Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 57)

3.8.1Thu hoạch

Theo kết quả điều tra cây măng cụt bắt đầu cho trái từ năm thứ bảy trở đi. Trái có thể thu hoạch khi trái lên màu ửng hồng. Vào mùa thuận thì trái thu hoạch vào khoảng tháng 4-5 âm lịch. Nhưng vào chính vụ thì giá bán thường thấp hơn nhiều so với mùa nghịch. Do đó các hộ xử lý ra hoa mùa nghịch để thu hoạch được bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 tùy theo thời gian xử lý ra hoa của từng hộ, lúc này giá bán sẽ cao hơn. Theo các hộ nông dân cho biết thì trái thu hoạch được sau 3-3,5 tháng kể từ khi mầm hoa xuất hiện.

3.8.2 Năng suất và tiêu thụ

Qua kết quả điều tra năng suất trung bình tại huyện Cầu Kè trung bình là 77,29±40,55 kg/cây, năng suất cao nhất là 160 kg/cây và thấp nhất là 20 kg/cây. Qua kết quả điều tra cho thấy năng suất giữa các nhà vườn biến động rất lớn do năng suất phụ thuộc vào các xử lý ra hoa cũng như chăm sóc của từng hộ. Ngoài ra năng suất còn phụ thuộc vào thời tiết và xì mủ trái của thời điểm thu hoạch. Do đó cho năng suất qua từng đợt xử lý không ổn định.

Tại Cầu Kè thì năng suất cây đạt cao nhất vào tháng 4-5 âm lịch cụ thể năng suất trung bình là 60 kg/cây, còn năng suất thấp nhất là vào dầu tháng 2-3 âm lịch với năng suất trung bình là 5 kg/cây. Do huyện Cầu Kè chưa có biện pháp xử lí ra hoa ổn định vào mùa nghịch nên năng đạt chưa được cao vào tháng 2-3 âm lịch. Vì vậy nên suất cao chủ yếu thu hoạch vào mùa thuận.

Qua hình (3.18) ta thấy giá măng cụt trong năm rất biến động, giá bán cao nhất khoảng 50-55 ngàn/kg vào khoảng tháng 2-3 âm lịch (mùa nghịch), giá bán thấp nhất khoảng 12-14 ngàn/kg vào khoảng tháng 6-7 âm lịch (mùa thuận). Vào thời điểm mùa thuận giá bán thấp là do cây không cần xử lý cây vẫn ra trái, số lượng sản phẩm trên thị trường nhiều nhưng so với mùa nghịch thì sản lượng măng cụt tại các vườn ít lại nên giá măng cụt vào thời điểm này tăng cao . Qua kết quả điều tra thì đa số nông dân tại huyện Cầu Kè bán măng cụt tại vườn nên giá bán thường thấp hơn khi chở đến vựa. Tuy nhiên do sản xuất còn nhỏ lẻ chưa tập trung và phân tán nên giá bán chưa cao. Song song đó hiện nay do nhu cầu của thị trường đòi hỏi mẫu mã bên ngoài đẹp, cũng như là việc tập trung sản phẩm để quyết định giá cả. Các chủ vườn cần xem xét lại kỹ thuật trồng và chăm sóc như thế nào cho tốt để đảm bảo cây sinh trưởng tốt trái ngon đẹp phù hợp với yêu cầu của thị trường người tiêu dùng. Ngoài ra nông

44

dân nên trực tiếp thu mua, tiêu thụ sản phẩm do chính họ làm ra, giảm bớt khâu trung gian để tăng thêm lợi nhuận cho người làm vườn.

Bảng 3.17 Năng suất măng cụt đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

Chỉ tiêu Năng suất/cây/năm Giá bán

Trung bình ± Sd 77,29 ± 40,59 16,43 ± 1,87

Cao nhất 160 55.000 VNĐ

Thấp nhất 20 14.000 VNĐ

n = 35

Hình 3.8 Thể hiện năng suất trung bình và giá bán trung bình của măng cụt từ tháng 2 đến tháng 7 (al) tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh năm 2014

Theo kết quả điều tra cây măng cụt bắt đầu cho trái từ năm thứ bảy trở về sau. Trái có thể thu hoạch khi trái lên màu ửng hồng. Vào mùa thuận thì trái thu hoạch vào khoảng tháng 4-5 âm lịch. Nhưng vào chính vụ thì giá bán thường thấp hơn nhiều so với mùa nghịch. Do đó các hộ xử lý ra hoa mùa nghịch để thu hoạch được bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 tùy theo thời gian xử lý ra hoa.

