộ rễ bị tổn thương. Trong thời gian rừ 2 – 3 tuần lễ trước khi trái chín gặp mưa to liên tục thì trái măng cụt lại rất hay chảy mủ, có thể làm múi măng cụt bên trong trái bị đắng hoặc thối, không ăn được.
Biện pháp phòng trị:: cần phải giữ cho vườn cây đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa và xử lý cho cây ra hoa sớm, cho thu hoạch trái trước khi mua mưa đến.
1.10.2.5 Bệnh thán thư
Tác nhân gây bệnh là do nấm Collectotrichum gây ra. Bệnh có thể phát sinh trên lá, cành và trái. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm có thể liên kết với nhau làm khô cả một mảng lá. Trên trái bệnh tạo thành những đốm màu nâu đen có thể làm trái thối khô và rụng. Nấm tồn tại trên các lá và trái bị bệnh, phát tản lây lan do gió và nước. Bệnh sẽ phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp.
Biện pháp phòng trị:bằng các biện pháp tỉa cành tạo tán để cây thông thoáng, nhiều ánh sáng và khô ráo. Khi phát hiện mới có bệnh, dùng các loại thuốc như Carbenzim, Mexyl MZ, Bendazol, Thio-M, phun ướt đều lên tán lá hoặc khi trái còn non (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005).
Theo Đường Hồng Dật (2000) phòng trừ sâu bệnh cho măng cụt cũng đơn giản vì cho đến nay người ta chưa phát hiện sâu bệnh nguy hiểm. Một vài loại nấm như thán thư, muỗi đen đôi khi gây hại nhưng chỉ có một loại bệnh tương đối quan trọng là bệnh chảy nhựa vàng, có thể do một loại sâu miệng hút gây ra và có thể do một nguyên nhân sinh kí như: rễ bị tổn thương, gió to, bão… Trái măng cụt rất dễ bị bênh chảy nhựa vàng, nặng trái trở thành đắng không ăn được.
20
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Phƣơng tiện
- Thời gian: cuộc điều tra được tiến hành trong 1 tháng, bắt đầu từ ngày 20 tháng 6 năm 2014 đến ngày 20 tháng 7 năm 2014.
- Địa điểm điều tra: vườn măng cụt của nông dân tại cù lao Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Vật liệu: các vườn măng cụt tại cù lao Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Dụng cụ: phiếu điều tra in sẳn (phụ chương).
2.2. Phƣơng pháp
2.2.1 Điều tra nông dân
- Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 35 hộ trồng măng cụt có diện tích từ 1.000 m2 trở lên tại cù lao Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh với số phiếu là 35 phiếu. Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với nhà vườn theo phiếu điều tra.
2.2.1 Xử lý số liệu
- Số liệu qua quá trình điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel. Dùng Excel tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (Sd), và vẽ đồ thị.
21
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm vƣờn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), điều kiện trồng cây ăn trái là đòi hỏi có tầng canh tác dày, pH thích hợp, thoát thủy tốt vì đa phần cây ăn trái có bộ rễ ăn cạn gần đất mặt và yếu. Tốt nhất là đất thịt pha, màu mở, thoát nước tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy trong đất. Nhờ có hệ thống điều tiếc nước hiệu quả, các vườn trồng măng cụt tại huyện huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã chủ động được tưới tiêu đồng thời không còn gặp nhiều tình trạng ngập lũ và ngập úng trong mùa mưa và có khả năng rút hết nước trong vườn khi cần thiết.
Theo kết quả điều tra (Bảng 3.1) tại huyện Cầu Kè , tỉnh Trà Vinh đã gần hoàn toàn hết chủ động nguồn nước tưới. Có tới 97,14% không bị ngập nước vào tháng 8-9 (âm lịch), các hộ trồng măng cụt ở đây cho biết cây măng cụt tuy không sợ ngập nước, nhưng nước ảnh đến việc khiển ra hoa của cây thời gian ngập khoảng 1-2 giờ trong ngày sau đó tự rút nên không ảnh hưởng đến cây. Vì vậy các hộ nơi đây rất chú trọng đến việc làm đê bao cho vườn măng cụt của mình. Theo ghi nhận, hầu số hộ chủ động được nguồn nước cho vườn có tới 97,14% số hộ có đê bao nên không bị ngập vào mùa lũ, chỉ có 2,86% số hộ bị ngập vào mùa lũ do mặt liếp của vườn thấp hơn mực nước của sông.
