Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 37)

3.2.1 Thiết kế vƣờn

3.2.1.1 Kích thước mương, liếp

 Kích thước mương

Mương đóng vai trò quan trọng trong vườn cây ăn trái, không chỉ chứa nước mà còn tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ. Mương kết hợp với hệ thống bờ bao vững chắt còn có tác dụng ngăn mặn, giữ lại nước tưới cho cây trong mùa nắng. Đồng thời tạo điều kiện cho biện pháp xử lí ra hoa sau này.

Kích thước mương được quyết định tùy theo vào yếu tố địa hình, mục đích sử dụng của mương vườn. Qua kết quả điều tra cho thấy tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh có 100% số hộ đào mương khi trồng măng cụt với kích thước

24

trung bình khoảng 2,54±0,56 và kích thước mương lớn nhất là 4 m, các hộ diện tích mương lớn như thế là do họ trồng măng cụt trên đất trồng cây lâu năm không lên liếp chỉ có mương lớn để thoát nước ra vào.

 Kích thước liếp

Trong vườn cây ăn trái của các chủ vườn điều phải lên liếp nhưng các kiểu lên liếp và kích thước mặt liếp thường không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện canh tác và bố trí cây trong vườn cây ăn trái trước đây của các hộ. Trong điều kiện canh tác hiện nay đa số các hộ tận dụng liếp vườn củ và có cả trồng mới nên kích thước liếp giữa các hộ không đồng đều nhau. Theo kết quả điều tra cho thấy tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có sự biến đổi lớn về kích thước liếp từ 3 - 7 m, trung bình là 5,63±0,88 m. Chiều dài của liếp vườn tùy thuộc vào diện tích của mỗi vườn, các vườn lâu năm có tỷ lệ mương và liếp sắp xỉ bằng nhau. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) với điều kiện ĐBSCL và tùy thuộc và loại cây trồng thì kích thước liếp đôi 6-12 m, liếp đơn rộng 4-5 m là phù hợp. Từ đó cho thấy đa số các nhà vườn đã thiết kế liếp tương đối phù hợp với khuyến cáo, chiếm khoảng 80% là kích thước liếp lớn hơn 4 m và chỉ 8,57% là kích thước nhỏ hơn 4 m.

Bảng 3.3 Tỉ lệ (%) số hộ theo chiều rộng mặt mƣơng và mặt liếp khác nhau của từng vƣờn đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

Giá trị Chiều rộng mương Chiều rộng liếp

Trung bình ± Sd 2,54 ± 0,56 5,63 ± 0,88 Cao nhất 4 7 Thấp nhất 1,5 3 n = 35 3.2.1.2 Mật độ và khoảng cách trồng  Mật độ trồng

Việc trồng cây hợp lý được các nhà khoa học được cập nhật nhiều trong việc xác định khoảng cách và mật độ trồng phải căn cứ vào các yếu tố khác nhau như: diện tích nhiều hay ít, đất tốt hay xấu, khả năng đầu tư về phân bón, nước tưới. Mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra việc trồng dày tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).

25

Theo kết quả điều tra mật độ trồng rất đa dạng, cụ thể tại huyện Cầu Kè mật độ trồng trung bình là 18,6 cây/1000 m2, mật độ trồng cao nhất 27 cây/1000 m2 và thấp nhất là 12 cây/1000 m2. Trong đó phần lớn nông dân trồng với mật độ từ 15-20 cây/1000 m2. Do cây sinh trưởng chậm, lâu cho trái và trồng với khoảng cách cây khá lớn (6-9 m) nên trong những năm đầu để tận dụng diện tích đất và có thêm nguồn thu nhập người dân trồng một số loại cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả sinh trưởng nhanh (như chuối, mận, ổi, chanh, cam…) làm cây trồng xen trong vườn cây măng cụt. Ngoài ra, cây măng cụt có thể trồng xen trong vườn dừa nhưng không nên trồng quá dày mà phải đảm bảo đúng khoảng cách thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao.

Khoảng cách trồng thay đổi tùy theo loại cây, cần bố trí thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển lâu dài. Theo kết quả điều tra cho thấy do kích thước liếp biến động nên dẫn đến khoảng cách trồng ở các hộ cũng biến động theo.