45

3.9 Thuận lợi và khó khăn

Qua kết quả điều tra thì đa số nông dân cho rằng măng cụt là cây dễ trồng phù hợp trên nhiều loại đất, ít sâu bệnh và dễ dàng nhân giống bằng phương pháp ương hột. Nhưng khó khăn lớn nhất của các nhà vườn là rất khó trong việc điều khiển ra hoa nghịch vụ cho cây vì đây là giống cây khó xử lí ra hoa còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết nếu khi xử lý ra hoa mà gặp mưa thì cây sẽ không đạt kết quả cao, hiện nay có nhiều nghiên cứu về xử lí ra hoa sớm giống này, nhưng chưa có một quy trình cụ thể. Mặt khác do nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật xử lý ra hoa nên gặp khó khăn trong việc sử dụng thuốc kích thích ra hoa. Song song đó thì trong kỹ thuật chăm sóc vườn chưa được quan tâm đúng mức trong khâu tạo tán và bón phân hợp lý cho cây theo từng giai đoạn.

Ngoài ra tại Cầu Kè thì nông dân cho biết vào mùa thuận thì bị sâu vẽ bùa và hiện tượng xì mủ trái gây hại đáng kể làm giảm chất lượng trái và năng suất. Bên cạnh đó thì huyện Cầu Kè chưa cơ sở sản xuất giống đạt chất lượng, do đó người dân chủ yếu mua giống trôi nổi hoặc tự nhân giống để trồng.

47

TÓM TẮT QUY TRÌNH XỬ LÝ RA HOA TRÊN CÂY MĂNG CỤT Giai đoạn

(tháng dl)

Quá trình

phát triển Công việc cần làm

Tháng 7 Thu hoạch xong

Tỉa cành tạo tán, bón phân lần 1 tỉ lệ (2;2;1), tưới nước đều (2-3 lần/ngày) giúp cây măng cụt ra đọt tập trung (trong vòng 15 đến 20 ngày) tức là ở giữa tháng 8 dương lịch.

Chú ý: việc tỉa cành và bón phân hoàn tất trong vòng 7 ngày

Tháng 8 Cây ra đọt non

Phun thuốc trừ sâu, bệnh (vẽ bùa, nhện,câu cấu ăn lá)

Khi đọt non được 5 tuần (35 ngày), BPL2 tỉ lệ NPK=1;3;3

Tháng 9 - 10 Kích thích ra hoa

Xiết nước để tạo khô hạn 30-90 ngày, khoảng 3 tuần khô hạn khi thấy lá héo. Tiến hành tưới nước thật đẫm trở lại 2 lần, lần 1 cách lần 2 không quá 1 tuần và tưới ẩm cho các lần sau. Nếu trong vòng 15 – 20 ngày không thấy mầm hoa xuất hiện lại tiếp tục tạo khô hạn như vậy đến khi cây ra hoa.

Tháng 11 Cây nhú chồi hoa

Sau khi tưới nước khoảng 15 - 20 sẽ nhú chồi hoa và khoảng 30 - 45 ngày (tháng 12) hoa nở. Phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh

Tháng 12 Hoa nở Bón phân lần sau khi hoa nở 15 ngày, tưới nước đều đặn không tưới nước nhiều.

Tháng 1 Đậu trái Trái đậu 2 tuần, bón phân lần 3 Phun thuốc trừ sâu bệnh

Tháng 2 - 3 Rụng trái Đậu trái khoảng 2 tuần, thì cây bắt đầu rụng trái non, hạn chế tưới nước cho cây, và kết hợp bón phân nuôi trái

Tháng 4 - 6 Trái lớn và thu hoạch

48

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận

Thiết kế vườn: Tại huyện Cầu Kè có 100% số vườn quản lý được nguồn nước tưới nên không bị ngập vào tháng 8-9 âm lịch.

Chăm sóc: Tại huyện Cầu Kè chỉ có khoảng 11% hộ sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây vào thời kì sau thu hoạch. Phân hóa học được bón theo từng giai đoạn sinh trưởng với tổng lượng phân N:P:K cả năm là: 1207:1489:551 với tỷ lệ 2,2:2,7:1,0 và chủ yếu cung cấp phân cho cây qua đất và không sử dụng phân bón lá.

Xử lý ra hoa: Trong điều kiện tự nhiên của Cầu Kè cho thấy măng cụt ra hoa tự nhiên và khoảng tháng 12 đến tháng 1 (al), ra hoa không đồng loạt, chia ra nhiều đợt (2,3 đợt/năm). Biện pháp xử lí ra hoa có khoảng (80%) hộ dân áp dụng biện pháp ra hoa mùa nghịch còn lại khoảng (20%) do trồng xen với chôm nên không xiết nước vì sợ ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chôm chôm. Biện pháp người dân áp dụng nhiều nhất là xiết nước kết hợp bón phân (62,96%), xiết nước (25,93%), bón phân (11,11%). Nông dân bắt đầu xiết nước từ tháng 8 (al) và xiết nước khoảng 30 thì lại cho nước vào mương. Cách xiết nước của nông dân chưa có hiệu quả, cây măng cụt vẫn ra hoa vào tháng 12 đến tháng 1 (al). Vì vậy biệt pháp xiết nước của nông dân không có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây măng cụt.