Tuy nhiên có hơn 90% nông hộ ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có xây dựng hệ thống bọng dẫn nước riêng vào mương vườn để cung cấp nước tưới tiêu cho khu vườn hay rút cạn khi cần thiết. Tùy theo diện tích vườn lớn hay nhỏ mà thiết kế một hay nhiều cống, bọng đầu mối, nó có tác dụng đưa nước vào cho toàn khu vườn, nên thường đặt ở đê bao đối diện với nguồn nước chính, để lấy nước vào hay thoát nước ra được nhanh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
22
Bảng 3.1 Điều kiện tự nhiên của vùng đất trồng măng cụt ở huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) 1. Chế độ nƣớc Bị ngập vào tháng 8 - 10 2,9 Không bị ngập 97,1 2. Đê bao
Chung đê bao
Riêng hoặc không có
85,7 14,29
3. Loại đất
Đất phù sa 100
n = 35
3.1.2 Diện tích vƣờn và tuổi cây
Theo kết quả điều tra diện tích trồng măng cụt tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chưa nhiều trung bình của từng hộ ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh là 5400±5350 m2. Trong đó diện tích thấp nhất là 1000 m2 và diện tích lớn nhất là 25000 m2. Nhưng diện tích lớn 25000 m2
không được nhiều trong tổng số các hộ điều tra. Các hộ chủ yếu trồng với diện tích tương đối nhỏ khoảng 1000- 4000 m2. Theo ghi nhận thì diện tích măng cụt đang bị thu hẹp do giá cả không ổn định, tình trạng ra hoa thất thường hay chảy nhựa trên trái nên một số nhà vườn chuyển sang hệ thống cây trồng khác.
Qua kết quả cho thấy đa số măng cụt ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh điều tra đang ở thời kì cho trái ổn định. Theo bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Viện cây ăn quả ở Miền Nam (2009), giống măng cụt cho trái tăng dần theo độ tuổi của cây cụ thể là: năm thứ bảy sau khi trồng cây cho năng suất 20- 30 kg/cây, năm thứ tám khoảng 30-40 kg/ cây, năm thứ chín từ 50-70 kg/cây, các năm sau có thể đạt trên 100 kg/cây. Qua bảng 3.2 cho thấy tuổi cây lớn nhất của huyện Cầu kè là 40 năm và trung bình là 23 năm, như vậy cây măng cụt được người dân nơi đây trồng khá lâu. Nguyên nhân, cây măng cụt trồng lâu năm là vì cây măng cụt là loài cây ăn trái cho trái muộn nhất, từ khi trồng đến khi thu hoạch mất ít nhất là bảy năm, có khi lên đến mười năm mới cho trái (Vũ Công Hậu, 1987).
23
Bảng 3.2: Diện tích và tuổi cây măng cụt đƣợc điều tra tại Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh 2014. Chỉ tiêu Giá trị 1. Diện tích (m2) Trung bình ± Sd 5400±5350 Cao nhất 25000 Thấp nhất 1000
2. Tuổi cây (năm)
Trung bình ± Sd 23,7± 7,75
Cao nhất 40
Thấp nhất 10
3. Tình trạng tuổi cây (% số hộ điều tra)
<15 5,72
15-25 57,14
>25 37,14
n = 35
3.1.3 Phƣơng pháp nhân giống
Qua kết quả điều tra thì có 100% số hộ nhân giống măng cụt bằng phương pháp gieo bằng hạt, vì hộ nông dân cho rằng nhân giống giống bằng hạt tuy lâu cho trái, tốn nhiều thời gian nhưng cho trái cho ổn định, trái to cây lâu lão hóa so với phương pháp tháp cành. Kết quả này đúng với nhận định của Vũ Công Hậu (2000) cho rằng cây trồng bằng hạt rất đồng đều, chất lượng trái ổn định.