Theo kết quả điều tra (Bảng 3.4) tại huyện Cầu Kè khoảng cách trồng hàng cách hàng trung bình khoảng 6,6 m, khoảng cách trồng hàng cách hàng lớn nhất là 8 m và thấp nhất khoảng 4 m. Khoảng cách trồng chiều dọc cây cách cây tương dối bằng khoảng cách với chiều ngang, khoảng cách trung bình cây cách cây trung bình khoảng 7,4 m, khoảng cách trồng cây cách cây lớn nhất là 9 m và thấp nhất khoảng 6 m. Theo Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng (2000) khoảng cách còn phù thuộc vào độ phì nhiêu của đất, có thể trồng khoảng cách 6-10 m. Do đó các nhà vườn cần bố trí khoảng cách trồng thích hợp hơn để cây thông thoáng và phát triển tốt. Mặt khác cũng tùy thuộc vào kiểu trồng nên khoảng cách trồng cần phải được kết hợp để dễ dàng cho việc chăm sóc. Đa số nông dân ở hai huyện trồng măng cụt hàng đôi theo kiểu nanh sấu, vì kiểu trồng này có ưu thế hơn về độ xén tỉa, nhận ánh sáng khi cây trưởng thành, tạo thuận lợi cho nhánh vươn rộng. Ngoài ra kiểu trồng này còn phù hợp với việc trồng mật độ dầy.

26

Bảng 3.4 Khoảng cách (m) và mật độ (cây/1000 m2) trồng cây măng cụt đƣợc đều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

Mô hình canh tác Huyện Cầu Kè

1. Mật độ trồng (cây/1000 m2 ) - Thấp nhất 12 - Cao nhất 27 - Trung bình±Sd 2. Khoảng cách trồng (m)  Chiều ngang 18,7± 3,7 - Thấp nhất 4,0 - Cao nhất 8,0 - Trung bình±Sd  Chiều dài 6,6 ± 1,3 - Thấp nhất 6 - Cao nhất 9 - Trung bình ± Sd 7,4± 1,0 n = 35 3.2.2 Mô hình canh tác

Qua kết quả điều tra (Bảng 3.5) cho thấy có 48,57% nông hộ với hình thức chuyên canh, có 51,43% trồng xen với loại cây ăn trái khác như: chôm chôm chiếm nhiều nhất là trong các cây trồng xen là 22,8%, bưởi, quýt chiếm 14,3%, chanh và cam chiếm 8,6%, dừa và nhãn chiếm tỉ lệ bằng nhau là 2,9%. Theo các hộ trồng xen canh cho biết do vườn hộ trước đây trồng chủ yếu là cây măng cụt, nhưng do cây măng cụt là loại cây lâu cho trái nên các hộ nơi đây trồng xen các loại cây khác nhằm lấy ngắn nuôi dài và tăng thêm thu nhập cho gia đình và hạn chế những rủi ro khi cây mận mất mùa. Tuy nhiên trồng xen cũng không gặp ít khó khăn trong quá trình chăm sóc măng cụt (xiết nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh…) và thu hoạch.

27

Bảng 3.5 Mô hình canh tác măng cụt đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014 Mô hình canh tác Tỷ lệ (%) 1.Chuyên canh 48,5 2. Xen canh 51,5  Chôm chôm 22,8  Bưởi, quýt 14,3  Chanh, cam 8,6  Dừa 2,9  Nhãn 2,9 n = 35

Hình 3.1 Tỉ lệ (%) số hộ trồng xen theo các loại cây trồng xen trên vƣờn cây măng cụt đƣợc điều tra tại huyên huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

3.3 Quy trình chăm sóc 3.3.1 Bón phân

Vai trò của đất đối với cây trồng không chỉ là giá đỡ của cây mà đây còn là nơi và cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi cây. Đất tốt cho cây phải có đủ 35% chất khoáng, 5% chất mùn, 30% nước và 30% không khí. Tính chất của đất sẽ theo đổi theo kỹ thuật bón phân và chăm sóc vườn của nông dân. Nếu nông dân chỉ bón phân hóa học không bón phân hửu cơ thì lượng mùn trong đất sẽ giảm nếu chỉ dùng phân phân hửu cơ thì không đủ dinh dưỡng cho cây.

Loại cây trồng xen

28% 17% 6% 6% 43% 1. Bưởi, quýt 2. Chanh, cam 3. Dừa 4. Nhãn 5. Chôm chôm

28

Cần phải bón phân kết hợp giữa phân hửu cơ và sử dụng cân đói phân hóa học để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, bảo vệ tính bền vững cho đất (Đào Thị Lệ Hằng, 2008 trích dẫn bởi Lê Tấn Tài, 2011).

