- Số liệu qua quá trình điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel. Dùng Excel tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (Sd), và vẽ đồ thị.
21
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm vƣờn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), điều kiện trồng cây ăn trái là đòi hỏi có tầng canh tác dày, pH thích hợp, thoát thủy tốt vì đa phần cây ăn trái có bộ rễ ăn cạn gần đất mặt và yếu. Tốt nhất là đất thịt pha, màu mở, thoát nước tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy trong đất. Nhờ có hệ thống điều tiếc nước hiệu quả, các vườn trồng măng cụt tại huyện huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã chủ động được tưới tiêu đồng thời không còn gặp nhiều tình trạng ngập lũ và ngập úng trong mùa mưa và có khả năng rút hết nước trong vườn khi cần thiết.
Theo kết quả điều tra (Bảng 3.1) tại huyện Cầu Kè , tỉnh Trà Vinh đã gần hoàn toàn hết chủ động nguồn nước tưới. Có tới 97,14% không bị ngập nước vào tháng 8-9 (âm lịch), các hộ trồng măng cụt ở đây cho biết cây măng cụt tuy không sợ ngập nước, nhưng nước ảnh đến việc khiển ra hoa của cây thời gian ngập khoảng 1-2 giờ trong ngày sau đó tự rút nên không ảnh hưởng đến cây. Vì vậy các hộ nơi đây rất chú trọng đến việc làm đê bao cho vườn măng cụt của mình. Theo ghi nhận, hầu số hộ chủ động được nguồn nước cho vườn có tới 97,14% số hộ có đê bao nên không bị ngập vào mùa lũ, chỉ có 2,86% số hộ bị ngập vào mùa lũ do mặt liếp của vườn thấp hơn mực nước của sông.
Tuy nhiên có hơn 90% nông hộ ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có xây dựng hệ thống bọng dẫn nước riêng vào mương vườn để cung cấp nước tưới tiêu cho khu vườn hay rút cạn khi cần thiết. Tùy theo diện tích vườn lớn hay nhỏ mà thiết kế một hay nhiều cống, bọng đầu mối, nó có tác dụng đưa nước vào cho toàn khu vườn, nên thường đặt ở đê bao đối diện với nguồn nước chính, để lấy nước vào hay thoát nước ra được nhanh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
22
Bảng 3.1 Điều kiện tự nhiên của vùng đất trồng măng cụt ở huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) 1. Chế độ nƣớc Bị ngập vào tháng 8 - 10 2,9 Không bị ngập 97,1 2. Đê bao
Chung đê bao
Riêng hoặc không có
85,7 14,29
3. Loại đất
Đất phù sa 100
n = 35
3.1.2 Diện tích vƣờn và tuổi cây
Theo kết quả điều tra diện tích trồng măng cụt tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chưa nhiều trung bình của từng hộ ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh là 5400±5350 m2. Trong đó diện tích thấp nhất là 1000 m2 và diện tích lớn nhất là 25000 m2. Nhưng diện tích lớn 25000 m2
không được nhiều trong tổng số các hộ điều tra. Các hộ chủ yếu trồng với diện tích tương đối nhỏ khoảng 1000- 4000 m2. Theo ghi nhận thì diện tích măng cụt đang bị thu hẹp do giá cả không ổn định, tình trạng ra hoa thất thường hay chảy nhựa trên trái nên một số nhà vườn chuyển sang hệ thống cây trồng khác.
Qua kết quả cho thấy đa số măng cụt ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh điều tra đang ở thời kì cho trái ổn định. Theo bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Viện cây ăn quả ở Miền Nam (2009), giống măng cụt cho trái tăng dần theo độ tuổi của cây cụ thể là: năm thứ bảy sau khi trồng cây cho năng suất 20- 30 kg/cây, năm thứ tám khoảng 30-40 kg/ cây, năm thứ chín từ 50-70 kg/cây, các năm sau có thể đạt trên 100 kg/cây. Qua bảng 3.2 cho thấy tuổi cây lớn nhất của huyện Cầu kè là 40 năm và trung bình là 23 năm, như vậy cây măng cụt được người dân nơi đây trồng khá lâu. Nguyên nhân, cây măng cụt trồng lâu năm là vì cây măng cụt là loài cây ăn trái cho trái muộn nhất, từ khi trồng đến khi thu hoạch mất ít nhất là bảy năm, có khi lên đến mười năm mới cho trái (Vũ Công Hậu, 1987).