Tuổi cây măng cụt càng cao thì tỷ lệ ra hoa càng nhiều nhưng năng suất sẽ giảm do hiện tượng rụng trái non. Ngoài ra phân bón cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất cây măng cụt

Sâu bệnh: 100% vườn măng cụt đều bị sâu vẽ bùa gây hại vào suốt vụ. Nhà vườn phòng sâu vẽ bùa bằng phương pháp bao bằng biện pháp hóa học. Về bệnh hại trên măng cụt thì có bệnh chảy mủ vàng trên trái và đốm lá vào mùa mưa nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

49

4.2 Đề nghị

Nên trồng thành những vườn chuyên canh để thuận lợi cho việc quản lý, hướng dẫn nông dân cần chú ý vấn đề phân bón, sâu bệnh, xử lí ra hoa để đạt năng suất cao hơn.

Nên xử dụng màng phủ Plastic trong xử lí ra hoa nhằm tạo thêm sự khô hạn và tránh được trời mưa khi xiết nước.

Tiến hành khảo sát thêm một số vùng lân cận về các biện pháp xử lý ra hoa để có kết luận chính xác hơn.

Cần nghiên cứu về hiện tượng cho trái cách năm trên cây măng cụt và biện pháp khắc phục hiện tượng này từ đó phổ biến rộng rãi cho nông dân để hạn chế sự tụt giảm về diện tích canh tác măng cụt.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp XLRH lên sự ra hoa trên giống măng cụt ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh để góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình XLRH trên cây măng cụt.

50

Erickson, E. H. and A. H. Atomwidjoj, 2001. Mangosteen. Gracinia mangostana. L. Family Clusaceaa (Gutteraceaa):169-172

Gonzalez, L. G and Q. A. Anoos, 1951. The Growth Beehavior of Mangosteen anfd Its Graft - Affinity with Some Relatives. Philippines. Agricuture. Horn, C. L, 1940. Stimilation of Grwoth in Juvenile Mangosteen. Plants. J.

Agric. Res. 61: 397-400.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0_Vinh, truy cập ngày 20/10/2014. HUME, E.P, 1947. Difficulties in Mangosteen Culture. Trop. Agric. Cited in

Malayan Agric. J.

Lê Bảo Long, 2006. Xử lý ra hoa sớm và hạn chế rụng trái non trên cây măng cụt (Garcinia mangostana L.). Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp. Trường đại học Cần Thơ, 92 tr.

Lê Đình Tấn Tài, 2011. Biện Pháp cải thiện năng suất trái măng cụt (Garcinia mangostana Linn.) và sự chảy nhựa trái tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Luận án Thạc sĩ Khoa học Nông Nghiệp chuyên ngành Khoa học Đất, Trường ĐHCT. 64 tr.

MAI XUÂN TRÚC, 2006. Thâm canh măng cụt rải vụ.

http://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/TinTuc/khoahockt/Lists/Posts/Post. aspx?CategoryId=1&ItemID=93&PublishedDate=2013-02-

01T14:55:00Z, truy cập ngày 20/10/2014.

Nguyễn An Đệ, Nguyễn Văn Hùng , Mai Văn Trị và Bùi xuân khôi, 2004. Kết quả bước đầu theo dõi tập tính ra hoa của các cành và ảnh hưởng của các biện pháp tỉa cành đến năng suất, phẩm chất quả măng cụt trên vùng đất phù sa ven sông miền Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghê rau-quả 2002-2003, viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 209-217.

Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình cây ăn trái. Nhà xuất bản ĐHCT. 205 tr.

Nguyễn Minh Hoàng, 2008. Điều tra, khảo sát và nhận diện trái măng cụt (Garcinia mangostana L.) bị xì mủ ở Bến Tre và Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ ngành Trồng Trọt. Trường ĐHCT. 61 tr.

Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây và các vấn đề liên quan. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội 37 tr.

Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005. Kỹ thuật trồng và thăm canh cây măng cụt. Nhà Xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 39 tr.

51

Nguyễn Văn Thơ, Lê Thị Khỏe, Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu, 2004. Ảnh hưởng các nồng độ Thiourea và Urea đến sợ ra đọt non của cây măng cụt (Garcinia mangostana L.). Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau-quả 2002-2003, viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh, trang 183-191.