3.3.1.1 Bón phân hữu cơ

Kết quả cho thấy việc bón phân hữu cơ cho cây măng cụt chưa được nhà vườn tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chưa thật sự quan tâm đúng mức, số hộ sử dụng phân hửu cơ bón cho cây chiếm tỉ lệ rất ít 11,4% trong tổng số hộ điều tra được. Loại phân hữu cơ được người dân nơi đây sử dụng chủ yếu là 2 loại phân, phân vi sinh và phân chuồng sau thu hoạch. Như vậy có tới 88,6% số hộ không sử dụng phân hữu cơ cho cây. Còn lại 11,4% sử dụng với phân vi sinh chiếm 8,5% và phân chuồng được ủ hoai chiếm 2,9%. Nhưng việc sử dụng phân hửu cơ chỉ mới được áp dụng vài năm gần đây hoặc sử dụng cách năm. Lượng phân hữu cơ bón vào đất thấp nhất là 2 kg/cây và cao nhất là 10 kg/cây với nhiều dạng phân hửu cơ khác nhau, chất lượng rất biến động. Theo ghi nhận của Đào Thị Lệ Hằng (2008) việc bón phân hữu cơ vào đất phải đi đôi với vôi. Hằng năm nông dân bón phân hữu cơ vào đất để tạo chất mùn làm tốt cho đất. Do đó, cần phải bón thêm vôi vào trong đất để chế biến chất dinh dưỡng trong từ đất làm thức ăn cho cây. Thế nhưng hầu hết nông dân tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đều không áp dụng biện pháp bón vôi và sử dụng phân hửu cơ rất ít. Có nhiều nguyên nhân người dân chưa sử dụng phân hữu cơ phổ biến vì nguồn cung cấp phân hữu cơ còn ít, giá thành còn cao, chiếm nhiều chi phí lao động để bón phân hữu cơ, chưa thấy được hiệu quả nhanh chóng hoặc do chất lượng phân hữu cơ trên thị trường chưa tốt…Do đó, phân vô cơ vẫn dược người dân sử dụng phổ biến nhất, do đặt tính dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, tất cả các vườn khảo sát trên địa bàn huyện đều sử dụng phân vô cơ. Lượng phân bón tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng nhà vườn, tuổi cây, đặt điểm thổ nhưỡng của từng khu vực, mô hình trồng, kinh tế của từng hộ và khả năng cho năng suất của vườn.

29

Bảng 3.6 Tỉ lệ (%) nông hộ sử dụng phân hữu cơ bón cho cây măng cụt sau thu hoạch và số lần bón phân (lần/vụ) tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

Phân hữu cơ Tỉ lệ (%)

1. Có sử dụng 11,4 2. Không sử dụng 88,6  Phân vi sinh 8,5  Phân chuồng 2,9 3. Số lần bón/vụ  1 100  2 0  3 0 n = 35 3.3.1.2 Bón phân hóa học

Bón phân là việc rất quan trọng cho cây vì không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây dẫn đến cây kém phát triển và ảnh hưởng đến khả năng sinh dưỡng, phát triển và khả năng cho trái của cây, nhưng tùy theo từng giai đoạn mà bổ sung lượng phân hợp lý.

3.3.1.3 Số lần bón

Nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây là cần thiết, nhưng tùy theo giai đoạn mà bổ sung hợp lý. Theo kết quả điều tra (Bảng 3.7) thì có 91,4% số hộ của huyện Cầu Kè bón phân cho cây ở giai đoạn sau thu hoạch nhằm giúp cây phục hồi sau thu hoạch và chuẩn bị ra đọt kế tiếp. Riêng ở giai đoạn ra hoa số hộ rất ít bón phân cho giai đoạn này, nên chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 17,1% trong các số hộ điều tra, vì trong giai đoạn này bón dư thừa phân có thể ra đọt thay vì ra hoa nên người dân ít chú trọng. Việc phân bón được chú trọng hơn ở giai đoạn khi cây ra trái với 65,7% trong giai đoạn nuôi trái lần một vì bón trong giai đoạn này rất cần thiết để giúp cây nuôi trái và tăng kích thước trái sau này.

Trong đó số hộ chia ra 1 lần bón/vụ chiếm 20% số hộ, chia 2 lần bón/vụ chiếm tỉ lệ cây nhất với 48,6% số hộ, chia 3 lần bón/vụ chiếm 25,7% số hộ và thấp nhất là 4 lần bón/vụ chiếm 5,7% số hộ.

30

Bản 3.7 Tỉ lệ (%) số hộ áp dụng kỹ thuật bón phân hóa học đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

Phân hóa học Tỉ lệ 1. Có sử dụng 100 2. Không sử dụng 0 3. Số lần bón cho vụ  1 lần/vụ 20,0  2 lần/vụ 48,6  3 lần/vụ 25,7  4 lần/vụ 5,7 4. Thời kì bón

 Sau thu hoạch (STH) 91,4

 Sau xử lý (SXL) 22,8  Nuôi hoa 17,1  Nuôi trái L1 65,7  Nuôi trái L2 25,7 n=35 3.3.1.4 Liều lượng và cách bón

Bón phân là việc rất quan trọng cho cây vì không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây dẫn đến cây kém phát triển ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng cho trái của cây, nhưng tùy theo từng giai đoạn mà bổ sung lượng phân hợp lý.