23
Bảng 3.2: Diện tích và tuổi cây măng cụt đƣợc điều tra tại Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh 2014. Chỉ tiêu Giá trị 1. Diện tích (m2) Trung bình ± Sd 5400±5350 Cao nhất 25000 Thấp nhất 1000
2. Tuổi cây (năm)
Trung bình ± Sd 23,7± 7,75
Cao nhất 40
Thấp nhất 10
3. Tình trạng tuổi cây (% số hộ điều tra)
<15 5,72
15-25 57,14
>25 37,14
n = 35
3.1.3 Phƣơng pháp nhân giống
Qua kết quả điều tra thì có 100% số hộ nhân giống măng cụt bằng phương pháp gieo bằng hạt, vì hộ nông dân cho rằng nhân giống giống bằng hạt tuy lâu cho trái, tốn nhiều thời gian nhưng cho trái cho ổn định, trái to cây lâu lão hóa so với phương pháp tháp cành. Kết quả này đúng với nhận định của Vũ Công Hậu (2000) cho rằng cây trồng bằng hạt rất đồng đều, chất lượng trái ổn định.
3.2 Kỹ thuật canh tác 3.2.1 Thiết kế vƣờn 3.2.1 Thiết kế vƣờn
3.2.1.1 Kích thước mương, liếp
Kích thước mương
Mương đóng vai trò quan trọng trong vườn cây ăn trái, không chỉ chứa nước mà còn tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ. Mương kết hợp với hệ thống bờ bao vững chắt còn có tác dụng ngăn mặn, giữ lại nước tưới cho cây trong mùa nắng. Đồng thời tạo điều kiện cho biện pháp xử lí ra hoa sau này.
Kích thước mương được quyết định tùy theo vào yếu tố địa hình, mục đích sử dụng của mương vườn. Qua kết quả điều tra cho thấy tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh có 100% số hộ đào mương khi trồng măng cụt với kích thước
24
trung bình khoảng 2,54±0,56 và kích thước mương lớn nhất là 4 m, các hộ diện tích mương lớn như thế là do họ trồng măng cụt trên đất trồng cây lâu năm không lên liếp chỉ có mương lớn để thoát nước ra vào.
Kích thước liếp
Trong vườn cây ăn trái của các chủ vườn điều phải lên liếp nhưng các kiểu lên liếp và kích thước mặt liếp thường không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện canh tác và bố trí cây trong vườn cây ăn trái trước đây của các hộ. Trong điều kiện canh tác hiện nay đa số các hộ tận dụng liếp vườn củ và có cả trồng mới nên kích thước liếp giữa các hộ không đồng đều nhau. Theo kết quả điều tra cho thấy tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có sự biến đổi lớn về kích thước liếp từ 3 - 7 m, trung bình là 5,63±0,88 m. Chiều dài của liếp vườn tùy thuộc vào diện tích của mỗi vườn, các vườn lâu năm có tỷ lệ mương và liếp sắp xỉ bằng nhau. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) với điều kiện ĐBSCL và tùy thuộc và loại cây trồng thì kích thước liếp đôi 6-12 m, liếp đơn rộng 4-5 m là phù hợp. Từ đó cho thấy đa số các nhà vườn đã thiết kế liếp tương đối phù hợp với khuyến cáo, chiếm khoảng 80% là kích thước liếp lớn hơn 4 m và chỉ 8,57% là kích thước nhỏ hơn 4 m.
Bảng 3.3 Tỉ lệ (%) số hộ theo chiều rộng mặt mƣơng và mặt liếp khác nhau của từng vƣờn đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Giá trị Chiều rộng mương Chiều rộng liếp
Trung bình ± Sd 2,54 ± 0,56 5,63 ± 0,88 Cao nhất 4 7 Thấp nhất 1,5 3 n = 35 3.2.1.2 Mật độ và khoảng cách trồng Mật độ trồng
Việc trồng cây hợp lý được các nhà khoa học được cập nhật nhiều trong việc xác định khoảng cách và mật độ trồng phải căn cứ vào các yếu tố khác nhau như: diện tích nhiều hay ít, đất tốt hay xấu, khả năng đầu tư về phân bón, nước tưới. Mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra việc trồng dày tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
25
Theo kết quả điều tra mật độ trồng rất đa dạng, cụ thể tại huyện Cầu Kè mật độ trồng trung bình là 18,6 cây/1000 m2, mật độ trồng cao nhất 27 cây/1000 m2 và thấp nhất là 12 cây/1000 m2. Trong đó phần lớn nông dân trồng với mật độ từ 15-20 cây/1000 m2. Do cây sinh trưởng chậm, lâu cho trái và trồng với khoảng cách cây khá lớn (6-9 m) nên trong những năm đầu để tận dụng diện tích đất và có thêm nguồn thu nhập người dân trồng một số loại cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả sinh trưởng nhanh (như chuối, mận, ổi, chanh, cam…) làm cây trồng xen trong vườn cây măng cụt. Ngoài ra, cây măng cụt có thể trồng xen trong vườn dừa nhưng không nên trồng quá dày mà phải đảm bảo đúng khoảng cách thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao.