Nguyễn Văn Thơ, Lê Thị Khỏe, Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu, 2004. Ảnh hưởng các nồng độ Thiourea và Urea đến sợ ra đọt non của cây măng cụt (Garcinia mangostana L.). Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau-quả 2003-2004, viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh, trang 195-207.

Osman and Abd. Rahman Milan (2006) Mangosteen - Garcinia mangostana, Southampton Centre for Underutilised Crops, University os Southampton, Southampton, UK.

Palma GIL. O. J and AL, 1972 Mangosteen (Gracinia mangostana. L.). In Cultural Directions for Philippines Agricultural Crop. Vol. 1 Fruits: 169- 172.

Phạm Thành Lợi, 2008. Khảo sát hình thái mầm chồi và khả năng kích thích ra chồi trên măng cụt (Garcinia mangostana L.) trong giai đoạn cây tơ tại Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ ngành Trồng Trọt. Trường ĐHCT. 57 tr.

Popenoe, W, 1928. The Mangostenin. J. Hered. 19: 537-545.

Sdoodee, S. and R. Chiarawipa, Fruit splitting occurrence of Shogun mandarin (Citrus reticulata Blanco cv. Shogun) in southern Thailand and alleviation by calcium and boron sprays, Songklanakarin J. Sici. Technol. 27(4):719- 730.

Trần Thượng Tuấn, Lê Thanh Phong, Dương Minh, Trần Văn Hòa và Nguyễn Bảo Vệ, 1994. Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long, tập 1. Sở khoa học Công nghệ và môi trường An Giang, trang 172-181.

Trần Văn Hâu, 2008. Giáo trình xử lý ra hoa. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. 314 tr.

Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000. Kỹ thuật trồng măng cụt nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội. 63 tr.

Veirheij, E. W. M and R. E. Cornel, 1972. Prosea Plant Resoures of South Esia. 2. Endible Fruits and Nuts. Bagor Indonesia:238-240.

52

Vũ Công Hậu, 2000. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 293-301.

Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm và Hoàng Minh Tấn, 1998. Sinh lý thực vật. Nhà Xuất bản Giáo dục, trang 224-232.

Wester, O. J. 1915, Vegetable Propagation of Tropical Fruits. Philip. Agric, Rev.8: 238-240.

Yaacob and Tindall, 1995. Mangosteen Cultivation. FAO Plant Production and Protection Division:54-55.

PHỤC CHƢƠNG

Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam BM Khoa Học Cây Trồng Độc lập - Tự do - Hạnhphúc Mã số:……….. Ngày...tháng...năm 2014

PHIẾU ĐIỀU TRA

KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA MĂNG CỤT I. Đặc điểm vƣờn

 Họ và tên chủ vườn:……… Số điện thoại:………. .

 Địa chỉ: Ấp…………...Xã……….Huyện……. ….Tỉnh………….

 Loại đất ………Nước như thế nào? ...

 Tuổi vườn……… Tuổi cây………

 Số cây/1.000 m2………... Diện tích (m2) Số cây trong vườn Phương pháp

nhân giống Kích thước (m)

Khoảng cách trồng (m x m)

Đê bao (Có/không) Hột Chiết Mương Liếp

Mô hình canh tác: Độc canh  Xen canh 

o Loại cây trồng xen ...

o Khoảng cách trồng:

 Khoảng cách măng cụt x cây xen ...

 Khoảng cách cây xen x cây xen...

Vẽ sơ đồ bố trí cây trồng

II. Chăm sóc sau thu hoạch

 Thời gian thu hoạch mùa trước………...

 Sau khi thu hoạch làm gì?

o Tỉa cành: Có  Không 

 Thời điểm nào?………

 Tỉa cành để làm gì?...

 Cách tỉa………

 Loại phân………

 Liều lượng………

 Cách bón………

 Phân bón lá: Có  Không   Loại phân:……….

III. Biện pháp xử lý ra hoa Có  Không  1. Nếu không xử lý ra hoa, xin cho biết: Mùa ra hoa tự nhiên Thời gian thu hoạch Số đợt ra hoa Tỉ lệ ra hoa theo từng đợt(%) (kg/cây) theo từng Năng suất trái đợt 2. Nếu có xử lý ra hoa, xin cho biết: - Thời điểm bắt đầu xử lý ra hoa:………

- Các bước chuẩn bị trước khi XLRH: o Số cơi đọt:………. Đặc điểm cơi đọt:………

o Tuổi lá khi xử lý:……… ……….

Bón phân: Có  Không  Thời điểm Loại phân Liều lượng Cách bón Ghi chú Có sử dụng phân bón lá không? Có  Không   Loại gì?...

 Phun vào thời điểm nào?...

 Nồng độ/liều lượng………

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng xử lý ra hoa trên cây măng cụt (garcinia mangostana linn ) tại cù lao tân qui, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)