3.2 Kỹ thuật canh tác 3.2.1 Thiết kế vƣờn 3.2.1 Thiết kế vƣờn
3.2.1.1 Kích thước mương, liếp
Kích thước mương
Mương đóng vai trò quan trọng trong vườn cây ăn trái, không chỉ chứa nước mà còn tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ. Mương kết hợp với hệ thống bờ bao vững chắt còn có tác dụng ngăn mặn, giữ lại nước tưới cho cây trong mùa nắng. Đồng thời tạo điều kiện cho biện pháp xử lí ra hoa sau này.
Kích thước mương được quyết định tùy theo vào yếu tố địa hình, mục đích sử dụng của mương vườn. Qua kết quả điều tra cho thấy tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh có 100% số hộ đào mương khi trồng măng cụt với kích thước
24
trung bình khoảng 2,54±0,56 và kích thước mương lớn nhất là 4 m, các hộ diện tích mương lớn như thế là do họ trồng măng cụt trên đất trồng cây lâu năm không lên liếp chỉ có mương lớn để thoát nước ra vào.
Kích thước liếp
Trong vườn cây ăn trái của các chủ vườn điều phải lên liếp nhưng các kiểu lên liếp và kích thước mặt liếp thường không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện canh tác và bố trí cây trong vườn cây ăn trái trước đây của các hộ. Trong điều kiện canh tác hiện nay đa số các hộ tận dụng liếp vườn củ và có cả trồng mới nên kích thước liếp giữa các hộ không đồng đều nhau. Theo kết quả điều tra cho thấy tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có sự biến đổi lớn về kích thước liếp từ 3 - 7 m, trung bình là 5,63±0,88 m. Chiều dài của liếp vườn tùy thuộc vào diện tích của mỗi vườn, các vườn lâu năm có tỷ lệ mương và liếp sắp xỉ bằng nhau. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) với điều kiện ĐBSCL và tùy thuộc và loại cây trồng thì kích thước liếp đôi 6-12 m, liếp đơn rộng 4-5 m là phù hợp. Từ đó cho thấy đa số các nhà vườn đã thiết kế liếp tương đối phù hợp với khuyến cáo, chiếm khoảng 80% là kích thước liếp lớn hơn 4 m và chỉ 8,57% là kích thước nhỏ hơn 4 m.
Bảng 3.3 Tỉ lệ (%) số hộ theo chiều rộng mặt mƣơng và mặt liếp khác nhau của từng vƣờn đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Giá trị Chiều rộng mương Chiều rộng liếp
Trung bình ± Sd 2,54 ± 0,56 5,63 ± 0,88 Cao nhất 4 7 Thấp nhất 1,5 3 n = 35 3.2.1.2 Mật độ và khoảng cách trồng Mật độ trồng
Việc trồng cây hợp lý được các nhà khoa học được cập nhật nhiều trong việc xác định khoảng cách và mật độ trồng phải căn cứ vào các yếu tố khác nhau như: diện tích nhiều hay ít, đất tốt hay xấu, khả năng đầu tư về phân bón, nước tưới. Mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra việc trồng dày tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
25
Theo kết quả điều tra mật độ trồng rất đa dạng, cụ thể tại huyện Cầu Kè mật độ trồng trung bình là 18,6 cây/1000 m2, mật độ trồng cao nhất 27 cây/1000 m2 và thấp nhất là 12 cây/1000 m2. Trong đó phần lớn nông dân trồng với mật độ từ 15-20 cây/1000 m2. Do cây sinh trưởng chậm, lâu cho trái và trồng với khoảng cách cây khá lớn (6-9 m) nên trong những năm đầu để tận dụng diện tích đất và có thêm nguồn thu nhập người dân trồng một số loại cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả sinh trưởng nhanh (như chuối, mận, ổi, chanh,