Khoảng cách trồng thay đổi tùy theo loại cây, cần bố trí thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển lâu dài. Theo kết quả điều tra cho thấy do kích thước liếp biến động nên dẫn đến khoảng cách trồng ở các hộ cũng biến động theo.
Theo kết quả điều tra (Bảng 3.4) tại huyện Cầu Kè khoảng cách trồng hàng cách hàng trung bình khoảng 6,6 m, khoảng cách trồng hàng cách hàng lớn nhất là 8 m và thấp nhất khoảng 4 m. Khoảng cách trồng chiều dọc cây cách cây tương dối bằng khoảng cách với chiều ngang, khoảng cách trung bình cây cách cây trung bình khoảng 7,4 m, khoảng cách trồng cây cách cây lớn nhất là 9 m và thấp nhất khoảng 6 m. Theo Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng (2000) khoảng cách còn phù thuộc vào độ phì nhiêu của đất, có thể trồng khoảng cách 6-10 m. Do đó các nhà vườn cần bố trí khoảng cách trồng thích hợp hơn để cây thông thoáng và phát triển tốt. Mặt khác cũng tùy thuộc vào kiểu trồng nên khoảng cách trồng cần phải được kết hợp để dễ dàng cho việc chăm sóc. Đa số nông dân ở hai huyện trồng măng cụt hàng đôi theo kiểu nanh sấu, vì kiểu trồng này có ưu thế hơn về độ xén tỉa, nhận ánh sáng khi cây trưởng thành, tạo thuận lợi cho nhánh vươn rộng. Ngoài ra kiểu trồng này còn phù hợp với việc trồng mật độ dầy.
26
Bảng 3.4 Khoảng cách (m) và mật độ (cây/1000 m2) trồng cây măng cụt đƣợc đều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Mô hình canh tác Huyện Cầu Kè
1. Mật độ trồng (cây/1000 m2 ) - Thấp nhất 12 - Cao nhất 27 - Trung bình±Sd 2. Khoảng cách trồng (m) Chiều ngang 18,7± 3,7 - Thấp nhất 4,0 - Cao nhất 8,0 - Trung bình±Sd Chiều dài 6,6 ± 1,3 - Thấp nhất 6 - Cao nhất 9 - Trung bình ± Sd 7,4± 1,0 n = 35 3.2.2 Mô hình canh tác
Qua kết quả điều tra (Bảng 3.5) cho thấy có 48,57% nông hộ với hình thức chuyên canh, có 51,43% trồng xen với loại cây ăn trái khác như: chôm chôm chiếm nhiều nhất là trong các cây trồng xen là 22,8%, bưởi, quýt chiếm 14,3%, chanh và cam chiếm 8,6%, dừa và nhãn chiếm tỉ lệ bằng nhau là 2,9%. Theo các hộ trồng xen canh cho biết do vườn hộ trước đây trồng chủ yếu là cây măng cụt, nhưng do cây măng cụt là loại cây lâu cho trái nên các hộ nơi đây trồng xen các loại cây khác nhằm lấy ngắn nuôi dài và tăng thêm thu nhập cho gia đình và hạn chế những rủi ro khi cây mận mất mùa. Tuy nhiên trồng xen cũng không gặp ít khó khăn trong quá trình chăm sóc măng cụt (xiết nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh…) và thu hoạch.
27
Bảng 3.5 Mô hình canh tác măng cụt đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014 Mô hình canh tác Tỷ lệ (%) 1.Chuyên canh 48,5 2. Xen canh 51,5 Chôm chôm 22,8 Bưởi, quýt 14,3 Chanh, cam 8,6 Dừa 2,9 Nhãn 2,9 n = 35
Hình 3.1 Tỉ lệ (%) số hộ trồng xen theo các loại cây trồng xen trên vƣờn cây măng cụt đƣợc điều tra tại huyên huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
3.3 Quy trình chăm sóc 3.3.1 Bón phân
Vai trò của đất đối với cây trồng không chỉ là giá đỡ của cây mà đây còn là nơi và cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi cây. Đất tốt cho cây phải có đủ 35% chất khoáng, 5% chất mùn, 30% nước và 30% không khí. Tính chất của đất sẽ theo đổi theo kỹ thuật bón phân và chăm sóc vườn của nông dân. Nếu nông dân chỉ bón phân hóa học không bón phân hửu cơ thì lượng mùn trong đất sẽ giảm nếu chỉ dùng phân phân hửu cơ thì không đủ dinh dưỡng cho cây.