Phân đạm

Qua bảng 3.8 ta thấy lượng phân đạm luôn được chú ý vào giai đoạn phục hồi phục hồi dinh dưỡng sau khi thu hoạch và sau khi xử lí ra hoa. Phân đạm góp phần cung cấp dưỡng chất giúp cây phát triển cành lá. Việc chia lượng phân bón ra nhiều lần giúp cây măng cụt hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, trong giai đoạn phát triển trái còn nhỏ nên chú ý đến lượng phân đạm để phát triển trái và giảm tỉ lệ rụng trái non. Theo kết quả Bảng 3.8 tỷ lệ N : P2O5 : K2O sử dụng sau thu hoạch là 7,6 : 8,6 : 1. Phân đạm góp phần cung cấp dưỡng chất giúp cây phát triển cành lá. Tuy nhiên cho thấy lượng phân đạm giảm dần từng giai đoạn sau thu hoạch đến giai đoạn nuôi trái nên có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, vì thiếu đạm trái nhỏ và nhạt màu.cũng không nên sử dụng quá nhiều phân đạm dễ dẫn đến hoang phí và khi làm bông sẽ khó đạt hiệu quả tốt.

Do đó bón cân đối lượng đạm, lân và kali cho cây ra đọt tốt sau thu hoạch là một trong những biện pháp quan trọng trong việc quyết định quá trình ra hoa của cây.

31

Phân lân

Đối với cây đang ở thời kì cho trái cần thiết bón phân lân để cây phân hóa mầm hoa, lân còn có tác dụng hổ trợ cây hâp thu hiệu quả các nguyên tố vi lượng khác, giúp tăng phẩm chất trái. Nếu thiếu lân sẽ làm giảm hình thành hoa và kết trái, trái ít nước, chua. Qua bảng 3.8 cho thấy nhà vườn đã chú ý bón phân vào những giai đoạn cần thiết như xử lí ra hoa (tỉ lệ 2,6:4,1:1,0) và giai đoan nuôi trái (1,0:1,5:1,3) vì trong giai đoạn này cây rất cần lân để thúc đẩy hình thành mầm hoa.

Phân Kali

Phân Kali giúp tăng cường vận chuyển các sản phẩm quang hợp trong cây về nơi dữ trữ vì giúp tăng cường phẩm chất trái. Do đó, khi đó khi cây mang trái cần bón đủ kali để có trái ngon. Qua bảng 3.8 cho thấy lượng Kali cũng được tăng cường vào các giai đoạn nuôi trái lần 1 (tỉ lệ 1,0:1,5:1,3) và lần 2 (tỉ lệ 1,0:1,0:1,4). Trong giai đoạn nuôi hoa (tỉ lệ 1,0:1,0:2,3) lượng Kali bón cho cây khá cao đều này gây cho cây hấp thụ lượng lân bón vào bị hạn chế và làm giảm sự hình thành mầm hoa cho cây. Qua đây ta có thể thấy nhà vườn đã biết giai tăng chất lượng trái qua việc cung cấp Kali vào những giai đoạn cuối và khoảng một tháng trước thu hoạch.

Bảng 3.8 Liều lƣợng phân hóa học cho măng cụt ở từng thời kì sinh trƣởng đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

n = 35

3.3.2Tỉa cành, tạo tán

Đối với cây ăn trái hiện nay thì việc cắt tỉa cành là khâu quan trọng trong kỹ thuật canh tác. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) việc tỉa cành làm vườn cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển, lợi ích nữa là điều chỉnh cây có bộ khung theo ý muốn để thuận lợi cho việc chăm sóc. Đồng

Thời kì bón Liều lượng bón (g/cây) Tỷ lệ bón

N P2O5 K2O N P2O5 K2O Sau thu hoạch 837±0,96 948±0,60 110±0,20 7,6 8,6 1,0 Trước ra hoa 65±0,16 106±0,62 25±0,08 2,6 4,1 1,0 Nuôi hoa 21±0,05 21±0,34 47±0,12 1,0 1,0 2,3 Nuôi trái L1 221±0,36 351±0,93 278±0,57 1,0 1,5 1,3 Nuôi trái L2 63±0,13 63±0,13 91±0,166 1,0 1,0 1,4

32

thời tỉa cành còn là tiền đề cho sự ra hoa. Đa số nông dân chưa nhận thức được

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)