Loại cây trồng xen
28% 17% 6% 6% 43% 1. Bưởi, quýt 2. Chanh, cam 3. Dừa 4. Nhãn 5. Chôm chôm
28
Cần phải bón phân kết hợp giữa phân hửu cơ và sử dụng cân đói phân hóa học để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, bảo vệ tính bền vững cho đất (Đào Thị Lệ Hằng, 2008 trích dẫn bởi Lê Tấn Tài, 2011).
3.3.1.1 Bón phân hữu cơ
Kết quả cho thấy việc bón phân hữu cơ cho cây măng cụt chưa được nhà vườn tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chưa thật sự quan tâm đúng mức, số hộ sử dụng phân hửu cơ bón cho cây chiếm tỉ lệ rất ít 11,4% trong tổng số hộ điều tra được. Loại phân hữu cơ được người dân nơi đây sử dụng chủ yếu là 2 loại phân, phân vi sinh và phân chuồng sau thu hoạch. Như vậy có tới 88,6% số hộ không sử dụng phân hữu cơ cho cây. Còn lại 11,4% sử dụng với phân vi sinh chiếm 8,5% và phân chuồng được ủ hoai chiếm 2,9%. Nhưng việc sử dụng phân hửu cơ chỉ mới được áp dụng vài năm gần đây hoặc sử dụng cách năm. Lượng phân hữu cơ bón vào đất thấp nhất là 2 kg/cây và cao nhất là 10 kg/cây với nhiều dạng phân hửu cơ khác nhau, chất lượng rất biến động. Theo ghi nhận của Đào Thị Lệ Hằng (2008) việc bón phân hữu cơ vào đất phải đi đôi với vôi. Hằng năm nông dân bón phân hữu cơ vào đất để tạo chất mùn làm tốt cho đất. Do đó, cần phải bón thêm vôi vào trong đất để chế biến chất dinh dưỡng trong từ đất làm thức ăn cho cây. Thế nhưng hầu hết nông dân tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đều không áp dụng biện pháp bón vôi và sử dụng phân hửu cơ rất ít. Có nhiều nguyên nhân người dân chưa sử dụng phân hữu cơ phổ biến vì nguồn cung cấp phân hữu cơ còn ít, giá thành còn cao, chiếm nhiều chi phí lao động để bón phân hữu cơ, chưa thấy được hiệu quả nhanh chóng hoặc do chất lượng phân hữu cơ trên thị trường chưa tốt…Do đó, phân vô cơ vẫn dược người dân sử dụng phổ biến nhất, do đặt tính dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, tất cả các vườn khảo sát trên địa bàn huyện đều sử dụng phân vô cơ. Lượng phân bón tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng nhà vườn, tuổi cây, đặt điểm thổ nhưỡng của từng khu vực, mô hình trồng, kinh tế của từng hộ và khả năng cho năng suất của vườn.
29
Bảng 3.6 Tỉ lệ (%) nông hộ sử dụng phân hữu cơ bón cho cây măng cụt sau thu hoạch và số lần bón phân (lần/vụ) tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014
Phân hữu cơ Tỉ lệ (%)
1. Có sử dụng 11,4 2. Không sử dụng 88,6 Phân vi sinh 8,5 Phân chuồng 2,9 3. Số lần bón/vụ 1 100 2 0 3 0 n = 35 3.3.1.2 Bón phân hóa học
Bón phân là việc rất quan trọng cho cây vì không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây dẫn đến cây kém phát triển và ảnh hưởng đến khả năng sinh dưỡng, phát triển và khả năng cho trái của cây, nhưng tùy theo từng giai đoạn mà bổ sung lượng phân hợp lý.
3.3.1.3 Số lần bón
Nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây là cần thiết, nhưng tùy theo giai đoạn mà bổ sung hợp lý. Theo kết quả điều tra (Bảng 3.7) thì có 91,4% số hộ của huyện Cầu Kè bón phân cho cây ở giai đoạn sau thu hoạch nhằm giúp cây phục hồi sau thu hoạch và chuẩn bị ra